3
Những năm gần đây, quê nhà phát triển vượt bậc, thậm chí ở khu trung tâm, đã xây dựng một khách sạn khá tươm tất.
Nhưng giá cả vẫn rất thân thiện.
Sáng hôm sau, sau khi ăn sáng tại khách sạn, tôi mới về nhà.
Quả nhiên, cả nhà cũng vừa mới dậy.
Hứa Hân Duyệt đang từ bếp bưng bữa sáng ra ngoài.
Cô ấy và mẹ, cộng với bác trai bác gái đến giúp từ sớm, mỗi người đều có một bát cháo ngũ cốc.
Mọi người sắp ăn thì dường như mới nhận ra thiếu mất một phần của tôi.
Hứa Hân Duyệt bịt miệng, kêu lên: "Chị ơi, em quên chuẩn bị bữa sáng cho chị rồi."
Bác gái là người đầu tiên lên tiếng hòa giải: "Thiến Thiến, bát của bác còn chưa động đến, bác chia cho cháu một nửa nhé."
Tôi vội từ chối: "Không cần đâu, bác gái, cháu đã ăn ở khách sạn rồi."
Những trò nhỏ nhặt như không để phần ăn cho tôi, tôi đã quá quen.
Hồi lớp 12, khi tiêu hao nhiều năng lượng, căng-tin lại không có gì béo bở, sau khi học buổi tối về, bụng lúc nào cũng đói meo.
Tôi đã nhiều lần nói với bố mẹ làm thêm chút đồ ăn để dành cho tôi làm bữa khuya.
Ngày đầu tiên, là Hứa Hân Duyệt giúp làm việc nhà, tiện tay đổ hết cơm thừa canh cặn.
Ngày thứ hai, là bữa tối có món mà Hứa Hân Duyệt thích, cô ấy ăn hết sạch.
Ngày thứ ba, chỉ để lại một bát cháo loãng trong vắt.
Từ đó về sau, tôi thà gặm bánh mì chấm dưa muối, cũng không bao giờ nhờ gia đình để dành đồ ăn cho mình nữa.
Người ta nói "ăn một miếng, nhớ một đời."
Còn tôi thì "ít ăn một bữa, nhớ một đời."
Cũng có cái lý của nó.
Mọi người vẫn đang dùng bữa thì chuông cửa vang lên.
Tôi đi mở cửa, nhưng ngay khi thấy người đến là ai, sắc mặt tôi thay đổi.
Hóa ra là Trần Quân.
Tôi từng mượn tài khoản của anh ấy để mua đồ cho gia đình, có lẽ anh ấy đã lần theo manh mối đó để tìm đến.
Trần Quân đổ mồ hôi đầy đầu, thấy tôi thì nở nụ cười.
Tay và người anh ấy đều ôm đầy túi quà.
"Thiến Thiến, anh nghĩ bây giờ em chắc chắn cần anh, nên anh đã đến tìm em."
Ai cần anh chứ?
Tôi sầm mặt đẩy Trần Quân vài bước, rồi đóng cửa lại.
"Anh đến đây làm gì? Em đã nói là không cần anh đến mà."
Trần Quân có vẻ ấm ức, nhưng vẫn kiên trì: "Sinh lão bệnh tử, là chuyện lớn trong đời.
Anh đã hỏi bố mẹ anh, rồi hỏi bạn bè xung quanh, ai cũng nói rằng trong những trường hợp này, anh nhất định phải có mặt."
Tôi cau mày: "Anh hỏi nhiều người như vậy thì có ích gì? Đây là chuyện của nhà em, có liên quan gì đến người khác?"
Trong khi chúng tôi đang tranh cãi, mẹ tôi đã mở cửa để xem tình hình.
Thế là, không còn cách nào khác, tôi phải giới thiệu trực tiếp.
Thực ra, Trần Quân là một người bạn trai đáng tự hào.
Anh ấy ăn mặc lịch sự, cao ráo, tốt nghiệp từ trường danh tiếng, gia đình khá giả.
Quả nhiên, hiếm khi thấy mẹ tôi lộ vẻ hài lòng trên mặt.
Thực ra, bao năm qua, mẹ rất ít khi hài lòng về chuyện của tôi.
Thi đỗ hạng nhất, bà chê tôi không được điểm tối đa.
Vào đại học, bà chê tôi chọn trường xa quá.
Ở lại Thượng Hải làm việc, bà chê tôi không có biên chế, không đủ ổn định.
Vì vậy, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy mẹ và Trần Quân hỏi đáp qua lại.
Quéo còm các bác ghé nhà Xoăn 🤗
Nếu được, các bác đọc xong cho Xoăn xin vài dòng ”còm” review nhé ạ 🫶
Follow Fanpage FB "Xoăn dịch truyện" để nhận thông tin lên truyện nhà Xoăn nhé ạ ^^
Truyện CHỈ đăng trên Fanpage "Xoăn dịch truyện" và web MonkeyD. Vui lòng KHÔNG reup.
Khi nói đến đoạn cảm động, mắt bà rưng rưng.
"Tiểu Trần à, thấy Thiến Thiến tìm được một người bạn trai tốt như cháu, bố nó có c.h.ế.t cũng yên lòng rồi."
"Trước lúc lâm chung, ông ấy còn nói rằng, hai đứa con gái chưa đứa nào lấy chồng, ông ấy đi không yên lòng."
Lạ thật... Bố tôi lúc lâm chung, lại nhắc đến tôi sao?
Sợi dây cảm xúc trong lòng tôi như bị kéo mạnh.
Mặc dù tôi thường tự nhủ, đừng hy vọng quá nhiều vào bố mẹ, vì hy vọng càng nhiều, thất vọng càng lớn.
Nhưng khi nghe những lời quan tâm bất ngờ, lòng tôi vẫn không khỏi bối rối.
Tiếp đó là cảm giác buồn bã và... hối hận.
Có lẽ, tôi không nên nghĩ xấu về gia đình như vậy?
Dù sao thì họ vẫn còn nghĩ đến tôi.
Dù chỉ một chút ít thôi.
Nhưng ít nhất nó vẫn tồn tại.
Trần Quân nắm lấy tay tôi đặt trên đầu gối, vẻ mặt kiên quyết.
"Bác yên tâm, cháu sẽ chăm sóc tốt cho Thiến Thiến."
Tôi sợ sẽ rưng rưng trước mặt mọi người, nên đứng dậy đi ra ngoài để hít thở chút không khí.
Nhưng cơn gió lạnh cũng không làm tan đi nỗi buồn trong lòng tôi.
Có lẽ, việc bố tôi ra đi đột ngột lần này là một lời cảnh báo cho tôi rằng, "muốn phụng dưỡng cha mẹ mà cha mẹ không chờ được."
Mối quan hệ gia đình căng thẳng như vậy, có lẽ tôi nên tìm cách để hòa giải?
Nhưng tôi không ngờ rằng, ảo tưởng của tôi, chỉ trong chưa đầy một ngày, đã bị vạch trần một cách không thương tiếc.
Mẹ tôi dùng hành động thực tế để nói với tôi rằng:
Hứa Thiến, con mãi mãi là đứa con có cũng được, không có cũng chẳng sao.