Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 94: Nghề nghiệp không phải dành cho con người




Thật ra tin tức đảo chính tại Huế đã được đưa về chi Diêu thiếu từ ngày 6 tháng 11. Lúc này Diêu thiếu đọc báo cáo mà thẫn thờ hôi lâu. Không ngờ nước chảy mây trôi, chỉ trong chớp mắt mà tình thế thay đổi hoàn toàn. Đây tính là cái chuyện con mẹ gì, khổ công lắm Diêu thiếu mới thuyết phục được Tự Đức cải cách, mặc dù đường còn xa và còn vất vả nhưng cứ theo đà tiến bộ từ từ thì cuối cùng cũng thành công.



Con mẹ nó chính trị, điều hành một bộ máy hành chính khổng lồ của một quốc gia đâu phải trò chơi của trẻ con? Một vị hoàng đế 15 tuổi chưa từng một ngày học làm vua làm sao có thể cai trị được đất nước. Nên nhớ các vị hoàng tử trước khi lên ngôi là học sống,học chết. Họ lại còn trải qua thời gian dài nghiên cứu các công việc thực tế sau đó là bắt tay vào làm việc để lấy kinh nghiệm thì mới có thể làm tốt công việc đế vương này. Đinh Đạo đã bị phế họ Nguyễn và không còn là hoàng tộc, tên nhóc này một ngày cũng chưa học đạo đế vương thì có thể làm cái khỉ gì được. Đế vương nói chính thức ra đó là một ngành nghề. Mà cái ngành nghề này cực kỳ bá đạo nếu muốn làm cần phải tốt nghiệp mấy cái văn bằng đại học, sau đó học thêm vài văn bằng tiến sĩ thì mới tạm ổn mà công tác. Tất nhiên muốn làm hôn quân thì dễ thôi, ngày đêm uống rượu quất gái là được rồi. Nhưng để làm vua tốt thì con mẹ nó đấy là công việc không dành cho người. Ít ra Diêu thiếu tự nghĩ năng lực của mình là làm không được.



Tự Đức có phải vua tốt không? Câu trả lời rất khó vì mỗi người đều có nhận định riêng, nhưng không thể một ai phủ nhận được Tự Đức là một vị vua hợp cách. Ít ra đến lúc này ông vẫn chưa để sảy ra sai lầm đến đáng tiếc. Ông còn la một vị vua khoan dung, nhìn cách đối xử của ông với quan viên hay cả với chính người anh trai lăm le đảo chính đến hai lần sẽ rõ. Sai lầm duy nhất của ông đó chính là làm vua Đại Nam trong giai đoạn này mà thôi. Nhưng Tân Trị lên ngôi có thể làm tốt hơn Tự Đức, xin lỗi bà con, làm được như anh Đức đã là phúc tổ bảy đời rồi.



Có mộ vấn đề rất con mẹ nó nghịch lý ở đây, đó chính là anh em họ Đoàn với công danh không có, tiền bạc có hạn. Làm sao có thể mọc nối với nhiều nhân vật quan trọng trong Vũ lâm vệ như vậy. Làm sao một tên không quyền không thế chỉ có tiếng tăm văn hay chữ tốt có thể thuyết phục được chừng ấy quan binh tạo phản. Đừng có nói đến việc Đoàn Hữu Trưng là con rể của thân vương. Đến thân vương hay con trai thân vương chắc gì đã thuyết phục được nhóm binh sĩ này tạo phản trong thơi gian ngắn như vậy.



Hãy nhìn vào trong lịch sử,những nhăm 1864 Tự Đức trong những năm chuẩn bị tân chính, cải cách lần thứ nhất thì bị Đoàn Hữu Trưng tạo phản xém chút mấtt mạng. Mà Đoàn Hữu Trưng là đại diện phe cải cách cuồng nhiệt nhất vậy nên sau khi Tự Đức thoát chết thì phát điên lên mà hủy bỏ cải cách kế hoạch và trừng phạt liên đới khá nhiều các trọng thần phe cải cách. Chuyện này khiến cho phe bảo thủ được lợi rất nhiều, và từ đó trở đi đến tận những năm 1878 mới nói lại chuyện cải cách. Nhưng lúc bấy giờ đã muộn quá rồi.



Thời hiện tại khi Diêu thiếu xuyên việt làm đảo lột mọi thứ khiến cho ý đồ cải cách của Tự Đức sớm thêm mấy năm, không ngờ con mẹ nó đảo chính cũng sớm lên mấy năm. Nếu không có bàn tay của thế lực cực kì hùng mạnh thao túng bên trong thì đánh chết Diêu thiếu cũng không tin. Nếu lần đảo chính này không thành công thì chắc chắn lịch sử lập lại. Tự Đức sẽ đóng lại cải cách một thời gian do tức giận đảng cải cách. Nhưng không biết lần này tại sao bàn tay thế lực hắc ám kia lại trợ giúp Đoàn Hữu Trưng thành công.



