Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 56: Cho gọi vào triều




Đang nằm vểnh râu mèo buồn chán không thôi thì thân binh sầm xập chạy vào báo cáo.

- Đại thiếu, đại thiếu… Triều đình có sứ giả truyền chỉ đến quân doanh rồi mà tìm ngài không thấy.

Quang Diêu thân đã làm đến võ tướng cấp ngũ phẩm nhưng hắn vẫn thích thân binh gọi mình là Diêu thiếu, hoặc Đại thiếu hơn. Hắn thấy gọi thư thế mới thật là soái, còn Lão gia thì hắn nhường cho Cán ca. Diêu thiếu còn chưa già đến mức đó.

- Ồ … chuyện tốt, chúng ta đi quân doanh thôi.

Diêu thiếu đoán được mớ thép luyện của mình sắp có thị trường rồi nên rất ưng ý mà lên ngựa lao nhanh ra quân doanh. Diêu thiếu thân là tướng quân nên không được rời doanh, nhưng tên này ở Vạn Ninh gần như là vua nhỏ nên nào có sợ ai. Hắn thích thì trốn ở nhà chơi mấy hôm cho đã. Chả nhẽ quan quân còn có người mật báo triều đình.

- Khụ khụ, công công đi đường vất vả, bản quan đi tuần bờ biển nên không biết thánh thượng ý chỉ đến, thật là áy náy quá. Bây đâu mang cho công công ít quà quê xem nào.

Diêu thiếu thể hiện đủ cái bản mặt của dân võ biền, an nói rất thô hào mà thẳng thắn. Hối lộ hoạn quan cũng chơi ngay mặt mà không thèm dấu diếm.

- Há há… tướng quân, khách khí quá… tướng quân là trọng khi quốc gia quân vụ trong người. Tạp gia thuộc kiểu vô công rảnh nghề, chờ tướng quân vài canh giờ không thành vấn đề.

Có tiền vào thì cái bản mặt khác hẳn luôn, hoạn quan là đám người thấy tiền như thấy bố mẹ. Vậy nên thấy tiền là công công trợn ngược mắt nói láo ngay. Vốn dĩ hắn phải ngồi uống nước trà khan gần 2 canh giờ nên điên lắm rồi. Nhưng vừa nghe thấy có quà là quay ngoắt thái độ ngay lập tức.

- Công Công hay là ngài tuyên chỉ đi, có cần tôi tắm rửa dâng hương gì đó không.

Đây là trong phim Quang Diêu toàn thấy có cai vụ này nên hỏi cho chắc. Nhỡ may làm gì không đúng thì lại có ngôn quan chửi đổng lên thì rất phiền hà.

Chỉ thấy tên công công trợn trừng mắt mà nhìn Diêu Thiếu như nhìn quái vật ngoài hành tinh.

- Tướng quân đừng trêu tạp gia nữa, chỉ cần tướng quân thành khẩn quỳ hướng kinh đô là được.

À thì ra là vậy, Diêu thiếu nhập gia tùy tục không ngại quỳ một cái hướng về kinh thành Huế. Mà tên hoạn quan cũng đứng né một bên chứ không đừng hướng Diêu thiếu quỳ:

- Phụng thiên thừa vận.. hoàng đế chiếu viết….

Con mẹ nó đọc một tràng dang đại hải cuối cùng ý chỉ là triệu Quang Diêu vào cung. Triệu vào cung thì có thể là chuyện tốt mà cũng có thể là chuyện xấu. Diêu thiếu tạ thánh chỉ rồi đứng lên nhìn chằm vị công công này để dò xét.

- Công công, tôi có cái này rất thú vị công công xem thử nhé.

