Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 72: Đại nam cải tiến sư




Tại sao Hoàng Diệu Soái tướng lại vui mừng đến thất thố như vậy trước mặt các sĩ quan tại hội nghị quân sự? Tại sai các chúng sĩ quan Đại Nam có mặt nơi này không hề có ý kiến gì về sự thất thố đó, bên cạnh đấy họ lại cũng vui mừng không dứt mà hò reo sau khi sứ tín của Huế kinh thành truyền tin. Đó là bởi vì quân Đại Nam đang rơi vào tình thế cực kì khó khăn, gian khổ.



Tại sao lại nói quân Đại Nam tại Nam Kỳ khó khăn, không phải họ dùng du kích chiến chiếm được quyền khống chế ngoại ô Gia Định, Chợ lớn sao. Nếu nói họ khó khăn chẳng phải qua vô lý ư,? Thật ra chỉ sống trong chăn mới biết chăn có rận. Phải tham chiến thực sự thì mới biết được quân Đại Nam cũng chẳng khá khẩm hơn quân Pháp là bao. Nói quân Pháp co rúc trong công sự cũng như thành Gia Định hay Đại đồn Chí Hòa mà chúng chiếm đóng là không sai. Nhưng quân Đại Nam cũng có khốn khó không thôi. Cộng tất cả binh sĩ có trang bị hiện đại của Đại Nam lại thì cũng chỉ có 6 ngàn người ( có thêm gần 1000 súng trường Minire thu được sau trận Trấn Biên). Nhưng số lượng này so với quân Pháp chỉ là ngang ngửa mà thôi. Những binh sĩ còn lại mang đao kiếm thực tế không có nhiều tác dụng trong kiểu chiến đấu này. Cho cù có dũng cảm bao nhiêu con người cũng là máu xương, họ phải có sự sợ hãi. Cầm đao kiếm mà chiến đấu với súng ống là khảo nghiệm quá sức chịu đựng của thần kinh của những người bình thường.



Chỉ có sáu ngàn binh để phân bố ra cản trở quân Pháp được hỗ trợ bởi chiến hạm hiện đại luôn lăm le đổ bộ tại Trấn Biên cũng như Bà Rịa là một khảo nghiệm quá nặng nề. Thêm vào đó Hoàng Diệu phải phân một số lượng binh sĩ nhất định thâm nhập ngoại ô Gia Định diu trì du kích chiến. Quân đội Pháp tuy không có đủ binh lực để càn quét diện rộng, nhưng chúng không phải là những kẻ ngồi không.



Trên thực tế thì thiếu tướng Louis tổng tư lệnh Pháp tại Nam Kỳ đã tìm các phương án để đáp trả quân Đại Nam. Ông ta cho các Trung hạm cũng như đại Hạm phong tỏa hoàn toàn vịnh Gành Rái. Những tiểu chiến hạm thì tuần tiễu liên tục bên bờ sông Đồng Nại và không tiếc pháo để nã đạn vào các mục tiêu nghi ngờ, kể cả là dân thường cơ sở cũng thành mục tiêu. Tiếp theo là kế hoạch tấn công mạnh Bà Rịa kiến Đại Nam không thể không phân binh chống đỡ. Trong khi đó với sự cơ động vì đã khống chế đường thủy thì quân Pháp luôn luôn có khả năng nhanh chóng thay đổi mục tiêu từ Bà Rịa thành Trấn Biên. Quân Đại Nam không thể di chuyển theo kịp bước tiến của quan Pháp do đó nguy cơ rõ ràng là rất lớn. Các biện pháp trả thù du kích chiến của quân Pháp cũng được vạch rõ, mỗi lính Pháp bị thương vong do lính bắn tỉa thì họ sẽ giết mười hoặc nhiều hơn số dân thường. Nếu vài người lính Pháp chết thì họ có thể xua quân mà giết cả làng tình nghi ở các vùng ngoại ô Gia Định. Hành động điên cuồng này khiến Hoàng Diệu buộc phải ban bố lệnh sơ tán cho dân chúng ngoại ô Gia Định. Vô hình chung gánh nặng lương thực lại đè nặng lên vai người thống soái quân Đại Nam này.



