Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 178: Phát hiện ra Lý Chấn là kẻ xuyên




Nói đến tình hình Thái Nguyên ( chỉ dung 8 tỉnh miền bắc với thủ phủ là Thái Nguyên) có bất ổn hay không thì có thể diễn tả một câu đó là ổn định vô cùng. Sau Hòa ước Nhâm Tuất thì người Pháp cũng khá tuân thủ chặt chẽ các quy định đã kí trong bản hòa ước 18 điều đã nêu trên. Người Pháp bắt đầu thiết lập một chính quyền bù nhìn họ Lê tại Thành Hà Nội. Nhưng khốn nạn ở chỗ đó là ở đất Thăng Long nếu giơ cao ngọn cờ cựu tộc Lê triều lại có sức hiệu triệu rất lớn, chẳng quá bao lâu mà chính quyền nhà Lê bù nhìn kia lại có thể xây đựng bộ máy hành chính đầy đủ cho 3 tỉnh Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, và phân nửa Thanh Hóa.

Nói thật ra ai cũng có thể hiểu được chính quyền bù nhìn kia không hề có một chút quyền lực thực tế nào. Nhưng sức hiêu triệu lại khiến cho tình hình dân phong trào quần chúng đứng lên chống Pháp tại ba tỉnh Bắc bộ kia không hề có chút khởi sắc nào. Ngược lại với đó quân Pháp không biêt từ đâu đào ra được một kẻ tên Lê Duy Doãn tự xưng là hậu duệ hoàng tộc Lê triều. Sau đó các quan viên cũ tại Ba tỉnh nếu có tư tưởng không chống đối Pháp hoặc những người có tình cảm với nhà Lê tại Thăng Long, Nam Định, Thái Bình lại hô hào người dân không nên chống lại Tân chính Phủ.

Chiêu này của người Pháp độc gấp trăm lần cách họ thiết lập chính quyền đô hộ tại Nam Kỳ vào những năm 1857-1862. Điều này có được không đơn giản bởi người Pháp nghĩ ra mà họ được tư vấn rất chi tiết với tình hình Bắc Bộ. Cuộc xâm lăng mang tính thực dân thuộc địa của người Pháp sau đó lại được Hà Nội chính quyền bù nhìn tung hô thành cuộc cách mạng thần thánh giúp giải phóng Ba tỉnh Bắc bộ và khôi phục được triều Lê đầy “lòng nhân từ”.

Nói cũng lạ, chính sách chia dân 8 cấp của triều Nguyễn sau đó áp dụng chế độ hà khắc bất bình đẳng cho Bắc Bộ cùng các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi v.v… lúc này lại có tác dụng bắn ngược. Chính sách của Nhà Nguyễn cũng là suy nghĩ chung của các đời Vua Nguyễn đó là áp chế cái nôi Tây Sơn triều cũng như áp chế cái nôi Lê triều. Nhưng chính cái chính sách đối xử bất binhg đẳng này lại gây cho lòng người những nơi này cực oán giận Nguyễn Triều. Nhiều năm tích tụ, nay lại bị Lê triều bù nhìn tại Hà Nội kích động thì người dân vốn dĩ nhẹ dạ cả tin của 4 tỉnh lại như ăn bùa mê mà quay lại ngưng tụ cùng Hà nội.

Thực sự đây là cái vả cực kỳ đau vào mặt Thái Nguyên cũng như Huế. Vốn dĩ Diêu thiếu muốn chơi theo kiểu rút dân. Có nghĩa là tìm cách đón dân từ bên kia sông Hồng chạy về địa bàn của hắn. Nhưng tình hình này chỉ khá được trong thời gian đầu mà thôi. Đến lúc này không ngờ lại có dân vượt biên từ bên bờ Nam sông Mã tiến về phần Hà Nội quản hạt để sinh sống.