Diêu thiếu rút ra một lá vàng mỏng nhét vào tay tên công công chết tiệt này chỉ nhận tiền không nhận người này. Muốn biết được lý do tại sao truyền mình vào Kinh thành thì chỉ có thể nhờ vào tên công công này. Tất nhiên Diêu thiếu có thể liên lạc cùng lão Phạm Phú Thứ thì hoàn toàn có thể hiểu rõ, nhưng nếu làm như vậy thì quá tốn thời gian, vì trong chiếu chỉ có ghi rõ là Diêu thiếu mau cùng lão công công này tiến cung. Thôi thì bỏ ra một chút tiền để biết thông tin mà liệu đường ứng đối cũng là chuyện tốt.

Nghĩ đến đây Diêu thiếu đang muốn thành lập một thế lực thường trực tại Kinh thành để tìm hiểu tin tức và có chuyện gì hoàn toàn có thể thông báo một cách nhanh nhất về Vạn Ninh cho hắn.

- Cái này thì kinh thành đã xảy ra chuyện động trời rồi. Hoàng Diệu tướng quân vậy mà bắt được bốn chiếc chiến hạm hiện đại của quân Pháp, trên đó chứa đầy tù binh pháp. Ông ấy còn giết chết vô số quân pháp trên sông Đồng Nại……

Dò hỏi cặn kẻ tên công công nói nhăng này hết nửa canh giờ thì Diêu thiếu cuối cùng cũng hiểu rõ mọi chuyện. Lần này Diêu thiếu vào cung vì hai việc lớn, một việc nhỏ. Việc lớn nhất là cuối tháng bảy Hoàng Diệu đã chiến thắng giòn dã trên sông Phước Long ( Đồng Nại- hoặc là Đồng Nai ngày nay). Vốn dĩ Hoàng Diệu chiếm được 4 chiến hạm và ngay trong đêm cử họ về Huế thế nhưng chuyện không may lại sảy ra. Bốn chiếc chiến hạm này chạy đến Phan Thiết thì hết than đá. Vì các thuyền này là thuyền chiến này chỉ làm nhiệm vụ tuần hải sông Phước Long nên lượng than đá mang theo là không nhiều lắm.

Hết than đá thì các thuyền này phải cập bến Phan thiết tìm kiếm than mà thôi. Nhưng khốn nạn đây là thuyền của Pháp, thủy quân Phan Thiết lúc đầu tưởng là quân Pháp tấn công nên chạy tán loạn. Đến khi các chiến binh tân Kinh quân xuống thuyền phân bua thì… họ lại bị bắt. Lý do là thủy quân Phan Thiết nghĩ rằng đây là quân Phám dùng kế nghi binh mà trà trộn. Thanh minh kiểu gì cũng không được, cuối cùng nhóm quân sĩ đi theo bốn chiếc chiến Hạm bị bắt giữ đến hai tuần tại Phan Thiết để cho quân sĩ Phan Thiết theo đường thủy tìm về Trấn Biên Hòa xác nhận.

Chuyện cũng đã rồi, các binh sĩ tân Kinh dù tức giận nhưng cũng phải chịu thôi. Được thả ra thì quân tân Kinh vội vã tìm than đá để tiến hành tiếp tục chuyến đi. Nhưng khổ nỗi cái thời này than đá rất không phổ biến, Miền bắc là Đông Triều có sản xuất một chút than đánh nhưng lúc này Bắc Kỳ cũng loạn quá nên than đá ít chuyển vào Nam. Quân Phan Thiết biết mình có lỗi nên cố tìm than đá cho bốn chiếc chiến hạm nhưng cũng chẳng được là bao.

Vậy là không biết một thằng bỏ mẹ nào nghĩ ra trò lấy gỗ thay than đá khiến cho lò hơi trục trặc. Trưởng quan tân Kinh quân lần này có nhiệm vụ đưa bốn chiếc chiến Hạm về Kinh quả thật lên cơn điên mẹ luôn. Gió thì không thuận nên thuyền không thể dùng buồm mà đi ra bắc. Chiến hạm thì không có mái chèo nen không thể di chuyển được.

