Chương 48: Tiếc của
Bạch Công Phủ nhận được thư của Chắm thì cuống cuồng vất lại quyền chỉ huy cho Bạch Công Cáo rồi cùng thân binh cưỡi ngựa ra Hoài Hoan. Lúc này Hoài Hoan đang nguy cấp lắm rồi. Còn vì sao nguy cấp ư. Nguyên nhân không ở Lục Điểm quân Nam Việt mà là ở chính đám người Lạc Việt các phe thế lực .
Vùng Cửu Chân sau khi Triệu Xuân cùng chủ lực rút đi rồi thì loạn lắm. Dương gia bây giờ hiện hình từ chó canh cửa thành chó trộm gà rồi. Tức là bọn hắn đang lắm le từ một đám bám đuôi Nam Việt lúc này nhe ra nanh vuốt muốn nuốt các nơi.
Tuy hang ổ Dương gia ở Vĩnh Lộc bị Phủ dọn dẹp một lần nhưng bọn này vẫn bảo tồn được lực lương quân sự đáng kể. Ngay khi đám Dương Đình Khả về đến nơi là bủa quân đi đánh chiếm cứ 3 vùng Vĩnh Lộc, Kim Tân, Ngọc Lặc và Bắc Yên Định
Sau trận Tam Điệp Triệu gia đúng là rất thảm, gần như bị diệt môn chỉ còn một nhóm nhỏ tộc nhân phiêu bạt tứ xứ, đất đai bị mất sạch.
Lê Gia may mắn hơn, họ là đội được cử đi tiếp viện An Dương Vương, lão lại họ đóng ở cổng nam Dốc Xây, nghe thấy có biến ở chỗ Triệu Trúc phát là chuồn thẳng nên đào thoát được.
Lê Chất gia chủ Lê gia sau khi chạy được về Triệu Sơn tuyên bố thuần phục Nam Việt chấp nhận nhả ra Nông Cống cùng Triệu Sơn chỉ giữ lại Lam Sơn và Thọ Xuân.
Cơ mà khi mới bỏ Nông Cống thì thằng Xuân lượn về Cổ Loa thì Lê Lượng em trai Lê Chất tuyên bố phân gia chiếm luôn Triệu Sơn.
Lê Chất đành gửi thư cho Lục Điểm bảo: “Thằng em tôi nó ngỗ nghịch, đại nhân thư thư vài tháng để tôi khuyên nó để tránh phải binh đao!”
Thiên hạ đều rõ mấy ông Lê gia diễn kịch xù kèo.
Lục Điểm lửa giận bừng bừng điểm gần 2 ngàn quân Nam Việt lại thêm 2 ngàn lính bản địa mới chiêu mộ hùng hùng hổ hổ hô đánh.
Dương gia phía bắc cũng hưởng ứng nhẹ nhàng điều 3 ngàn lính góp vui, cơ mà sao mấy ông lại đi lệch về phía Thiệu Hóa thế này?
Thế là Triệu Sơn sấm to mưa nhỏ Lục tướng quân đến dạo chơi được đúng nửa ngày nghe tin nhà có khách liền cuốn gói rút quân về.
Mà Nông Cống mới thu vào tay hắn cũng chả yên, quân Hoài Hoan lúc nào cũng từ trên núi Các nhìn chằm chằm xuống chỗ này.
Khu vực rừng núi Như Xuân, Thường Xuân, Như Thanh phía tây nam giáp Hoài Hoan vốn là thiên đường của người Mường rồi, họ không đánh ai thì chả ai động vào cái tổ ong bò vẽ này làm gì cho mệt.
Các thế lực phía bắc người nhìn ta, ta nhìn người như thế thì ai khiến Hoài Hoan nguy cấp đây?
Câu trả lời là dân tị nạn.
Nghe tin thua trận lại thêm được mấy ông chạy thoát từ Cổ Loa kể về cuộc sống địa ngục khu quân Nam Việt c·hiếm đ·óng thì ai chả sợ.
Cả làng cả tổng bỏ nhà đi bụi.
Mấy ông dân Bắc chạy vào Cửu Chân hồi tháng 7 chưa kịp ổn định cuộc sống giờ cũng chạy tiếp.