Người Pháp đúng là đủ mưu mô, hay nói đúng hơn là kể giúp người pháp đúng là đủ mưu mô. Cái chế độ phân dân 8 cấp của triều Nguyễn được Hà Nội sử dụng thành thục đến vô cùng. Tất cả dân chúng 4 tỉnh do Hà Nội quản lý đều được nâng bậc đối xử như dân chúng Lục Tỉnh Nam Kỳ. Cuối cùng lại người Pháp vẫn có thể bóc lột 2,5 triệu dân của 4 tỉnh Bắc Kỳ như thường, nhưng chính quyền Hà Nội vẫn được nhân dân ca tụng là vĩ đại. Nếu không phải Thái Nguyên tân chính đối xử dân cực tốt thì có lẽ cũng có dân chạy từ bờ Đông sông Hồng qua bờ Tây Sông Hồng mất.

Chính co sự tư vấn mang tính đột phá của nhóm người chết dẫm kia mà người Pháp chẳng tốn công mấy cũng đứng vững tại Bắc Kỳ. Họ chẳng cần đi đàn áp dân chúng hay ra mặ làm điều tà ác gì mà chỉ cần Lê triều bù nhìn thay mặt chịu tiếng xấu là đủ.

Nhưng người Pháp thực dân Bắc kỳ và quá khứ là khác nhau hoàn tào, sau những trận dọ sức cùng người Anam tại Thanh Hóa cũng như Thái Bình thì những người Tây Âu này cũng hiểu được một chuyện. Dùng sức mạnh quân sự rất khó có thể hoàn toàn đánh bại người Đại Nam. Chính vì thế người Pháp vốn giỏi lấy nắm đấm nói chuyện lại quay qua chơi trò diễn biến hòa bình cùng diễn biến chính trị.

Cái mà người Pháp lúc này làm lại là vực dậy nông nghiệp cùng công nghiệp cùng kinh tế của bốn tỉnh Bắc Bộ. Nói là bóc lột nhưng họ không ra tay nặng nề mà liên tục thực hiện các công trình trị thủy, làm đường giúp đỡ dân chúng trồng trọt chăn nuôi cũng như phát triển công nghệ, nhà máy v.v… Tất nhiên những việc làm này chẳng mang ý nghĩa tốt đẹp thực sự nào. Nhưng chúng thể hiện ra người Pháp là “thân thiện” trong mắt người dân 4 tỉnh. Việc này còn nguy hiểm gấp 1 vạn lần việc người Pháp ra sức vơ vét tại Nam Kỳ.

Ví như lúc này tiền thuế thu được người Pháp không lấy tất cả mà đập một nửa vào vấn đề nhân sinh, phụ hồi cuộc sống cho nhân dân 4 tỉnh. Cái chiêu lấy tiền của người để ban ân người này hiệu quả quá tốt. Người dân vốn vo tri, ai tốt với họ một họ tốt lại 10, đau buồn thay rất nhiều thanh niên Bắc Bộ 4 tỉnh quên đi ai là người nổ súng các thành trì Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình mà đầu quân cho triều Lê bù nhìn tại Hà Nội. Họ ra trận để bảo vệ cuộc sống mà họ cho rằng đó là tịnh thổ mà người Pháp và Hà Nội mang lại.

Trong phút chốc quân số của người Pháp tại bốn tỉnh lại không còn là điều đáng quan tâm nữa rồi. Hơn nữa tinh thần bảo vệ “gia hương” của thanh niên 4 tỉnh Bắc bộ là cực kì mạnh mẽ. Họ bị tẩy não bởi các nhà truyền giáo phương Tây cũng như bị làm mờ mắt bởi các chính sách có phần “ưu ái” của người Pháp + Hà Nội. Tình hình diễn biến khiến cho Diêu thiếu run sợ, hắn không ngờ người Pháp lại cao thủ đến vậy hay nói cách khác thế lực hắc ám bắt tay cùng người Pháp lại cao thủ đến vậy. Diêu thiếu rất muốn cảnh báo cho Huế cái nguy cơ lớn bằng trời này. Nhưng cảnh báo thì sao, nếu Huế không cải cách, không thay đổi thái độ đối xử với các vùng khác nhau một cách triệt để thì dù có nhìn thấy âm mưu của Pháp cũng đành bó tay.

