Ngày 21 tháng năm,năm 1861. Cuối cùng sau gần một tháng vất vả thì đàm phán mậu dịch giữa Đại Nam quốc và công ty thương mại Viễn Dương K&R cũng hoàn thành. Đôi bên cùng thở phào nhẹ nhõm mà vui vẻ ra về.
Hợp đồng mua bán mười lăm ngàn khẩu súng Kammerlader với chất lượng lấy lô súng ở Vạn Ninh làm chuẩn đã được kí kết với giá cả không quá bất nờ là 33 lượng một khẩu súng. Giá này quả thật là giá trên trời đối với một khẩu súng hàng phế thải. Robert cười sằng sặc đến suýt ngất nhưng vẫn tỏ ra vẻ mặt như ăn trái khổ qua, làm ra điệu bộ ủy khuất như thiếu nữ bị cưỡng dâm vậy. Các đại quan triều đình thì vui như chảy hội vì đã chặt của tên thương nhân quỷ Tây này hai giá, tức là rẻ hơn lô súng cha con họ Trần đã từng mua với giá 35 lượng một khẩu súng. Các vị quan cao cao tại thượng này cảm thất mình thật anh minh thần võ vì đã chiếm được tiện nghi của người ngoại quốc.
Đi theo bản hợp đồng trị giá triệu kim này là một số điều ước thương mại gây tranh cãi. Công ty K&R muốn Đại Nam mở cảng khẩu Vạn Ninh để họ có thể tiến hành buôn bán tai nơi đây. Tất nhiên K&R cũng ký kết chấp nhận trả tiền thuế thương nghiệp theo đúng luật Đại Nam mà không cần bất kì mọt ưu đãi nào. Điều này cũng khiến các vị đại nhân tai to mặt lớn thuộc phái đoàn cãi nhau tưng bừng một phen. Nhưng cuối cùng họ cũng thông qua điều ước này, trước đây các cuộc đàm phán mậu dịch với các quốc gia Châu Âu thường bế tắc vì các quốc gia này là con quỷ hút máu không nhả xương, họ luôn đòi hỏi những chính sách ưu đãi vô lý. Nhưng Công ty K&R rất thẳng thắn chấp nhận nộp thuế và không buôn bán hàng quốc cấm, nếu bị phát hiện thì K&R chấp nhận chịu chế tài của Đại Nam. Đây là một chuyện tốt, có được tiền thuế cho quốc khố cùng một thương nhân “trung thực” đâm ra các đại thần trong chuyến công du này lại đang cảm giác mình ghi được điểm trong cuộc đàm phán.
Cuối cùng là một mục gây tranh cãi rất lớn tại cuộc đàm phán lần này. K&R muốn được thuê đất công của Đại Nam hoăc đất tư nhân để mở nhà máy tại Vạn Ninh. Điều này đáng ra cũng không có quá nhiều tranh cãi vì K&R sẽ tuân thủ luật Đại Minh mà đóng thuế đầy đủ. Nhưng sự việc đó là K&R ngoài mở nhà máy dệt vải cùng nhà máy hóa chất gì đó thì họ còn muốn mở nhà máy chế tạo vũ khí. Mà cụ thể ở đây K&R muốn chế tạo súng Kammerlader.
Đây là một chuyện không thể nào, vì từ trước đến nay vũ khí thường nằm trong tay triều đình. Tất nhiên các lò rèn chui vẫn luyện đao kiếm bình thường nhưng số lượng hạn chế không thể so cùng Công Bộ. Nhưng nếu quỷ tây này có nhà máy vũ khí thì cực kỳ nguy hiểm. Thế nên việc này đã gây nên tranh cãi gay gắt. Cuối cùng Robert phải nói một câu.
- Các ngài không cho tôi mở nhà máy vũ khí tại Đại Nam tôi có thể mở tại Xiêm, Ai Lao, Luzong, Đại Thanh. Đến lúc đó vũ khí tôi làm ra sẽ ưu tiên bán cho bản địa mà tất nhiên không phải các ngài. Lợi hại trong này các ngài tự hiểu, tôi cũng chẳng đòi hỏi ưu đãi thuế gì cả, vũ khí làm ra tôi có thể lấy giá thị trường bán cho các ngài cái này không phải đôi bên cùng có lợi sao?
Lâm Duy Hiệp cùng chúng đại quan nghe nói vậy thì cũng gật gù coi là có lý. Nhưng lão này còn có tầm nhìn xa hơn một chút. Lão yêu cầu Robert có thể bán cho Đại Nam một nhà máy sản suất Kammerlader không.