Đây chính là điểm khó hiểu của Diêu thiếu lúc này, vì nếu người đứng sau lưng là đảng cải cách thì họ đã thấy Tự Đức cải cách rồi cần gì phải làm chuyện bao đồng. Cứ theo sau lưng Tự Đức phất cờ hò reo là được.



Nhưng nếu nói sau lưng Đoàn Hữu Trưng là do tập đoàn lợi ích nhóm đảng bảo thủ gây nên thì cũng khó hiểu. Nếu họ tạo ra một cuộc đảo chính bất thành với người cầm đầu là phần tử cuồng cai cách đẻ giáng họa thì có thể chấp nhận được. Sự thật là đảo chính thành công và người được đưa lên là một phần tử cuồng cái cách hơn cả Tự Đức, người này có tên Đoàn Hữu Trưng.



Khoan đã, Đoàn Hữu Trưng là Phụ Chính mà đâu phải là hoàng đế, tức là chỉ cần loại bỏ Đoàn Hữu Trưng thì Hoàng đế mười lăm tuổi có được chính kiến gì. Tức là thế lực hắc ám kia cảm thấy Tự Đức không thể thay đổi nên quyết tâm loại trừ, sau đó cũng cảm thấy Đoàn Hữu Trưng dễ bị đối phó hơn nên mới hỗ trợ hắn lật Tự Đức.



Nghĩ đến đây thì Diêu thiếu dòng dòng mồ hôi. Cũng chỉ có cách suy luận ngược này mới có thể lý giải được sự mâu thuẫn trên.



Thứ nhất kẻ đứng sau lưng lần hành động này là do tập đoàn lợi ích nhóm đảng bảo thủ, chúng lập nên Đoàn Hữu Trưng thì dễ dàng thoát khỏi sự nghi can, tiếp đó lại nhận được đồng thuận của cải cách đảng. Sau đó bọn này đã có kế hoạch dễ dàng loại trừ một Phụ chính trẻ tuổi không hiểu quan trường. Và tư tưởng cải cách của Đoàn Hữu Trưng không thể đại diện cho Tân Trị một cậu bé 15 tuổi chưa bao giờ là hoàng tử trước đây. Tân Trị được chọn vì cậu ta không hề được đào tạo làm đế vương và không hề có chính kiến, hắn sẽ như tờ giấy trắng để kẻ mạnh viết lên. Và bàn tay hắc ám tự cho mình là kẻ mạnh hơn.



Nghĩ đến đây Diêu thiếu lắc đầu, con mẹ có nhà đã dột còn lại gặp trời mưa. Phe này sự nghiệp cải cách của hắn coi như đi tong. Trừ khi hắn đem quân đánh vào Kinh đô cứu Tự Đức ra. Nhưng chiếu cần vương không có, danh không chính ngôn không thuận hắn làm vậy chỉ khiến Đại Nam tan vỡ nhanh hơn. Lúc đó giặc pháp lại vào thì coi như Diêu thiếu là thần cũng đỡ không được.




Lui một vạn bước, lúc này Đoàn Hữu Trưng là mang tiếng cải cách, hắn đem quân đánh Đoàn Hữu Trưng thì sau này hô cải cách tân chính ai thèm theo Diêu thiếu hắn nữa. Nghĩ đi nghĩ lại Diêu thiếu chỉ còn cách ngồi yên chờ trời đất sáng rõ hơn. Và đồng thời hắn cũng cố tranh thủ khi đồng chí Đoàn Hữu Trưng còn chưa có bị hạ bệ kếm chút hời. Ít ra về mặt tiến bộ xã hội hướng đi thì Đoàn Hữu Trưng đang là cùng phe với Diêu thiếu nên nếu tận dụng tốt thì vẫn có thể kiếm chút lợi lộc ở đây.



Nghĩ được đến đây thì Diêu thiếu cũng thấy thoáng hơn một chút. Thôi thì mặc kệ Huế triều vậy, hắn cứ nắm vững Vạn Ninh, Bắc kan. Đến lúc đó cải cách đảng hay bao thủ đảng muốn động vào hắn thì hỏi cây súng trên tay Diêu thiếu trước đi.



Từ ngày 6-7 tháng 11 là rất nhiều bái thiếp, thư từ hỏi han của các thân vương cũng như các vị hoàng tộc gửi đến Diêu thiếu. Phải nói lúc này nhà họ Trần thành đối tượng săn đón trong bóng tối của các thân Vương có chú… không cam lòng. Tất nhiên vì thái độ của Diêu thiếu không rõ ràng nên không ai dám nói rõ ý đồ. Nhưng mà thư kết bạn, thư hỏi han, kể cả thư kết thân là không ít. Không thiếu các thân vương sẵn sàng gả quận chúa cho Cán ca đâu. Có một vị thân vương còn tỏ rõ ý đồ, hắn có hai con gái một 17 tuổi còn lại là 13 tuổi. Tuổi 17 nguyện gả cho Quang Cán lão ca, tuổi 13 nguyện đính ước với Diêu thiếu.