Kế hoạch đặt ra là phải tiến hành đánh các chiến hạm của Pháp khiến chúng dè chừng mà không dám hung hăng qua lại tự do trê sông. Nhưng tất cả kế hoạch đánh của quân Đại Nam đều thất bại, khi quân Pháp đã đề phòng thì sự tập kích của quân Đại Nam chuốc lấy thất bại thảm hại. Những chiến hạm bọc thép, đồng của quân Pháp không thể phá hủy nổi. Đây chính là điểm khó khăn của quân Việt. Cũng may mắn lúc này chất nổ cực mạnh Dynamite cùng các “chuyên gia” sử dụng được cử đến quá đúng lúc khiến cho quân sĩ Nam Kỳ thấy được ánh sáng hi vọng.



Thêm vào đó là việc cải tiến súng Kammerlader 1842 thành phiên bản súng trường Đại Nam 13 ( Tự Đức năm 13) là một niềm vui cũng như bất ngờ lớn lao của quân sĩ Nam Kỳ. Nói đến con mẹ nó cải tiến thực ra cũng không có bất kì một bước đột phá nào về mặt cấu trúc của súng đạn cả. Nhưng người Việt quả là ngàn năm học một hiểu mười là không thể không phủ nhận. Không ngờ người cải tiến súng Kammerlader lại là một người người quan làm trong công bộ Đại Nam và được tuyển làm người đại diện của Đại Nam triều trong việc quản lý công ty vũ khí Đại Nam đóng tại Kinh đô Huế. Ông ta có tên Trương Vĩnh Sử. Không ngờ sau khi tham quan bốn tiểu chiến hạm được thu về bởi Hoàng Diệu thì vị Thị Lang Công bộ này lại có linh cảm sau khi tìm hiểu kĩ càng về pháo cũng như đạn của những thanh đại bác 12 pound Napoleon III. Đạn đại bác là những quả đạn có thuốc nổ chế liền cùng đầu đạn, chúng được nhét cùng lúc vào nòng pháo từ phía trước. Khai hỏa của pháo thông qua một lỗ nhỏ thông vào buồng đốt có tên là Vent. Trước khi khai hỏa thì pháo thu cần dùng que nhọn mà chọc thủng vỏ bọc thuốc nổ, sau đó cắm hạt nổ vào trong và tiến hành bắn.



Từ điểm linh cảm trên mà Thị Lang Trương Vĩnh Sử đắn đo suy nghĩ hồi lâu. Ông ta đưa ra một sáng kiến hoàn toàn rất khoa học. Tại sao đạn của súng Kammerlader lại không dùng phương pháp này để chế tạo. Như vậy quá trình nạp đạn chỉ có một bước duy nhất đó là nhét toàn bộ một khối đạn dấy liên hợp cả đầu dạn và thuốc súng vào buống đốt. Sau đó thì cũng dùng kim nhỏ chọc thủng vỏ giấy thông qua lỗ điểm hỏa. Nhưng vấn đề lúc này hạt nôt lại bố trí ở bên ngoài nên không thể gây nôt cho thuốc súng bên trong buồng đốt. Vậy là đại ca Trương Vĩnh Sử đưa ra khái niệm hạt nổ dạng que ngắn có thể xuyên thẳng vào buồng đốt. Tất nhiên ông chỉ đưa ra khái niệm và các chuyên gia phương tây người Thụy Điển đang làm việc cho công ty Đại Nam thực hiện chi tiết. Và con mẹ nó họ đã thành công, từ lúc này súng Kammerlader có tốc độ bắn tăng lên gần ngang ngửa khẩu súng Both action. Tất nhiên mọi sự so sánh đều là khập khiễng, nhưng tốc độ bắn quả là nhanh gấp nhiều lần so với trước kia. Tất nhiên dụng cụ của các xạ thủ Đại Nam 13 gun có thêm một thanh móc dài 15 cm được đeo ở cổ tay phải, thanh móc này dùng để móc giấy sót lại trong buồng đốt của súng Đại Nam 13.




