Chương 34: L’Aquila(2)
Từ Roma đến L’Aquila có gần không?
Không gần nhưng cũng chả xa, 60km nếu…đường chim bay, đi bộ thì quãng đường sẽ là gấp đôi con số đó.
Bằng 2 giờ đi bằng xe hơi chứ mấy.
Có điều đây là năm 984, chỉ có xe nhãn hiệu Căng Hải thôi, nhà giàu hơn thì cưỡi Ferrari chạy bằng cỏ.
Nhưng 8000 dân binh toàn bộ dùng ngựa? Chắc chỉ có đế chế Mông Cổ mấy trăm năm sau mới dám chơi sang như vậy.
Thiết lập chuỗi cung ứng cho 1 đạo quân 8000 người không đơn giản như việc đặt bút gõ gõ viết viết.
Mấy ông chém gió động tí là mấy chục vạn quân đi đấm nhau viễn chinh như đúng rồi, đã thử tính toán chưa?
Mỗi người 1 ngày trung bình ăn hết nửa kg lương thực, 8000 người hành quân 1 tuần cũng đi bay 28 tấn nếu trong điều kiện hoàn hảo. Thực tế phải gấp rưỡi con số trên là ít vì còn cả ngựa và bị hao hụt trong quá trình vận chuyển.
Lại nói 7 ngày các ông đi nổi bao nhiêu cây số? Như trong chiến dịch L’Aquila lần này thì trong thời gian ấy quân Roma chỉ đi được 70km. Đấy là còn may vì có đường xây dựng từ thời Cộng Hòa La Mã.
Mang theo 28-40 tấn lương thực chỉ đủ ăn có từng đấy, ăn hết lại phải vận lương từ Roma đến.
Hay rồi, người vận chuyển cũng cần ăn, lính canh ở bên đường để đảm bảo tuyến vận lương không b·ị đ·ánh cũng cần ăn, ngựa để kéo xe cũng cần ăn.
0.5kg khẩu phần 1 ngày đến tay người lính ở tiền tuyến khéo bay đến 3 kg trong quá trình vận chuyển.
Lại có kẻ điên bảo sao sao không để người lính mang nhiều lương thực hơn một chút để giảm tải cho hậu cần. Điều này là không thể, người lính chỉ có thể mang 2-3 ngày lương thực, bởi lẽ đây là c·hiến t·ranh v·ũ k·hí lạnh, v·ũ k·hí trang bị của lính đã quá nặng nề, không thể mang theo quá nhiều gánh nặng khác. Vả lại để đảm bảo sức khỏe cho binh sĩ, một ngày chỉ có thể đi 20-25km thôi.
Đấy là vấn đề lương lương thực, còn chưa tính đến ti tỉ thứ khác như quần áo, v·ũ k·hí,… cho nên hậu cần cho q·uân đ·ội thời này thực tế là vấn đề đau đầu cùng mệt mỏi.
Ví dụ hành quân trong thời tiết mưa tuyết ai dám cho lính đi mỗi dép cỏ không? Đến nơi là cưa chân cả lũ vì bị hoại tử chứ đánh đấm gì nữa.
Phải có ủng, ừ thì Roma không kịp trang bị thì cũng phải dùng dép cỏ với mảnh vải dày quấn chân giữ ấm.
Đường núi lại hao dép kinh khủng, 2 ngày 1 đôi, 7 ngày là đi bay 16 ngàn đôi dép.
Kể lể mấy con số này không phải là để cà khịa ai mà là để giải thích cho quyết định cho quân băng qua cái hẻm núi nhìn là biết có mai phục của Crescentius ngay khi thấy cơn mưa tuyết có dấu hiệu suy yếu.
Áp lực từ việc ai đến L’Aquila trước, áp lực từ mấy báo cáo khóc lóc của bộ phận hậu cần khiến lão bắt buộc phải làm vậy.
2000 quân tiên phong đi trước, đại quân còn lại đi chậm hơn 1 giờ.
Đúng như dự đoán, quân Roma bị phục kích đánh cho tan nát.
Bên L’Aquila chọn đội tiên phong làm mục tiêu luôn chứ không đợi 6000 quân phía sau.
Chuyện gì đã xảy ra?
Khi quân đoàn tiên phong đi vào hẻm tầm nửa ngày tiếng mọi chuyện vẫn ổn, mặc dù cách hai đường tầm 10 m là rừng thông rậm rạp tạo cảm giác rất âm u ghê người.
2000 cặp mắt láo liếc nhìn xung quanh đề phòng bị tập kích, bọn họ luôn chuẩn bị cho tư thế bị phục kích bất ngờ.
Không khí căng như dây đàn.
Hai đội 12 và 13 đi giữa trung quân nhìn thì có vẻ an toàn đấy nhưng đây mới là nơi kẻ địch hay nhắm vào nếu muốn xé đội hình con rắn của đối phương.
Điều này được Bạch Công Phủ đúc kết ra sau lần đánh phục kích Nhâm Hàu.
Cơn ác mộng chỉ thực sự diễn ra vào buổi chiều.
Mấy ngày hôm trước bầu trời còn bị che đi bởi những đám mây mùa đông dày nhưng giờ thì chúng đi đâu mất, ánh mắt trời chiếu rọi.
Rất ấm áp, nhưng nó chỉ là cái bẫy c·hết chóc của tự nhiên.
Một số người sau nguyên buổi sáng đi dưới nắng thì bắt đầu xuất hiện vấn đê về mắt.
Bệnh mù tuyết.
Toàn quân tiên phong hoang mang, họ buộc phải nghỉ lại tại một khu vực trống trải hai bên không có rừng để dễ bề cảnh giác cũng nhờ chờ đại quân đến.
