Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 197: Bỗng nhiên nổi danh




Quân Nam xứ Wietze chỉ tiến tới khoảng 800 trước doanh địa quân Saxony mà oanh tạc cùng bắn tỉa thôi. Họ hoàn toàn không có ý tứ đánh lấn thêm chút nào. Nói chung mỗi ngày đều có đọ pháo và thương vong. Thường là pháo binh Saxony thay đổi trận địa sau đó oanh kích một lượt vào các chiến hào của quân xứ Wietze đang dần dần bò lan trên mặt đất mà cuốn lấy họ. Tiếp theo đó là đại bác xứ Wietze tìm được mục tiêu sau đó ầm ầm khai hỏa tấn công vùi lấp trận địa pháo Saxony buộc họ phải rút lui. Tiếp theo là pháo cối của quân xứ Wietze nổ vang bắn từng đầu đạn 24 pound tới tấp vào doanh địa của Saxony. Nhưng thủy chung có diễn biến ra sao thì quân xứ Wietze vẫn không tiến thêm một bước nào kể cả những thời điểm quân Saxony đã bị buộc lùi khỏi trận địa một đoạn dài.



Nói dỡn a, Diêu thiếu không có ngu, vũ khí mạnh nhất của lính tây dương là xung phong trận địa. Quân Saxony đến tận 9000 quân lại là các lão binh theo một nghĩa nào đó. 800m là khoảng cách an toàn nhằm đối phó với một cuộc xung phong quy mô. Lại gần hơn thì khác nào là tự sát, 3500 quân của Diêu thiếu nói cho cùng vẫn là các tân binh. Những ngày qua đùng đoàng đấu súng từ xa hay nấp trong hầm cá nhân tránh pháo thì hiệu quả đấy. Nhưng để 3500 người này lao lên cận chiến với lưỡi lê và vật lộn thì không đủ nhét kẽ răng cho quân Saxony. Chính vì lý do này mà Diêu thiếu quyết định đánh tiêu hao với quân địch.



Pháo của chúng bị áp chế, cả pháo và cối của xứ Wietze mạnh hơn, lại thêm đội súng bắn tỉa ngày càng hoàn thiện vậy nên chẳng có lý do gì phải vội vã xông trận cả. Thêm vào đó Diêu thiếu đặt rất nhiều niềm tin vào 500 tinh nhuệ binh đặc chủng của mình đanh thâm nhập hậu phương địch. Hắn là đang chờ quân Saxony kiệt quệ bắt buộc phải rút lui.



Mỗi ngày qua là mỗi ngày đốt tiền, nhưng Diêu thiếu đốt tiền hiệu quả hơn vì số thương vong của quân Saxony là quá nhiều. Mối ngày có tới vài chục đến cả trăm người thương vong do cả đạn pháo lẫn các tay bắn tỉa phía xứ Wietze hạ thủ. Tất nhiên quân Saxony đã bắt đầu đề phòng hơn về việc bắn tỉa, nhưng các tay súng của xứ Wietze cũng ngày càng hoàn thiện hơn nhiều. Mỗi xạ thủ xứ Wietze đều quen thuộc hơn với những sai số của đứa con cưng trong tay bọn họ. Chính vì thế những xạ thủ xứ Wietze lúc này mới chính là các tử thần hiệu suất nhất trên chiến trường.



Tất nhiên pháo cối cũng là một trong những sát thủ mang tính khủng bố cùng cực của quân xứ Wietze. Không phải quân Saxony không có pháo cối. Những thanh pháo cối của họ có đặc điểm chẳng khác nào pháo bộ binh, tức là có bánh xe, giá pháo, đĩa xoay v.v… Không thể không nói những thanh pháo cối này có được độ chính xác căn chỉnh một cách tuyệt vời. Nhưng chính vì cồng kềnh như vậy chúng hoàn toàn không thể bố trí dưới chiến hào bắn lên được. Cuối cùng các pháo cối cũng như sơn pháo của Saxony chỉ sau một đợt nhả lửa sẽ ngay lập tức biến thành mục tiêu cho các khẩu pháo Krupp vói tầm xa vượt trội oanh tạc.



