Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Âu Lạc Hồ Điệp Truyện

Chương 51: Khó




Chương 51: Khó

Tháng Giêng là tháng ăn chơi nhưng đấy là ở đẩu đâu chứ ở cái xứ Âu Lạc thời này thì không có chuyện chơi bời gì hết. Đây là lúc để gieo mạ đấy, không đi làm đồng mà để quá vụ thì cuối năm hết gạo có mà cạp đất mà ăn.

Bên trên các Âu các Lang đánh nhau ầm ầm bên dưới Tróc vẫn đi kiếm ăn bình thường. Từ trước nay đã vậy rồi, chiến đấu không phải việc của họ cần quan tâm.

Ngay sau khi thu hoạch được vài ngày là nông dân đã phải ra ruộng tranh thủ đất vẫn còn ẩm cày ải rồi phơi đất để vào đầu tháng giêng có thể đi bừa.

Cày ải và phơi đất là một giải pháp kỹ thuật ưu việt đem lại nhiều lợi ích như cải tạo hệ vi sinh vật trong đất, tăng cường lượng oxy trong đất, có tác dụng giải phóng chất khí độc có hại cho cây trồng như H2S, CH4. Đồng thời tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật háo khí hoạt động, giúp cho quá trình khoáng hóa các chất dinh dưỡng xảy ra được thuận lợi và làm đất tơi xốp.

Công đoạn này cũng giúp vùi gốc rạ khử chua đồng ruộng, nâng cao độ phì nhiêu cho đất, đồng thời diệt mầm bệnh, nhất là rầy nâu và bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Để làm việc này thì cần một lưỡi đồng đủ chất lượng để có lật các lớp đất mặt thành luống, với tỉ lệ 8 phần đồng pha thêm 1 phền kẽm và 1 phần chì khiến cho lưỡi cày có tính chất cứng nhưng không hề giòn quá đủ đáp ứng yêu cầu trên.

Rồi khi tháng giêng đến với những cơn mưa xuân đầu tiên giúp đất mềm hơn là lúc hai công đoạn cày và bừa.

Việc khó lúc này là làm sao để ruộng có đủ nước, những diện tích canh tác trước kia đều đã được cải tạo thủy lợi bằng các hệ thống mương máng rồi nhưng chỗ đất mới khai hoang mới đang gặp vấn đề thiếu nước trầm trọng.

Bây giờ mới đào mương dẫn nước đã là quá muộn cho việc cấy rồi nên giải pháp Phủ đưa ra là trồng tạm cây khoai từ.

Loại này thường mọc hoang trong rừng khá nhiều củ bằng 2 đến 3 ngón tay là thức ăn quen thuộc của những người đi rừng đấy. Lấy dây từ rồi vùi xuống đất, thêm mấy cành cây còn lại trong quá trình khai hoang làm dàn leo là được rồi.

Tất nhiên đây chỉ là cách giải quyết tạm thời áp dụng ở các phần đất chưa thể đào mương dẫn nước đến chứ khoai từ tuyệt đối không thể thành cây chủ lực được đâu ạ.



Phần lớn diện tích canh tác hiện giờ vẫn phải gắn liền với cây lúa nước.

Năm nay thời tiết hơi lạnh nhưng không sao, bước chân xuống ruộng nước vẫn ấm lắm, các Tróc lại được cày cấy trên chính đất của mình nên hăng hái vô cùng.

Họ không có trâu nên chỉ có thể dùng chính sức người để kéo cày kèo bừa. Trâu hồi xưa thuộc về các Lang, Lang Việt Thường tuy diệt Lang cũ rồi, ngài nhân từ chỉ lấy vài con rồi giao lại trâu cho làng xử dụng chung nhưng cả trại mới chỉ có hơn chục con trâu thì bị các Âu dùng trước cả, đất của họ rộng lắm không biết đến bao giờ Tróc mới được dùng đây.

Khổ cực làm đất xong là lúc cấy lúa rồi, người Âu Lạc lúc này chưa biết việc reo mạ rồi nhổ lên trồng theo hàng theo cột để tăng năng suất. Họ lấy trực tiếp thóc giống sau khi đã ngâm nước ấm ủ cho nảy mầm rễ ném thẳng xuống ruộng.

kỹ thuật trồng lúa thời gian này vẫn còn nhiều hạn chế, để được các quy trình như hiện đại thì người Việt đã mất hàng ngàn năm để cải tiến.

Hiện thì vùng đất mà Phủ thực quản có một ải tiết vượt bậc so với thời đại đó là phân ủ, những mẻ shit nóng hổi từ mấy tháng trước đã được mang đi bón ruộng ngon lành rồi.

Tất nhiên là lúc đầu người dân còn bán tín bán nghi, nhưng Phủ thực nghiệm trong những tháng phơi ải trồng trước hai mảnh lúa trái mùa một bên bón phân bên kia không thêm gì.

Kết quả ai cũng trợn mắt há mồm, mạ bên được bón phân phát triển nhanh hơn nhiều lá ra đều hơn.

Phương pháp chứng minh này không khó khi chỉ mất một tháng để làm nên việc phổ biến vụ phân bón cho toàn dân khá dễ dàng.

Sau đấy đúng kiểu nhà nhà tranh phân, giấu shit như giấu bảo vật, đứa nào mà động đến cái hố phân sau nhà là liều mạng với đứa đó.

