Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 166: Âm mưu thâm hiểm




Cuối tháng 8 một lá thư theo một cách bí mật nhất được đặt trên bàn làm việc của Diêu thiếu, lad thư có nguồn gốc từ Đại Tá hải quân Pháp Ferid Lefebvre. Nói thật Ferid Lefebvre cũng phải rất vất vả mới có thể chuyển được lá mật thư này đến được Vạn Ninh. Cũng may mắn đó là trong gần hai năm qua gia tộc Lefebvre và Vạn Ninh làm ăn rất khăng khít và bí mật nên Ferid Lefebvre mới có được khả năng thực hiện được việc này.



Bức thư này được viết theo mật mã quy định của Diêu thiếu và gia tộc Lefebvre vậy nên bức thư này có rơi vào tay người khác cũng khó bị phát hiện ra nội dung bên trong. Tất nhiên hệ thống mật mã này khác với hệ thống mà các mật vụ của Vạn Ninh xử dụng. Diêu thiếu không có điên mà công khai hệ thống mật mã của Vạn Ninh ra ngoài.



Trong bức thư của Ferid Lefebvre có đoạn viết như sau: “…. Đại Nam có người của Pháp, hoặc giả thế lực nào đó muốn Pháp khống chế Đại Nam. Một người Châu Á có tên tiến pháp là Adam đã thỏa thuận với người Pháp về một chính quyền bù nhìn mà quốc vương mới của Đại Nam sẽ do tổ chức của tên Adam chỉ định. Tất cả binh lực, sự bố trí của các vị đã bị người Pháp biết. Chúng tôi sẽ tấn công vào Sông Hồng và chia cắt Đại Nam, cô lập Huế và phần phía Bắc còn lại….”



Đúng thật là tên thư sinh mặt ngọc tự lấy tên tây cho mình là Adam kia đã phân tích rất cặn kẽ. Đại Nam như một con rồng. Tất công phần đuôi của nó thì cả đầu và thân mình của nó sẽ trở ngược mà cắn các vị. Tất công phần đầu cũng không được. Nhưng Đại Nam có chỗ yếu đó là không có chiều sâu về mặt lục địa, vậy nên cách đánh là chia cắt chúng ra. Nhưng người Pháp không biết được bố trí binh lực Đại Nam ra sao mà chia cắt đánh, nhỡ đâu đánh đúng vào hang ổ có cả vạn người cầm súng đang chờ thì tai họa như trận Manila sẽ lập lại ngay lập tức. Nhưng tên thanh niên Người Châu Á này lại mang đến một bản đồ bố trí sơ bộ gần như khá hoàn hảo cho quân sự của Đại Nam. Chính vì vậy một kế hoạch tấn công vào Sông Hồng được định ra.



Tên thanh thanh niên có tên Adam còn có nói, tình hình này khó có thể đánh bại Đại Nam bằng binh lực, chỉ có thể tìm cách để người Đại Nam tự đánh bản thân mới là thượng sách. Vậy nên kế hoạch của người Pháp là đánh vào Sông Hồng chiếm đóng Nam Định. Hà Nội, Ninh Bình. Từ đó sẽ chia cắt hoàn toàn cụm căn cứ Vạn Ninh, Thái Nguyên Cùng triều Đinhg Huế. Sau đó sẽ cho hạm đội phong tỏa biển Quảng Yên.



Theo tên người Châu Á có tên Adam nhận định thì Vạn Ninh mới là đầu tàu quân sự, kinh tế của Đại Nam, chỉ cần khóa chết Vạn Ninh thì Đại Nam như mất đi 70% sức mạnh. Đến lúc đó thì Huế bắt buộc phải thỏa hiệp. Và ý đồ của tên thanh niên Á đông này là phân hóa Huế và Vạn Ninh, khiến cho Vạn Ninh tự lập, đó là chia bé sức mạnh của Đại Nam, đến lúc đó có thể thỏa hiệp để cho cha con họ Trần làm vương Đất Bắc. Chính khi đó thì họ Trần vì quyên lực, vì sự tự lập sẽ không quan tâm đến Huế. Điều này sẽ khiến Huế trở nên cô lập, không có sự hỗ trợ của Vạn Ninh thì Pháp có thể như tằm ăn rỗi mà từ từ lấn xuống phía Nam. Đến khi chiếm được đất đai đủ, có nhân lực, có thực dân địa thì hoàn toàn có thể tập trung mà xử lý cái đầu tàu Vạn Ninh.



Tất nhiên kế sách thâm hiểm của tên Á Đông tên Adam được ban tham mưu của Pháp đánh giá cực kỳ cao và có tính thực tiễn cao. Họ hanh chóng lên kế hoạch tấn công Hà Nội qua Sông Hồng. Con sông này đủ lớn để có thể cho Tuần Dương Hạm tiến vào và bên cạnh đó người Pháp còn được tổ chức của Tên thanh niên cung cấp đủ hoa tiêu dẫn đường cho lần tấn công này.




Tao kế hoạch thì ngày 1 tháng 9 quân Pháp sẽ đổ bộ sông Hồng và tiến hành đánh chiếm Nam định. Tức là kể từ lúc Diêu thiếu nhận thứ của Ferid Lefebvre thì chỉ có 4 ngày cho quân Vạn Ninh có thể làm ra ứng đối. 4 ngày có thể làm được gì? Diêu thiếu không thể không căm hận mà lật tung cả cái bàn trước mặt.