Đáng c·hết nhất là lúa cuối tháng 10 đầu tháng 11 mới thu hoạch được nên người dân mang theo không có bao nhiêu lương thực.
Hoài Hoan dân số tăng vọt lên đến gần 5 vạn người đói thối mồm hết với nhau.
Bạch Công Chắm lúc đầu cũng ra tay cứu trợ nhưng lương thực đâu phải hô biến là có, thóc đang thu hoạch cần phải mang ra sàng phơi chán mới ăn được.
Lại nói đất Hoài Hoan trước kia nuôi 2 vạn người còn chật vật chứ đừng nói đến việc hai lần rưỡi con số đó, thu hoạch xong có đổ cả thóc giống ra ăn chắc cũng chỉ trụ được vài tháng là lại đói.
Lang Đạo Hoài Hoan bắt đầu lời ra tiếng vào về vụ chồng của tộc trưởng bắt họ nộp lương nuôi đám người tị nạn rồi đấy.
Hết cách, Bạch Công Chắm phải cầu viện đến anh họ.
Cơ mà Phủ hắn phải thánh quái đâu, cánh quân đi đánh Cửu Đức còn phải đang dùng c·hiến t·ranh nuôi c·hiến t·ranh lấy lương thực chiếm được từ bọn Lang Cửu Đức để duy trì kia kìa.
“Trước cứ để tao ra xem nguời dân thế nào đã!”
Hai anh em rồng rắn kéo nhau đi, phía tây Quỳnh Lưu bây giờ bạt ngàn nhà gỗ xây tạm bợ.
Vừa vào đến cái khu này Phủ đã phải nhăn mặt khó chịu rồi, mấy nay thời tiết mưa thường xuyên nên đường đi không khác bãi lầy là mấy.
Đã thế lại còn có mùi khai khai nữa chứ, mấy người tị nạn thường là đào một cái hố nhỏ ngay sau lán để giải quyết rồi lấp, mưa phát là ăn đủ.
Nghe xong thì Bạch Công Phủ hắn sót xa vì…tiếc a.
Nhớ lại một buổi sáng nọ ở Hoan Châu thời Lê Hoàn, khi hắn vừa ra khỏi lều còn ngáp ngắn ngáp dài thì tự nhiên thấy mùi thum thủm xộc thẳng vào mồm.
“Huệ!”
“Úi giồi thanh niên hoi chắc chưa bao giờ phải đi xin c*t à!” Thạch Khuê đứng bên cạnh bịt mũi trêu chọc.
“Không, không lẽ xin về ngửi à?” Phủ cũng bóp chặt mũi lại cho bớt mùi.
Đáp lại hắn là cái nhìn đúng kiểu đang thấy một thằng đần trước mặt của lão ngũ trưởng.
“À thì cháu trước giờ sống trên núi làm nên biết gì đâu…” Phủ cũng hơi xấu hổ cố giải thích.
“Để làm phân bón cây ấy.”
“Hả, eo thế thì ghê c·hết.” Bạch Công Phủ thấy hơi hơi ghê miệng rồi đấy, nói như vậy mấy bát cơm hắn ăn mấy ngày nay đều…
“Thằng ngáo này, nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống…” Thạch Khuê tự dưng phát cáu mà dạy cho hắn một bài.
Phân tươi sau khi được thu thì vất xuống hố sâu bằng chiều cao người lớn rộng 3 met, một lớp phân lại thêm một lớp dạ hay rơm tầm 10 cm đổ thêm 2 chục cân vôi bột rồi đảo đều lên.
Vừa đảo vừa tưới thêm nước để giữ ẩm, tốt nhất là khi nắm nhẹ nguyên liệu có nước rỉ qua kẽ tay.
Sau đấy là kiếm cái gì đó đậy lên cho kín rồi chờ 15 - 20 ngày là mang ra ruộng bón lúa bón cây gì thì tùy.
Phủ tất nhiên là không tin, hắn chạy qua hỏi đám nông dân thì cũng bị người ta nói y như thế.
Nhiều người khẳng định vậy thì chắc là tin chuẩn rồi.
“Ê Chắm, gọi người lại đây tao bảo…”
……
“Gì? Lấy c*t làm để bón cây á? Kh·iếp…” *Bốp* “Ai ui đừng đánh vào đầu.” Bạch Công Chắm cũng chả khác gì Phủ khi hỏi Thạch Khuê.