Thật là hơi xấu hổ một chút khi đổi toàn bộ súng Kammerlader thành súng trường Đại Nam 13 vì thật ra sụ thay đổi chỉ là về đạn và hạt nổ mà cấu trúc súng vẫn như nguyên. Nhưng Tự Đức thích vậy đấy đứa nào dám ý kiến. Tiến bộ này mới khiến quân Đại Nam như vỡ òa trong sung sướng, vì với sáng khiến này không những tốc độ bắn của họ tăng gấp 3 lần, thời gian thành thục với súng cho học viên mới cũng giảm vô thời hạn. Thêm vào đó đạn được bọc nguyên vẹn trong giấy dầu chống thấm nên có khả năng tác chiến trong thời tiết mưa không quá lớn. Tiến bộ này tại Đại Nam được coi là đột phá và rất đáng được hoan nghênh. Nghe nói đâu vị Thị Lang Trương Vĩnh Sử đang thừa thắng xông lên mà nghiên cứu xem súng Kammerlader cso thể bắn đươc đạn nhìn trụ có đai như súng Minire của Pháp hay không. Nếu thằng cha này có thể nghiên cứu được thì…. Có lẽ người việt sẽ có súng trường phiên bản Đại Nam 14 hay 15 gì đó. Thật là hết biết.



Diêu thiếu lúc này cũng đang nằm nghỉ ngơi sau chuyến bôn ba Hương cảng dai ngày với sự thành công tốt đẹp. Trong tay hắn là một loạt các tin tình báo khắp nơi được hệ thống mật vụ non trẻ của mình gửi về. Tất nhiên công ty súng Đại Nam có phân nửa cổ phần vốn của K&R thế nên việc Trương Văn Vĩnh sáng kiến ra kiểu bắn mới không thể che dấu được Diêu gia.



Diêu thiếu vỗ trán đánh đụp một cái, con mợ nó phương pháp đơn giản vậy mà hắn lại không thể nghĩ ra, Quả thật không thể coi thường anh hùng thiên hạ. Nói chung với sáng kiến này phải chế ra hạt nổ đặc biệt dành riêng, nhưng chế loại hạt nổ này với công ty Đại Nam vũ khí với công nghệ rác từ Thụy Điển không phải là chuyện khó gì. Quan trọng là phát kiến này cực kì ổn, tốc độ bắn phải nói là vô cùng khủng khiếp vào lúc này, và nó đã đuổi kịp tốc độ bắn của súng Dreyse M1841 của quân Phổ.




Tất nhiên quân Nam Kỳ nhận được viện trợ 500 khẩu súng mới tinh thì quân Vạn Ninh cũng được nhận 300 cây. Tự Đức mặc dù luôn hướng mắt theo dõi chiến sự Nam Kỳ nhưng ông cũng không quên tên Lê Duy Phụng tại Bắc Kỳ. Tự Đức đã hạ tử lệnh cho quân Vạn Ninh phân binh tiến về Thái Nguyên tiêu diệt đám giặc cỏ này rồi.



Nhìn đám súng mới tinh trong doanh trại, lại nhìn báo cáo trên tay nói về việc Trương Văn Vĩnh đang muốn cải tạo Kammerlader có thể bắn đạn hình trụ thì Diêu thiếu không thể không viết một bức thư tay gửi cho vị sáng kiến sư người Việt này. Trong thư có đoạn.



“…. Từ đạn hình cầu biến thành đạn hình trụ dĩ nhiên trọng lượng thay đổi mà tăng mạnh, thêm vào đó thể tích sẽ tăng lên nên chiếm diện tích buồng đốt. Nếu lượng thuốc nổ vẫn giữ nguyên thì chắc chắn sẽ không đủ động lực khiến đạn bay xa. Tất nhiên phương án giaie quyết có hai cách, thứ nhất: nếu có thể thay đổi kích thước nòng súng nhỏ xuống, đạn nhỏ xuống thì có thể giải quyết tình trạng trên. Nhưng nghiên cứu công nghệ thay đổi kích thước nong rất khó khăn và cần thời gian. Cách thứ hai nếu thay đổi kích thước buồng đốt dài ra thì lượng thuốc nổ sẽ tăng lên hoàn toàn đủ động lực đẩy đầu đạn nặng. Nhưng làm như vậy thì buồng đốt có khả năng bị vỡ do lượng thuốc súng nhiều. Cánh giải quyết có thể là tăng độ dày, hoặc tăng chất lượng thép của buồng đốt……”




Đây không phải gợi ý mà là phương án thiết kế chính xác để cho ra phiên bản bắn đạn hình trụ của súng Kammerlader. Tất nhiên chi tiết buồng đốt tăng lên bao nhiêu, độ dày tăng bao nhiêu, đầu đạn dài bao nhiêu cần vô số thử nghiệm. Diêu thiếu không có nhà máy sản suất súng nên hắn chỉ có thể đưa ra gợi ý để Trương Vĩnh Sử đi làm mà thôi.