Nói chung trong cuộc chiến này Diêu thiếu đã rút ra rất nhiều hạn chế của súng cối M63 Đại Nam. Chính xác kém, không thể bắn áp chế trận địa pháo đối phương. Nhưng ưu thế cũng rất nhiều ví như có thể bố trí trận địa cối dường như là ở mọi dạng địa hình… Khi có được số lượng nhất định để bắn bao trùm thì súng cối có sức hủy diệt trận địa địch vô cùn ghê gớm. Bài học thứ hai đó là không thể thiếu các thanh đại bác tầm xa, uy lực với độ chính xác cao trong các trận chiến mặt đối mặt sòng phẳng được. Nếu chỉ có mình súng cối thì rất có thể sẽ trở thành bia tập bắn cho đối phương.



Bài học được rút ra là từ thực tiễn chiến đấu, mỗi loại chiến trường, mỗi loại địch thủ khác nhau đều phải có những cách đánh linh hoạt khác nhau vậy.



Ngày 20 tháng 6, những cơn mưa nhỏ làm cho chiến hào lầy lội vô cùng. Các chiến sĩ hai bên bì bõm lết thân xác trong những vũng lầy nhớp nhúa. Tính cảnh này không thích hợp cho tác chiến, cả hai bên không hẹn mà cùng gặp, tiếng súng ngưng nghỉ sau hơn một tuần đì đùng chém giết.



Quân xứ Wietze được đãi ngộ nói chung là vô cùng tốt, thương binh là được vận chuyển về hậu phương cứu chữa, ở nơi này đã lập được một cơ sở nuôi cấy Penicillin lâm thời, số lượng đủ dùng, thuốc tím, cồn, là không thiếu. Hiện tượng nhiễm trùng do vết thương được giảm thiểu đến mức tối thiểu nhất. Còn nói đến thức ăn, đạn dược thì quân xứ Wietze phải nói là sướng nhất. Bánh mỳ trắng, thịt ngỗn, thị lợn, thịt gà, rau xanh không thứ gì là thiếu cả.



Để dự trù cho trận chiến này thì Diêu thiếu đã bỏ vốn gốc ra rồi. Hậu cần binh là 2 ngàn quân công quốc Wolfsburg. Nói chung công quốc Wolfsburg lần chiến tranh này họ kiếm lời lớn, thứ nhất nhà máy sản xuất Penicillin được dựng trên đất của họ. Một xưởng sản xuất đạn vỏ động dã chiến cũng được thiết lập trên đất Wolfsburg với nhân công là người Wolfsburg. Tất nhiên công tước xứ Wolfsburg cũng không ngu nên sẽ cho người thâm nhập ăn cắp công nghệ đạn vỏ đồng này. Tất nhiên họ không chế nổi súng để sử dụng loại đạn trên nhưng có thể mua mà. Không thì cũng thiết lập vài xưởng chế đạn vỏ đồng, kẽm mà bán cho Phổ, nghe nói đâu Phổ sắp oánh nhau cùng Đan Mạch rồi. Điểm lợi thứ 3 đó chính là quân xứ Wietze tiêu thụ rất nhiều sản phẩm lương thự từ công quốc Wolfsburg. Các thương nhân công quốc Wolfsburg còn lập ra cả một ban để chuyên cung cấp lương thực chất lượng cao cho đội quân xa hoa xứ Wietze. Nói thật nhiều người cảm thấy quân đội của xứ Wietze ăn quá ngon, ăn còn ngon hơn cả một số tiểu địa chủ tử tước vậy.