Robert mỉm cười, bán thì có thể, các ngài đủ tiềng mua chăng, mua vài quả trứng và mua một con gà có thể đẻ vô vang trứng là hai khái niệm. Cuối cùng Robert hét một cái giá trên trời là 20 vạn lạng bạc cho dây truyền sản xuất. Cái giá này đã tăng gấp 20 lần giá trị hắn mua cỗ máy đồng nát kia từ Thụy Điển. Các vị đại quan mặt cắt không còn giọt máu nhưng họ quả thật không biết rõ giá trị của dây truyền kia, chỉ cảm thấy một cỗ máy khổng lồ có thể chế tạo ra vũ khí tinh mĩ như Kammerlader chắc chắn không thể rẻ. Vậy nên cuối cùng Lâm Duy Hiệp đứng ra đàm phán thành lập một công ty Bán Công. Một nửa là của K&R một nửa của Đại Nam triều đình. Cả hai phe đều cử người của mính quản lý công ty trên. Vậy thì triều đình chỉ cần bỏ ra 7 vạn lượng để có một nhà máy sản suất súng Kammerlader tại Huế. Còn nhà máy sản suất vũ khí còn lại đặt tại Vạn Ninh thì vốn 100% của K&R nhưng yêu cầu công ty này đóng thuế đầy đủ. Sản lượng vũ khí ưu tiên bán cho Đại Nam, thêm vào đó cố điều ước ràng buộc là K&R cấm bán vũ khí cho các phe đối lập của Đại Nam quốc. Robert khẳng khái kí ngay lâp tức điều khoản này.
Đúng là để cho Đại Nam có cơ hội phát triển mà Diêu thiếu cũng tốn sức chín trâu mười hổ để dăng lên cả một ván cờ này. Chỉ cần triều đình Huế hưởng được sự ngon ngọt của công nghiệp hiện đại thì Diêu thiếu không nghi ngại về một cuộc cách mạng công nghiệp nơi đây. Robert cũng biết thừa Diêu thiếu đang dùng tay K&R để giúp tổ quốc Đại Nam nhưng tên này cũng lười quản. Dù sao hắn cũng không có hại. Thêm vào đó còn kiếm được một mánh lớn của cải, sự ổn định của Đại Nam cũng chính là mục tiêu mà K&R hướng tới, có như vậy thì Công ty mới rảnh tay mà kiếm tiền.
Thêm một lý do khiến Robert thêm nhiệt tâm giúp Diêu thiếu vì hắn cảm thấy vị đồng chí này rất thần kỳ. Cách xa cả vạn dặm mà tình hình Châu Âu, hay nói đúng hơn là tình hình từng cá nhân con người đều nằm trong lòng bàn tay tên nhãi con đáng sợ này. Ngoài siêu năng lực thì Robert không còn lý giải nào khác cho vị đối tác làm ăn chiến lược này. Năng lực Diêu thiếu càng lớn Robert càng yên tâm cộng tác hơn.
Hiệp nghi đạt được thì cả hai bên đều ký vào bản cam kết, có được kêt quả này K&R thương thuyền cập bến Vạn Ninh và tiến hành bốc rỡ hàng hóa, từng cụm từng cụm các cỗ máy kim loại to lớn kì dị được hàng ngàn dân phu như kiến bò lổm ngổm và vận chuyển vào đất liền. Thương thuyền K&R trọng tải hai ngàn tấn quả thật lần này đi Châu Âu đã chất kín cả hàng hóa, trọng tải đã không còn mộ t chút khoảng trống nào. Cũng may khi xây dựng Vạn Ninh quân cảng thì Diêu thiếu cho làm rất quy mô do đó quân cảng này cũng miễn cưỡng có thể để cho thương thuyền khổng lồ K&R cập bến. Nhưng nếu xét về tương lai thì Vạn Ninh Cảng không thể đáp ứng nhu cầu phát triển, Diêu thiếu lại đang nung nấu về một bến cảng hiện đại tại Vạn Ninh, có khả năng sửa chữa và bổ túc cho các chiến hạm cũng như thương hạm động cơ hơi nước.
Lần này quân Vạn Ninh ngại trừ được bổ xung thuốc súng từ Thương Thuyền K&R thì không hề có bổ xung thêm vè súng ống. Diêu thiếu cũng là người đại nghĩa nên 5 ngàn khẩu Kammerlader hắn nhường cả cho triều đình quân chuẩn bị vào Nam chiến đấu.
Ngày 25 tháng 5, Thương thuyền hơi nước trọng tải hai ngàn tấn chở dây truyền chế tạo súng Kammerlader xuôi Nam tiến về kinh đô Huế thực hiện hiệp ước xây dựng công ty vũ khí Bán Công Đại Nam quốc. Đi kèm theo có hai mươi chiến hạm Vạn Ninh cùng một ngàn thủy binh Vạn Ninh doanh. Đội hình này dùng để trở năm ngàn Kinh quân sau hơn một tháng huấn luyện tại Vạn Ninh về tới Kinh đô Huế. Tất nhiên vì có thương thuyền K&R để đi ké nên số chiến hạm truyền thống đại việt dùng để tải quân giảm đi nhiều. Lần này theo quân về kinh đô còn có minh tinh võ tướng mới nổi trên chính trường Đại Nam Án phóng sứ Trần Quang Cán. Hắn về Kinh đô để tạ ơn thánh thượng, tiếp theo là tranh thủ về nhà thăm gia đình, quan trọng là thăm thành viên mới của gia đình một bé gái kháu khỉnh. Thì ra Lý thị đã trở dạ mà hạ sinh một bé gái, vậy là Quang Diêu có được người muội muội thứ hai, thế nhưng vị muội muội này hơi đặc biệt vì có dòng máu hỗn huyết Việt-Hoa.