Tuy nói vạn chuyện thuận lợi nhưng chuyện mở công ty Hoàng gia, và chuyện cải cách mang tính chất cá nhân của Tự Đức lại gặp trở ngại vô cùng lớn. Việc Tự Đức bỏ tiền túi trong nội khố 20 vạn lượng bạc thành lập ba nhà xưởng gồm hai nhà máy dệt cộng thêm một nhà máy luyện gang thép vốn dĩ chả liên quan đến ai, và chẳng có lực cản gì. Không ngờ sau khi Tự Đức đưa ra kế hoạch lại bị phản đối vô cùng kịch liệt. Hàng loạt những luồng ý kiến trái chiều vui dập vị hoàng đế Đại Nam này.



Số là ban đầu cũng chẳng có nhiều ý kiến cho lắm, hoàng đế thích thắt lưng buộc bụng nội cung mà thành lập nội xưởng thì ai đi ý kiến. Đây cuối cùng cũng là việc của Thành thượng nhà riêng. Nhưng khốn nạn là ngành dệt thủ công của Đại Nam đã bị hai nhà máy của Diêu thiếu chèn ép đến thở không được, nay lại còn thêm hai nhà xưởng hoàng gia nhảy vào thì họ đành có nước đi ăn mày à. Vậy là ban đầu một loạt quan viên có chân trong chân ngoài với ngành dệt lên tiếng phản đối nhưng dù sao số người này lực mỏng thế yếu cũng chưa gây ra nhiều sóng gió.



Nhưng khi Tự Đức đưa đề nghị để K&R tiếp nhận một mỏ sắt quyền khai thác với điều kiện sẽ đóng thuế hàng năm là 150% sản lượng thép hiện tại của mỏ thép về triều đình thì tất cả như vỡ tung. Tất nhiên người hữu tâm nhìn vào thì thấy Đại nam có lợi, chả cần tốn công tổ chức thợ thuyền vẫn thu vào được gấp rưỡi sản lượng hàng năm. Nhưng những tên quan liên quan đến mỏ thép thì sao. Đấy là đập bát cơm của họ, mỗi năm mỏ thép đóng gop cho ngân sách một phần thì gấp ba lần chỗ ấy là đem đút lót cho quan viên. Sau khi đút lót quan viên, đóng ngân sách thì số dôi ra cho lũ quản cơ mỏ cũng vẫn rất lớn. Nay cả một món lợi lớn như vậy Tự Đức lại đem cho K&R khai thác và chỉ trả cho triều đình 150% những gì trước đây triều đình đã nhận. Vậy thì 300% còn lại sẽ rơi vào tay K&R và các quan viên liên quan tới mỏ kia sẽ chết đói. Quan trọng là có được sự mở màn này thì Tự Đức có thể làm với các mỏ khác, ví như kẽm, đồng. Đến lúc đó thì quan viên cạp đất mà ăn à.



Chính vì thế một cuộc phản đối quy mô lớn do các quan viên có liên quan đến mỏ khai thác được tập hợp, Nhóm này có cả tiềm lực cộng thực lực lớn hơn nhiều nhóm dệt vải, vì lý do đó Tựu Đức nhận được áp lực chưa từng có. Họ vin vào lý do, Nho học từ trước đến này là “sĩ. Nông, công, thương” Thương nhân là thấp kém nhất cớ sai Hoàng gia tham gia vào. Vậy không làm quá mất thân phận ư, quốc thể còn đâu. Tiếng khóc than vang ngập triều đường Huế. Tự Đức ôm đầu lâm bệnh nằn liệt không dậy nổi.