Tại sao Diêu thiếu phải khoa tay mà đối xử quá tốt với nhóm binh sĩ người Đức này, ăn thì ngon, lương thì cao. Thật ra có rất nhiều lý do. Thứ nhất là duy trì sức khỏe và sức chiến đấu của họ, thứ hai là diu trì tinh thần chiến đấu của họ. Nên nhớ đây là nhưng nông dân các vùng Berlin, Potsdam, Brandenburg. Họ chẳng liên quan tí xíu nào đến xứ Wietze cả. Vậy nên nếu muốn động viên tinh thần chiến đấu của họ thì không có gì ngoài tiền lương cùng thức ăn ngon cả.



Diêu thiếu xét cho cùng vẫn là một quý tộc ngoại lai, hắn chưa có đủ danh vọng để hội tụ quần chúng, ngay cả đến chưng binh cũng phải nhờ đến uy vọng của Otto von Bismarck và vua Phổ. Nhưng Diêu thiếu lại có một vũ khí tối quan trọng đó là tiền, hắn đang dùng tiền một cách hiệu quả cho nhánh quân này.




Tất nhiên một khi Diêu thiếu chiến thắng trong trận chiến Hambühren battlefield thì danh vọng của hắn tại Châu Âu sẽ chắp cánh mà bay lên. Chính vì thế cuộc chiến này của Diêu thiếu không chỉ là đánh lấy xứ Wietze đơn thuần mà là đánh cho cả giới quý tộc liên bang Đức nhìn vào, đánh cho cả Châu Âu biết đến cái tên Diêu thiếu.



Trời mưa liên tiếp 3 ngày, nhưng chỉ có ngày đầu tiên là nghỉ ngơi mà thôi, hai ngày tiếp theo thì quân bắn tỉa của xứ Wietzelại hoạt động điên cuồng. Nói chính xác là trời mưa khiến cho chiến hào lầy lội không thôi, việc nằm bẹp trong chiến hào là bất khả thi, chỉ cần quân Saxony nhấp nhổm thì ngay lập tức sẽ lĩnh ngay một viên đạn vào đầu. Không có mũ sắt bảo vệ thì đó chính là chết người tai nạn.



Để tăng độ chính xác dưới điều kiện trời mưa thì lính bắn tỉa đã tản ra bò lên chiến hào tiến thêm tầm 100m dưới sự yểm hộ của bao cát thoải mái nhắn bắn quân Saxony. Họ chỉ cần dùng vải bạt che chắn ống ngắm không dinh nước mưa là có thể không mấy cản trở mà nhắm bắn rồi. Nên nhớ mỗi đầu người bên quân địch sẽ lấy Demark ra mà tính đó, giết càng nhiều được thưởng càng hậu hĩnh. Các tay thiện xạ Đức bắt đầu điên cuồng săn giết rồi.



Trời mưa là thiên đại kẻ thù của súng nạp đạn cửa trước, họ phải che chắn vải bạt cực kì kín đáo để đổ thuốc súng cũng như nhồi đạn. Công việc này cùng với một chiếc bạt to lớn trở nên vướng víu vô cùng. Nhưng quân xứ Wietze lại chẳng có cái sự bất tiện này. Họ chỉ cần thò tay vào túi da bên hông lôi ra một viên đạn đồng, nét vào súng và bắn. Chỉ có như vậy mà thôi.




Ngày 23 tháng 6 tin tức đầu tiên được đưa về chiến trường Hambühren. Cây cầu bắc qua sông Aller nối liền Celle và Hambühren đã bị thuốc nổ Dynamite của 500 quân biệt kích do Trần Văn Vân đánh sập. Từ đó việc các quý tộc Leipzing hay Dresden của vùng Saxony muốn vận chuyển lương thực cho chiến trường Hambühren là khó không thể tả. Họ chỉ còn cách là mượn đường Hanover công quốc mà tiến vào chiến trường mà thôi. Nhưng vấn đề là Hanover thuộc phe trung lập, họ không muốn đắc tội Phổ cũng không muốn tham gia cuộc chiến tranh này.