Đây là một sai lầm c·hết người.
Còn rừng thì ít ra còn có thứ để cản…tuyết lăn.
Những người L’Aquila chỉ chờ có thế, họ vốn dĩ chọn chỗ này để phục kích nhưng không ngờ kẻ địch tự ngồi nghỉ ngay ở giữa cãi bẫy.
Từ trên độ cao mấy trăm met những bánh xe tuyết dần dần lăn xuống.
Trái với tưởng tượng của nhiều người, khi quả cầu tuyết lăn đi nó không gom tuyết lại thành một quả cầu tròn lớn hơn mà dần dần tạo lên một bánh xe tuyết dẹp có bề dày chỉ hơn đường kính quả cầu ban đầu một chút.
Độ dốc của khu vực này lại lên đến gần 30 độ, tuyết rơi hơn tháng nay nên rất dày.
Bị tuyết làm lóa mắt, đến khi những người dân binh Roma phát hiện những bánh xe khổng lồ màu trắng đang lao tới thì đã quá muộn.
Tuyết rất mềm, nhưng nguyên một tảng tuyết nặng cả tấn lao với vận tốc 30-40 km/giờ đập vào người thì cảm giác không hề dễ chịu một chút nào.
Xong, triệt để vỡ trận, người ngựa bị tuyết vùi cả. Mấy ngàn bánh xe kia khác gì một trận nở tuyết đâu.
Kẻ địch chưa thấy đâu nhưng quân Roma đã có đến mấy trăm t·hương v·ong.
Phủ chật vật bò ra khỏi đông tuyết, vừa nãy hắn đang ngồi hơ tay cạnh đống lửa thì cảm thấy mặt đất rung nhè nhẹ.
Hắn theo bản năng của một thợ săn áp tai lắng nghe, hắn ngờ ngờ phát hiện ra huóng ma tiếng động truyền đến.
Không phải tiếng bước chân, không phải vó ngựa, nghe như tiêngs của nhiều rất nhiều vật khổng lồ đang... lăn tới.
Phủ không biét là gì cả nhưng hắn phản ứng rất lẹ, túm lấy Darius lao vào môt khe đá phỏng thủ, hai tay nắm chặt binh khí.
Đúng lúc này cuối cùng phủ cũng nhìn thấy những viên tuyết lớn khổng lồ hình bánh xe điên cuồng tràn vào đám quân đang nghỉ ngơi.
Không có máu me không có chân tay cụt gẫy, nhưng tất cả bọ c·hôn v·ùi. Tuyết lăn qua hai ngàn người như miếng bánh bị chia cắn.
“Darius, anh đâu rồi!” Hắn tuyệt vọng gọi đồng đội, chỉ hở tay đôi chút mà người anh em của hắn bị cuốn bay đi mất.
“Tôi ở đây!” Người phó hội đáp lại hắn.
Hai người ôm lấy nhau mừng rỡ, xung quanh họ lục đục có người chui lên khỏi tuyết.
“Gì kia?”
Phủ chỉ về phía đỉnh núi phía trái, hắn thấy những đốm trắng đang di chuyển với tốc độ cao.
Nheo mắt để nhìn rõ hơn, mồm tên quý tộc Âu Lạc nhanh chóng há to đủ nhét nguyên quả trứng ngỗng.
Phủ thấy cái gì thế này? Hắn thấy những con người đang lướt trên tuyết.
“Là quân địch!” Một ai đó bàng hoàng hét lên.
Người L’Aquila đến rồi, chỉ có hơn ngàn người nhưng như thiên quân vạn mã.
Họ mặc áo trắng di chuyển bằng những thanh gỗ dài và dẹp dưới chân, tay lăm lăm hai cây gậy vung vẩy.
Đám quân tiên phong Roma vốn đang nát bấy nay càng rơi vào hoảng loạn.
“Chạy mau!” Không biết thằng nào hét, cả đám mỗi ông ôm đầu chạy một hướng, họ không đủ dũng khí để đánh nữa rồi.
Phủ cũng chuồn lẹ, hắn cùng Darius lôi nhau trốn về hướng khu rừng cách đó mấy trăm met.
Trong vòng có vài phút thôi mà nhánh quân tiên phong chính thức gần như toàn diệt.
Chỉ mấy trăm người là tháo chạy được về phía hậu quân, Crescentius hay tin không nói nhiều rút thẳng về Corvaro.
Đến ngày hôm sau thì lão ra lệnh đào hào đắp lũy xây công sự chắn ngang con đường vào hẻm núi c·hết chóc kia.
Ý của lão là rõ ràng.
L’Aquila không thể tái chiếm, 8000 lính của Henry II đến được đấy cũng phải chịu tình cảnh phải gồng mình xây tuyến tiếp vận từ Pescara hoặc là phải cường công Corvaro của lão.
Ủa vậy tại sao lão không làm thế ngay từ đầu mà úng não chui đầu vào ổ phục kích?
Như đã nói Crescentius chịu áp lực từ hậu cần và việc ai tiếp quản L’Aquila trước.
Cái đầu là nguyên nhân chính, cái sau chỉ là phụ.
Nhưng việc vận lương được giải quyết hẳn khi lãnh chúa vùng Avezzano ngay gần đấy đồng ý chi viện lương thực cho đoàn quân của lão bù lại họ không cần góp quân.
Vấn đề hậu cần được giải quyết rồi, giờ cứ chặn ở Corvaro là được.
Khi nhận được cái gật đầu của Avezzano thì Crescentius mặt ngoài cười tươi rói nhưng trọng bụng thì chửi ẩm lên.
“Sao chúng mày không đồng ý sớm hơn có phải tao đỡ mất quân vô ích không?”