Tất nhiên Diêu thiếu không phải không có cách nào, hắn cũng đã lên kế hoạch cho một cuộc chiến toàn diện, lâu dài. Từ kinh tế, quân sự, chính trị, tôn giáo từ đây Thái Nguyên và Hà Nội sẽ triển khai một cách mạnh mẽ. Tất nhiên hòa ươc mới kí kết chưa thể xóa bỏ ngay nếu Thái Nguyên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất. Diêu thiếu sau khi bàn giao lại công việc và các mục tiêu ngắn hạn một cách cụ thể cho Văn Phòng Chính Phủ thì cũng bắt tay vào chuẩn bị cho chuyến Tây Du dài đằng đẵng của mình.

Tất nhiên vấn đề của Thái Nguyên không chỉ có miền Nam là người Pháp, vấn đề thù giết vợ sát con của miền Bắc cũng được Diêu thiếu tự mình lên kế hoạch.

Nói về vấn đề miền bắc thì không thể không nói đến công lao của Lý Tân. Tên này không ngờ làm ăn rất tốt tại Hongkong với vở bọc là trùm xã hội đên khu Xa Thủy khét tiếng. Đàn em người Hoa dưới tay hắn cỏ cả ngàn người. Không ngờ nhiệm vụ Diêu thiếu đề ra cho Lý Tân là điều tra Lý Chấn lại chẳng hề tốn công một chút nào. Mèo chưa săn chuột thì chuột tự phết nước mắm lên người rồi dâng lên tận miệng cho Mèo ăn.

Số là Quảng Đông tỉnh nơi Lý Chấn quản lý lại có thành phố hải cảng Quảng Châu với Quảng Châu Loan là đặc khu buôn bán của người ngoại quốc như Anh, Pháp. HongKong Macau đều trong cái khu vực cảng biển Quảng Châu này. Chính vì lý do đó có thể nói Quảng Châu chính là đầu mối buôn bán heroin lớn nhất trong lục địa Thanh triều. Tất nhiên những vùng khác như Phúc Kiến, Thượng Hải đều có phân bộ của công Ty Đông Ấn Anh canh tác. Nói chung là Đại Thanh đã tràn ngập heroin khắp nơi rồi.

Tất nhiên Lý Chấn biết rõ thứ đồ chơi này, làm sao hắn để cho thứ này có thể lọt vào địa bàn của hắn nói riêng và Trung Hoa nói chung. Vậy là một cuộc va chạm này lửa giữa Lý Chấn cùng các thương nhân Anh nổ ra, vấn đề mâu thuẫn đó là heroin. Tất nhiên Lý Chấn cấm được mặt sáng nhưng các thế lực ngầm người Hoa bản địa lại hoạt động trong tối. Mà Heroin không đi theo con đường Macau, Hongkong vào Quảng Đông thì cũng có thể theo đường bộ từ Phúc Kiến đưa xuống. Nói chung là nhúm quân vài vạn người của Lý Chấn có trang bị súng Italy có thể đánh nhau được đấy nhưng để quản lý cho không lọt một tỉnh to lớn, với các thành phần phức tạp như Quảng Đông là không thể.

Lý Chấn lập tức điều động mật vụ của bản thân bí mật điều tra nguồn gốc của số dangg Heroin vượt thời đại trên. Tất nhiên nhiều đầu mối tập chung đến HongKong. Vậy nên trong lúc Lý Tân chưa kịp điều người vào nội địa Quảng Đông điều tra Lý Chấn thì một loạt thám tử của Lý Chấn đã xâm nhập HongKong.