Cái khó ló cái khôn, thủy binh Phan thiết cột bốn chiếc chiến hạm này vào bốn đại hạm Đại Nam sau đó chèo về phía Bắc. Thuyền chạy chậm còn hơn con rùa, chạy đến Tuy Hòa thì các binh sĩ Phan Thiết xin chào thua. Không còn cách nào khác Tuy Hòa thủy binh lại phải làm khổ sai thay Phan Thiết Binh. Cứ thế vừa đi vừa đổi đến được Huế thì đã đầu tháng 9.

Nhận được tin báo thắng trận tưng bừng trên sông Đông Nại thì cả triều Huế như vỡ òa vì sung sướng. Không ngờ được thành quả của tân Kinh quân lại ghê gớm đến vậy, không ngờ hiệu quả của tân quân lại nhanh tróng được hiện thực hóa thư thế.

Người vui nhất không ai khác chính là Hoàng Đế Tự Đức, chiến thắng vĩ đại trên sông Đồng Nại như bàn tay của thân phật xua đi đám mây mù ảm đạm đang bay lởn vở che lấp vận khí của Đại Nam. Người vui thứ hai là Phạm Phú Thứ, ngời tiến cử Hoàng Diệu là ông ta, người cổ võ tân quân cải cách hiện đại cũng là ông ta, người có công lớn để huấn luyện nên tân quân là môn đệ của họ Phạm, người có công móc nối cùng người Mỹ để mua vũ khí cho tân quân cũng là gã môn đệ kia. Chỉ bực mình một chỗ là gã môn đệ này rời đi mà không nói một câu nào về Mỹ Như ái nữ của lão già họ Phạm. Chỉ riêng việc này là ồn hơi ức chế tên đẹ tử cưng này.

Tự Đức hưng phấn đến độ dẫn văn võ bá quan ra tận doanh thủy sư Huế để chiêm ngưỡng mấy chiếc chiến hạm hiện đại trong truyền thuyết này.

Chứng kiến bốn chiến hạm cùng từng chiếc đại bác khổng lồ đang lừng lững tiến vào quân cảng Tự Đức không khỏi cảm khái một câu “ Trẫm bỏ ra năm mươi vạn quan để thực hiện cải cách tân quân là quá xứng đáng”. Ông vua này nói không phải không có lý, bốn chiếc chiến hạm nay có vừa bán vừa cho cũng được giá bốn mươi vạn quan rồi. Quan trọng là chả ma nào điên dại mà đem bán thứ này cho Đại Nam. Đơn giản đây là chiến hạm loại mới nhất của Pháp quốc, bọn họ mà bán cho Đại Nam hay Đại Thanh thì chỉ bán đồ phế thải mà thôi. Kể cả yêu cầu đóng mới thì máy móc bên trong cũng là đồ second hand, với kĩ thuật của Đông á lúc này không có khả năng nghiệm thu ra vấn đề.

Vốn bốn chiếc chiến hạm này đã được các thợ máy khôi phục lại trục trặc nhưng không đủ than để chạy nên vẫn cần kéo về Huế. Nhưng đến Huế rồi thì phải tỏ vẻ một chút nên trưởng quan tân quân liền cho khởi động máy mà chạy mấy km vào quân cảng. Nói chung biểu hiện của bốn chiếc chiến hạm có thể chinh phục bất kì kẻ nào dù là khó tính nhất. Thậm chí Tự Đức và văn võ bá quan còn leo lên một chiếc để tham quan, nếu có đủ than đá có khi vị Hoàng Đế này yêu cầu phóng một vòng không chừng.