Con mẹ nó đây là chuyện gì, bậy đến bậy không thể hơn được nữa. Cán ca cùng Diêu thiếu mà gật đầu thì ngay lập tức từ cha con thành anh em cột chèo cưới hai chị em ruột. Sau này con chau hai người có thể gọi là chú cháu, cũng có thể xưng anh em…. Siêu cấp loạn. Nhưng chuyện này lại không hiếm trong hoàng tộc. Đương cử vào thời nhà Trần vậy, anh em cô cháu, chú cháu cưới nhau là chuyện thường thôi.




Đáng lẽ là những bức thư của các vị thân vương này Diêu thiếu sẽ vứt hết vào thùng rác nhưng nghĩ lại thấy quá cực đoan nên hắn lôi ra mă trả lời hết thảy. Cuộc đời có câu thêm bạn bớt kẻ thù, huống hồ các vị này là thân vương thôi thì không quá hảo hữu nhưng trả lời theo kiểu xã giao giữ mối quan hệ thì được rồi. Kể cả các bức thư tín này có rơi vào tay Tân Trị hoàng đế cũng chẳng trách móc gì Diêu thiếu được cả.



Nhưng có một bức thư làm Diêu thiếu động tâm mà nhấc bút lên, bỏ bút xuống không biết bao lần. Bức thư này là của vị thân vương có ý đồ gả hai chị em cho hai cha con họ Trần. Không phải Diêu thiếu muốn lên chức anh em cột chèo với lão tía tiện nghi kia, mà đây là thư tín của Thụy Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Y, y là phụ thân của Nguyễn Phúc Ưng Ái mà theo lịch sử sẽ lên ngôi sau khi Tự Đức mất với danh hiệu Dục Đức.



Nguyễn Phúc Ưng Ái, chính là cái thằng bé 8 tuổi chọc cành liễu khiến cho Diêu thiếu tỉnh giấc trong vườn ngự uyển. Sau đó bị Diêu thiếu dọa đến khóc sướt mướt. Trong lịch sử thì tên nhóc này đến tận năm 17 tuổi mới được Tự Đức nhận làm con nuôi, nhưng không hiểu sao tên này lại vừa được nhận làm con nuôi sớm hơn đến 9 năm trời. Sau buổi gặp gỡ ở vườn thượng uyển thì Tự Đức lại tuyên bố nhận Nguyễn Phúc Ưng Ái làm con nuôi và được đổi tên thành Nguyễn Phúc Ưng Chân.



Đến lúc này thì Diêu thiếu lại nghĩ đến một chuyện thật đáng sợ, Nguyễn Phúc Ưng Chân giờ ở nơi đâu, sao không một ai nhắc đến cậu bé này. Có lẽ đây mới là mấu chốt của vấn đề ai là kẻ đứng sau tất cả màn kịch kia tại Huế. Việc đầu tiên thì Diêu thiếu phải tìm ra cậu bé này mới có thể tính bược tiếp theo.



- Số 9 vào đây.



Diêu thiếu cất tiếng gọi, một tên mật vụ ăn mặc như hạ nhân bình thường nhẹ nhàng tiến vào phòng làm việc của Diêu thiếu. Xem phim cổ toàn thấy các thám tử, mật vụ thám báo xuất hiện như bóng ma, toàn thân là một màu đen thần bí. Nhưng mật vụ của Diêu thiếu lại là những người trông bình thường không thể bình thường hơn. Có hạ nhân bưng nước, có người làm vườn, có đầu bếp, có con sen v.v… Cảnh giới của Diêu thiếu là mật vụ chính là người thường, người thường là mật vụ. Chính vì lý do này các ngươi không thể biết được chính mình đang bị theo dõi bởi mật vụ Vạn Ninh. Vì họ là những người bình thường hơn cả những người bình thường.



- Ngươi tung hết lực lượng có thể có vào kinh đô, tìm một thằng bé 8 tuổi, thông tin của nó ở đây, đây là bức ảnh ta vẽ hắn. Sao ra cho anh em xem kĩ lưỡng. Ngoài ra ta có một nhiệm vụ khác, ngươi cầm lấy tín vật này tìm đến Thụy Thái Vương phủ, gặp mặt trực tiếp ông ta sau đó truyền cho ta câu nói này “ Bát tự cần xem sét kỹ, xin cho thời gian 1 tháng, xin hỏi thăm cái chân ghế thứ tư có bị hư hỏng không? Nếu có thì Vạn Ninh có thợ tốt sửa được”