Kể từ ngày Quang Diêu xuyên về nơi này thì cái nết trọng nam khinh nữ tại Trần gia đã bị thủ tiêu hoàn toàn. Nếu là trước kia nếu nghe tin thiếp thất sinh ra nữ nhi thì Quang Cán nhìn cũng chẳng thèm nhìn, nhưng không hiểu sao lúc này hắn rất hăm hở về nhà thăm 2 ái thiếp cộng thêm hai nữ nhi bảo bối của mình. Hai cha con phải có một người trấn thủ Vạn Ninh nên Diêu thiếu phải ở lại. Mà không phải Diêu thiếu thì không ai khác có thể thay thế lúc này, vì công việc xây dựng nhà máy đang lửa xém lông mày rồi.
Robert cũng ở lại Vạn Ninh mà mặc kệ mẹ cái đống đồng nát dây truyền sản xuất Kammerlader được chuyển vào Huế, hắn chỉ cử theo một vài thân tín để quản lý và một vài chuyên viên giúp Đại Nam vận hành nhà máy mà thôi.
Tất cả sự tập trung của Robert đều dành cho hai nhà máy hóa chất lúc này, hắn biết rõ hai nhà máy này là mấu chốt tạo nên thứ có tên là Heroin kia nhưng cụ thể ra sao thì tên này chịu cứng. Tương lai ngậm vàng hay húp cháo đều là hai nhà máy này nên Robert hận không thể mở trừng hai mắt 24/24 để quan sát.
Nói đi thì cung nói lại lần này Robert đi Châu Âu dắt theo túi 13 vạn lượng bạc trong đó có bảy vạn lượng là tiền riêng của Diêu thiếu, có rất nhiều thiết bị mua bán tại Châu Âu không thuộc quyền sở hữu của công ty mà thuộc riêng Diêu thiếu. Nhưng để tránh sự sách nhiễu của triều đình nên Diêu Thiếu chỉ là mượn danh K&R để lập nhà xưởng. Chính vì thế trong các công ty nhỏ tưởng như thuộc sự điều khiển của K&R thực tế cổ phần đều thuộc họ Trần cả. Tất nhiên làm người không quá tuyệt tình, Diêu thiếu cũng để cho Robert một số cổ phần nhỏ trong đó để mang tính đại diện.
Đương cử như nhà máy luyện Thép Vạn Ninh với năm chiếc lò Bessemer có đén 95% cổ phiếu là của Diêu thiếu. Nhà máy hóa học sản suất Nitroglycerin cũng là 90% cổ phần họ Trần. Bốn nhà máy sản suất súng đạn cũng là 9,5 phần cổ phần thuộc về Quang Diêu. Robert cũng lười quản mấy thứ nhà máy khó kiếm ra tiền này. Hắn chỉ quan tâm Heroin nhà máy mà thôi.
Lô vũ khí Kammerlader thì thuộc về kinh doanh của công ty K&R. Lần này nếu tính tổng giá trị hợp đồng 15 ngàn khẩu súng thì công ty lãi dòng đến 22 vạn lượng bạc. Đây là một con số không hề nhỏ chút nào. Tất nhiên lần giao dịch 5 ngàn khẩu súng này thì lãi dòng mang về chỉ là 7 vạn lượng hơn, nhưng như vậy cũng đủ cho K&R quay vòng vôn và chạy đi Châu Âu thêm một lần nữa.
Nhà máy vải là một chủ chương của Diêu thiếu. Hắn cần một mặt hàng để có thể che đậy Heroin đem xuất khẩu đi đầu độc các nước lân bang như Đại Thạn, Xiêm La, Miến Điện. Tất nhiên có cơ hội thì Châu Âu, Châu Mỹ, không thể thoát được ma chưởng của hắn. Dệt vải là ngành ruột của Robert nên không quá khó xây dựng tại nơi đây. Nói một cách cơ bản thì miến Nam nước Mỹ nổi tiếng với công nghiệp dệt may ( năm 1860 sản lượng của miền Nam nước Mỹ là 4.500.000 cuộn còn miền bắc là không đáng kể). Tên Robert là xuất thân Miền Nam điển hình nên hắn chả lạ gì vơi các nhà máy dệt này.
Nhưng nói đi cũng nói lại đừng khinh thường nhà máy dệt, thời quân phiệt chủ nghĩa tại Trung Hoa các ông chủ nhà máy dệt của Trung Quốc toàn là các đại gia đình đám cả đấy. Cái ngành này nếu biết tận dụng thì không phải là không sinh ra lợi nhuận cao. Nhưng quả thật nếu đem so sánh với ngánh sản suất ma túy trằng siêu lợi nhuận thì ngành dệt chỉ là… tôm tép mà thôi.