Tiếp theo đó là việc nhận tấu chương của Hoàng Diệu tướng quân rồi. Tất nhiên Hoàng Diệu vội vàng viết tấu nên chỉ kể rõ là giết bao nhiêu bắt sống bao nhiêu, đoạt được những gì. Đây toàn la các con số khô khan thiếu sức hấp dẫn. Vậy là Tự Đức đành triệu tên tướng quân chỉ huy nhánh tân Kinh quân có nhiệm vụ dẫn chiến hạm vào triều để kể chuyện. Tên võ tướng này ít văn vẻ, kể chuyện toàn theo lối văn nói, thấy gì tả nấy, nhưng văn nói lại có cái hay của văn nói, tức là kể rất thật và rất máu tanh. Chúng thần văn võ lặng ngắt như tờ mà nghe nuốt từng câu từng chữ. Cả điện Thái Hòa im phăng phắc không ai dám thở mạnh, chỉ có giọng tên võ quan lanh lảnh vang lên. Đến những đoạn cao trào hoặc máu lửa chỉ thấy tiến ồ, à vang lên thán phục của văn võ bá quan cũng như Tự Đức.

Truyện kể xong rồi nhưng dư âm cú như vang vọng, ai cũng hận là không thể nghe thêm một lần nữa tiên âm này. Tự Đức dường như nén thở mà nghe kể nên đến khi tên võ quan thô kệch kể xong thì ông ta thở hắt ra một hơi.

- Quả thật quá là diệu, dụng binh như thần. Không ngờ còn có cách dụng binh như vậy.

- Bẩm tấu thánh thượng, đây là Trần gia binh thư yếu lược đã gi rất dõ.

Tên võ quan kia không ngờ lại dám bẩm tấu trước triều, một tên võ quan ngũ phẩm nho nhỏ sao dám. Nhưng ai dám chỉ chích hắn đây. Mà tên này là nói thật, Cái Trần gia binh thư yếu lược này là câu treo cửa miệng của Hoàng Diệu rồi, và sĩ quan trong quân thì ai cũng phải đọc thuộc làu làu, nếu không thì đòn roi của Hoàng tướng quân hầu hạ ngay lập tức.

- Phải, Phải…. khanh nói đúng. Vậy vũ khí thu được từ quân Pháp Hoàng Tướng quân lại ban hết cho quân Tây Uyên?

- Dạ thưa thánh thượng. Hoàng Diệu tướng quân có nói, tuy thắng trận đầu nhưng là do địch bất ngờ, sau này đánh trận se gian nan lắm, chúng thần không dám kiêu căng mà lỡ việc nước. Quân tân Kinh là cánh tay phải của thánh thượng, quân Tây Uyên cũng là cánh tay trái vậy, hai tay cùng mạnh mới có thể bóp chết quân địch.

- Ha ha… Diệu thay, diệu thay. Không hổ danh là Hoàng Diệu, thắng không kiêu bại không nản, lại biết vô tư giúp đỡ bạn quân. Có chiến tướng như vậy Trẫm còn há sợ lũ mọi Tây. Các khanh lấy đó làm bài học, phải đoàn kết một lòng thì mới mong thắng địch.

Tấm gương Trương Định cùng Hoàng Diệu cũng làm cho chúng quan văn đang lục đục trong triều xấu hổ. mọi người dạ vang một tiếng coi như là biết rồi.

- Lần này Hoàng tướng quân gửi ra Huế bốn chiếc chiến Hạm có dâng rõ ý kiến là Trần tiểu tướng Trần Quang Diêu mới có thể tận dụng tốt nhất khả năng của chúng. Các ái khanh nơi này nghĩ sao?

Đúng là Hoàng Diệu trong tấu chương có nói rõ mục đích tại sao gửi bốn chiếc chiến Hạm ra Huế mà không lưu lại tác chiến. Trong đó trọng tâm nói rõ là Quang Diêu mới có năng lực tận dụng bốn chiến hạm này tốt nhất. Lời nói này khiến khá nhiều bá quan cả văn lẫn võ trong triều không phục. Đơi giản tư lịch của Quang Diêu mỏng, thứ đó Quang Diêu xuất thân con nhà thương hộ. Mặc dù công quân nhà họ Trần bày ra đó nhưng vẫn khôn có it người ghen ghét và nghi ngờ.