Diêu thiếu là ai? Hắn có thể không có tài thiện xạ như một xạ thủ như Lý Chấn nhưng nói về đào tạo Mật vụ thì Lý Chân có chạy 10 vạn tám ngàn dặm cũng không thấy được bóng lưng của Diêu thiếu. Tổ mật vụ 50 người tại HongKong là nhóm học sinh đầu tiên với thâm niên công tác lâu năm lại tổ chức được một mạng lưới kinh khủng tại HongKong dưới danh xã hội đen. Chính vì lỹ do này mấy con gà mờ của Lý Chấn cử đến điều tra thì lớ nga lớ ngớ bị tóm gọn.

Dưới các chiêu bài tra tấn tinh thần, thể xác đặc biệt mà Diêu thiếu đã truyền thụ thì chẳng mấy chốc mấy thám tử của Lý Chấn đã khai hết cả tám đời tổ tông của họ ra. Tất nhiên các thôn tin này lại được các mật vụ của Diêu thiếu Tại HongKong một lần nữa xác minh lại. Chiêu bài dùng heroi khống chế mật vụ của Lý Chấn không hiệu của vì lúc này Heroin đã tràn ngập Quảng Châu, rất dễ để mua bán. Chính vì lý do này các mật vụ của Lý Chấn sau khi hoàn thành chức năng của họ thì đều đi gặp Diêm Vương cả rồi.

Một bản báo cáo dài dằng dặc của Lý Chấn từ thân thế, sự nghiệp đến cả phát ngôn thường ngày được đặt trên mặt bàn của Diêu thiếu. Diêu thiếu lúc nhận được bản báo cáo thì đã sững sờ đến không khép được miệng, một kẻ xuyên như Diêu thiếu thì sao có thể không nhận ra những điểm khác biệt mang tính cơ bản của bản báo cáo này.

“… tiểu binh… bắn chết sĩ quan Thái Bình Thiên Quốc…. Thăng tiến như tên bắn… Đạo Đài Thượng Hải… đánh vài trận cùng người Pháp…. Đầu tư sản xuất súng công nghệ Italy… thành lập tân quân chính quy kiểu hiện đại… đã từng phát ngôn. – Cái thứ này là heroin không thể xuất hiện vào lúc này, các ngươi phải tra bằng được kẻ chế tạo ra heroin. Bằng mọi cách diệt trừ hắn- Đây là phát ngôn của Lý Chấn khi ra lệnh cho mật vụ…”

Chỉ bằng chừng ấy thôi thì Diêu thiếu cũng đã cố thể đưa ra một nhận xét chính xác 100% đây là một thằng xuyên y chang như Diêu thiếu. Có điều tên này xuyên về Trung Hoa mà lại là kẻ thu giết vợ sát con của Diêu thiếu.

Nếu Trung Hoa có một kẻ xuyên thì đất nước mất trăm triệu người này sẽ đáng sợ ra sao? Đại Nam liệu có thể sống nổi không. Thù nhà nợ nước, cộng thêm tiến trình lịch sử TQ_VN cuối cùng Diêu thiếu đưa ra một quyết định. Lý Chấn bắt buộc phải chết, may mắn là trong hai kẻ xuyên thì Diêu thiếu mới là người phát hiện ra Lý Chấn trước tiên. Trong khi đó Lý Chấn chắc chắn đang còn loay hoay tìm kiếm đối thủ xuyên trong bóng tối của mình. Chính vì lý do này Diêu thiếu lại càng cần có đột phá mới mang tinh quyết định về công nghệ để có thể lấy công nghệ bù đắp số lượng. Tháng 3 Diêu thiếu bí mật lên chiến hạm Phổ tây du đến Châu Âu. Một chuyến đi đầy mong chờ cũng như đầy chông gai. Năm Quý Hợi mở ra như thế đó.