Mà chả biết đứa nào nghĩ ra cái học thuyết phân của các Âu các Lang sẽ cho ra hàng chất lượng hơn nữa chứ, mấy thằng láu cá lấy c*t thường rồi mang đi bán kêu đấy là hàng quý tộc….hết biết.



Vì đang bận chuyện nông nghiệp nên cái kế hoạch xây thành đắp lũy gì đó của Bạch Công Phủ đành phải đắp chiếu chờ đến lúc nông nhàn.

Còn bao giờ nhàn thì không có biết.

Còn việc huy động q·uân đ·ội để xây thì lại càng xa vời, 4 tháng phát triển tích cực tuyển quân bây giờ hắn có đầy đủ lính cho 1 Legion và 17 Century tức là hơn 6700 quân. Tỉ lệ đi lính chiếm đến hơn 11% dân số trong vùng thực quản, nhìn thì tưởng là hợp lí nhưng không phải.

Đội quân của Bạch Công Phủ là quân chính quy thường trực được trả lương đàng hoàng, 1 lính trơn lĩnh 15kg gạo 1 tháng, Tesserarius lương gấp rưỡi, Optio gấp đôi,… cứ vậy mà tính lên thì một tháng chỉ trả lương không cũng tốn đến 140 tấn gạo rồi.

Đã thế số lương kia còn không được tính vào số thức ăn hàng ngày đâu.

Tiêu hao kinh khủng là vậy nhưng Phủ vẫn thấy lực lượng quân sự đang giật gấu bá vai, khu vực phía Bắc tuy đang loạn cào cào nhưng ai biết một ngày đẹp giời nào đó Triệu Đà quyết định cử thêm quân. Đừng quên dãy Tam Điệp rồi, bất cứ lúc nào Nam Việt cũng có thể tràn vào Cửu Chân.

Cửu Chân hoàn toàn bị bình định thì mục tiêu tiếp theo khỏi nói cũng biết là ai.

Mà chưa cần thế thì 5 ngàn quân gốc Tần cùng 3 ngàn lính bản địa do Lục Điểm nắm giữ tại Thiệu Hóa cũng là một mỗi họa rồi.

Dương gia cùng Lê gia phải liên minh với nhau mới tạo được thế tạm cân bằng tại Cửu Chân đấy.

Tất nhiên là đứng đằng sau đấy vẫn có bóng dáng của tên nào đó bán v·ũ k·hí sắt cho hai nhà này để đổi lấy lương thực.

Tất nhiên là chỉ bán v·ũ k·hí sắt loại không ủ muội than và số lần rèn gõ còn ít nên vẫn nhiều sỉ tạp chất chỉ bền hơn v·ũ k·hí đồng một chút nhưng hai nhà Lê, Dương vẫn phải cảm ơn rối rít.



Hàng từ Việt Thường mang đi suất khẩu tuy làm bố láo nhưng dùng quy trình Bloomery nê đây là sắt non, vẫn xịn hơn mấy món v·ũ k·hí làm từ gang của mấy ông Nam Việt.

Giá cả sơ sơ 1 mũi giáo sắt đổi nửa tạ gạo không thương lượng, cơ mà Phủ đánh giá hơi thấp độ chịu chi của dân Cửu Chân, họ có sông Mã bồi dưỡng lên những khu vực màu mỡ để trồng lúa nên thóc gạo đề huề, ngay trong tháng 12 đã đặt hàng 3 ngàn v·ũ k·hí chia đều cho 2 nhà đổi lấy gần 800 tấn gạo cùng gà lợn trâu các kiểu.

Túm cái váy lại là Cửu Chân chưa yên thì 25 Century đóng tại Hoài Hoan là không thể bỏ đi đâu cả, biến là phải can thiệp ngay.

Bên Cửu Đức 26 Century cũng bận rộn chả kém, chia nhau ra gồng mình chống lại các cuộc làm loạn.

Đấy là còn may sau trận Đô Lương dân Mường không dám xuống miền xuôi quạy phá mà ngoan ngoãn ở trên núi cần gì mới mò xuống trao đổi rồi.

Bạch Công Phủ muốn thò tay khống chế đám này lắm vì theo tính toán dân Mường ở ba bộ cũng phải đến hơn hai vạn người. Nhưng chuyện nhà chưa xong đã nghĩ đến việc đi đánh người ta thì chỉ có bọn ngáo mới làm.

Cấm muối cũng không ăn thua, dăm bữa nửa tháng lại có người mang muối lậu lên bán cho bọn này, chém nhiều thằng rồi nhưng tình trạng này vẫn chưa có giảm. Vẫn là thiếu nhân lực để kiểm soát a.

Ngay như đất tổ Việt Thường cũng chỉ còn 16 Century đồn trú, mặc dù khu này không có ai phản nhưng thung lũng Hương Khê toàn dân Mường ở ngay bên cạnh lại thêm ông hàng xóm phía nam dăm bữa nửa tháng lại dong thuyền đi làm hải tặc thì con số này đang là hơi ít.

Túm cái váy lại là q·uân đ·ội ở đâu thì bị đính chặt ở đấy không có dư để đi xây thành xây lũy.

“Anh…anh họ, có thuyền, có thuyền tới!”

Phủ đang miên man suy nghĩ thì thằng Báo lắp bắp chạy về báo tin.

“Tới rồi à?” Phủ cười tươi roi rói.

Hắn chờ tin này lâu lắm rồi đấy.