“Mày cứ đi làm cho anh, nhanh không tao đánh cho sưng đầu bây giờ.”
Chắm ôm đầu chạy biến.
Một lúc sau mấy trăm người theo chỉ dẫn của Phủ để chuẩn bị việc ủ phân, bây giờ chưa có nguyên liệu.
Vôi thì Phủ hắn biết thừa cách làm, đây là vật liệu xây dựng đấy đừng quên Phủ học ngành gì bên Roma.
Lấy củi, đá vôi gõ cho bằng một phần ba hoặc một phần tư nắm đấm rồi vất vào cái lò như lò làm sắt ấy nhưng to hơn nhiều, nung nửa ngày là được nhưng phải giữ cho lửa luôn to.
Cách lấy thì vẫn luôn luôn là đập lò ra.
Lúc này thì có vôi cục rồi, muốn vôi bột thì chịu khó lấy chày ra mà đập.
“Nghiêm cấm mấy thằng nghịch ngu đổ nước vào nhá!” Phủ phải dặn trước không mấy thằng lại muốn lò hạ nhiệt nhanh để khui bằng cách đổ nước vào.
Không nói thừa đâu, mấy vụ kiểu này từng sảy ra bên khu làm sắt rồi đấy.
Cơ mà mấy vạn người tập chung ở đây thế này mỗi người ị một bãi là ra mấy tấn một ngày tha hồ dùng.
Chỉ sợ là bọn họ không có gì để sản suất c*t thôi, dân đang đói mà.
“Lương thực trong kho còn đủ bao nhiều ngày nưa? Thu hoạch hết lúa chưa?...” Phủ hỏi con Khén một lèo, nó là tộc trưởng Hoài Hoan kiêm luôn người quản lý kho mà.
“Gạo trong kho thì đủ cho 1 tuần nữa anh ạ. Còn về lúa sắp thu hoạch thì…thì…” Khén hơi ấp úng.
“Thì àm sao?” Phủ hơi không hài lòng.
“Mới thống kê được xung quanh lãnh địa họ Huỳnh được thôi ạ. Mấy thằng lang đạo chúng nó đang cằn nhằn về vụ bọn em cấp lương cho nạn dân.” Chắm chen miêng vào, thằng này trong đầu đang mài dao xoèn xoẹt chuẩn bị đi đánh nhau rồi.
Nhưng trái với mong đợi, Phủ chỉ nói nhẹ một câu “Thế hả?” rồi thôi.
“Ơ?” Chắm có phần hơi hụt hẫng.
“Cứu với! Cứu với!” Bỗng nhiên lúc này có một thanh niên hoảng loạn cầu cứu.
Trên lưng anh ta là một cậu thanh niên đang thoi thóp mặt trắng bệnh đi vì thiếu máu, chỗ đáng nhẽ là tay trái giờ trống không chảy máu long tong.
“Lại bị cá sấu táp nữa à?” Một người dân gần đó lắc đầu ngao nhán, dân đói quá thì phải kiếm thêm cái ăn.
Có người hái rau dại, khỏe hơn chút thì cầm cung lên trên rừng đi săn.
Cơ mà cái khu vực đầm lầy hồ Vực Mẫu thì không ai dám bén mảng, chỗ ấy tuy rất rất nhiều cá nhưng nhiều nhất là cá sấu.
Vào đấy mất tay mất chân thậm chí là chuyện thường như cơm bữa, ngày nào cũng có mấy vụ kiểu này riết rồi người dân quen cả.
“Hử?” Phủ nhíu mày suy tư.
“Đúng rồi!” Hắn bật người dậy.
“Á!” Con Khén ở bên cạnh giật mình hét toáng lên.
Cơ mà Phủ hắn nào để ý đến em dâu, thằng này đang hưng phấn bừng bừng.
“Chắm, mày đi gọi bọn thợ rèn ra đây, chúng ta làm v·ũ k·hí.”
“Vâng, em đi ngay!” Chắm nghĩ rằng anh họ đổi ý muốn đi đấm mấy thằng lang đạo thì hí hừng chạy đi.