Nắm được cơ hôi bỏ đã xuống giếng công tước xứ Wolfsburg vội vã ra lệnh cho 3 ngàn quân còn lại của mình tổng lực ép sát Bá quốc lãnh Brunswick nhằm ép bọn này dừng ngay hành động hỗ trợ Saxony. Lúc này Saxony vẫn phải đang mượn đường Brunswick, để đưa được lương thực, khí tài cũng như tăng vện vào chiến trường Hambühren.



Với sức ép của công tước xứ Wolfsburg thì bá tước xứ Brunswick bắt đầu lưỡng lự. Tin tức bất lợi của liên quân quý tộc Saxony như không cánh mà bay khắm liên bang Đức rồi, rất nhiêu người đang chăm chăm theo dõi cuộc chiến này đấy.



Nhưng kể cả như vậy thì bá tước xứ Brunswick cũng chỉ là lưỡng lự mà chưa từ bỏ đồng minh Saxony của mình. Nhưng sự lưỡng lự này cũng chỉ có thể cố gắng được vài ngày mà thôi. Vì tin tức khủng bố sau đó khiến cho vị Bá tước Brunswick vôi vã ngả về phe Phổ quốc. Ngày 28 tháng 6 chỉ với 500 quân tinh nhuệ bí mật tấn công trong đêm mà quân của Nam tước xứ Wietze đã đánh xập phân nửa pháo đài Celle, đánh tan gần 1500 quân của bá tước xứ Celle, gần như toàn bộ thành viên gia tộc Wassermann. Tin tức này phải nói là động trời. Vì ai cũng không thể ngờ nổi Nam tước xứ Wietze mới chỉ tổ chức một nhúm tân quân. Lấy 4000 quân đấm nhau với 9 ngàn liên quân Sanxony tại chiến trường Hambühren đã là ghê gớm lăm rồi. Kinh dị là quân Nam tước lại có được ưu thế nhất định, nhưng kinh dị nhất là vị Nam tước này lại ghê gớm đến độ dám cắt là 500 quân cắt luôn đường lui của 9000 liên quân. Đây không sợ là ăn no quá mà vỡ bụng hay sao.



Quý tộc Phổ lúc này đang mở ra bàn cá độ xem cuộc chiến Hambühren sẽ đi đến đâu rồi. Tất nhiên tỉ lệ đặt cược Diêu thiếu chiến thắng chỉ là 1 bồi 1.1 còn tỉ lệ thắng của Saxony đã lên tới 1 bồi 7,5 rồi. Không ai ti tưởng được trong tình thế này quân Saxony có thể lật được thế cờ. Quang trọng là lúc này họ đang cá cược là nếu ngồi vào bàn đàm phán thì vị tân tinh tú Nam tước xứ Wietze này sẽ đòi hỏi những gì.



Lúc này thì Diêu thiếu bỗng nhiên thành danh nhân mới nổi ở Liên bang Đức rồi. Các chiến tích đánh đấm cùng quân Pháp, Tây Ban Nha tại Đông Á của hắn không ngờ cũng được moi móc hết ra. Trong măt mọi người thì lúc này Diêu thiếu là một tướng quân, thái tử, thủ tướng cường đại. Không ngờ danh hiệu chiến tướng thường thắng của hắn lại được đặt lên đầu. Điều này có thể thấy được chủ nghĩa anh hùng ở Đức là rất thịnh. Những danh hiệu như thái tử, thủ tướng đều bị xếp lại.



Nghe đế tin tức Diêu thiếu đánh đập quân Pháp như thế nào khiến cho người Đức gần gũi với gã quý tộc ngoại lai này hơn nhiều. Có một nhóm không nhỏ các thanh niên trẻ tuổi đã coi Diêu thiếu là thần tượng rồi. Đơn giản hận thù của người Đức và người Pháp quá sâu, những cuộc trinh phạt Đức không biết mệt mỏi của Napoleon Bonaparte đã khiến người Đức đổ không biết bao nhiêu xương máu. Vì vậy lúc này có một vị “anh hùng” cho Pháp ăn hành thì lẽ dĩ nhiên rất dễ trở thành thần tượng của họ rồi.