Kế sách quá âm hiểm, quá ác độc. Cả Vạn Ninh, Thái nguyên sẽ bị cô lập bao vây, rồi những diễn biến hòa bình, diễn biến chính trị, diễn biến chiến tranh tiếp theo sẽ khiến tình hình không biết đi đến đâu. Mọi bố trí của người Đại Nam đều là công cốc. Quân lực của Đại Nam phân bố cực kì không đồng đều do sự cải cách quân sự vẫn chưa triệt để. Và Diêu thiếu cuồi cùng cũng chỉ là một siêu mật thám mà không phải là một nhà quân sự có tầm nhìn chiến lược. Nếu thay Diêu thiếu bằng những bộ não như đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Trọng Tấn, Thượng tướng Trần Văn Trà … chẳng hạn thì họ thừa sức bố trí một chiến trường Đại Nam không một giọt nước lọt vào nổi với binh lực tương quan hai bên như vậy. Nhưng biết thì biết Diêu thiếu không thể làm gì khác hơn. Sai lầm thì đứng lên sửa chữa, chứ không phải sai lầm để nằm xuống rồi kiệt quệ.



Hà Nội, Nam Định khẳng định là giữ không nổi, 4 ngày chỉ đủ để quân Vạn Ninh, Thái Nguyên đế nơi mà không thể có bất kì một bố trí nào. Chỉ có thể giữu được Gia Lâm và thủ chắc Hải Dương không để quân Pháp đổ bộ bờ Đông sông Hồng mà thôi. Diêu thiếu quyết định thật nhanh mà chuyển 4 ngàn quân từ Thái Nguyên vào Từ Sơn rồi thiết lập phòng tuyến Đông sông Hồn đoạn Gia Lâm. Tiếp theo là 5 ngàn quân từ Vạn Ninh lao vội về Hải Dương thiết lập tuyến phòng thủ. Lúc này đã gấp đên tận răng nên Diêu thiếu chẳng ngại chó gì Tuần Tổng đốc hay tuần Phủ Hải Dương nữa. Lúc này mà lũ ấy láo nhào là Dieu thiếu xử lý luôn. Vận nước đã long đong đến độ không còn nguy cơ nào lớn hơn nữa thì thái độ của Huế, ngôn quan gì đó chẳng quan trọng nữa rồi.




Diêu thiếu căm thù hết mức độ mà nhìn chăm chăm và một bức vẽ truyền thần băng bút chì kèm theo bức thư của Ferid Lefebvre. Phải công nhận rằng Ferid Lefebvre không ngờ còn có cái tài năng này, hắn có thể nhớ lại mà vẽ ra được bức họa của tên Adam, đây là một đại ân đối với Diêu thiếu. Lực lượng mật vụ của Diêu thiếu vẫn đang điều tra về tổ chức trong bóng tối tại Đại Nam, tất nhiên họ cũng có nhiều bước tiến nhất định. Nhưng vì lý do không thể quá mở rộng tổ chức tại Huế vì tránh sự nghi ngại của triều đinhg nên tổ chức mật vụ gặp khá nhiều khó khăn. Nhưng nay có hai manh mối là bản họa của tân Adam và tên thương nhân công tu Đông Ấn Pháp có tên Saint-Just-la-Pendue sẽ là bước đột phá lớn lao.



Nhìn bức họa tỉ mỉ và chi tiết về một gương mặt mà nếu không nói là đàn ông thì rất có thể Diêu thiếu ngỡ là mĩ nữ á đông. Thật không biết bức họa này giống đến bao nhiêu phần nhưng Diêu thiếu nghĩ có lẽ sẽ khá chính xác. Bút lực của Ferid Lefebvre rất tốt, tốt đến như vậy thì khả năng có thể truyền thần giống đến 7-8 phần là rất thực tế. Quang trọng là người này đẹp đến mức độ khó tin trong nam giới nhóm vậy nên sẽ rất dễ để nhận biết ra.



- Đưa bức họa này đến nhà máy in, chế tạo âm bản nhanh nhất, tin ra và phát cho tất cả cho tổ chức tại các tỉnh thành, nhiệm vụ tối quan trọng, lần theo manh mối của người này. Truyền tin cho Lý Tấn ở Hongkong yêu cầu hắn tiếp cận Saint-Just-la-Pendue.




Diêu thiếu ngay lập tức ra lệnh cho mật vụ nhóm, cái đinh trong lòng Đại Nam mọt ngày chưa nhổ thì Đại Nam một ngày chưa yên. Hãy nhìn nhưng gì chúng đã làm, tổ chức đảo chính không chỉ một lần, khống chế quan viên Đại Nam, nay là dẫn đường cho quân Pháp phá vỡ bố trí phòng thủ của người Việt. Diêu thiếu có 100% xác định chuyện lần này liên quan đến nhóm chuột cống chết tiệt kia. Không phải chúng thì không ai có cái động cơ này và cũng không ai có cái năng lực này.



Đúng như dự kiến ngày 1 tháng 9 quân Pháp tiến công vào Nam Định thông qua đường sông Hồng. Vào lúc 9 giờ sáng, 4 tuần dương hạm 15 khu trục hạm và nhiều tàu vận binh đã tới một khuỷu sông gần thành Nam Định. Tất nhiên quân Nguyễn đã phát hiện tàu địch và tấn công dồn dập nhưng Quân pháp không bị thiệt hại nào đáng kể. Đồng thời đạn đại pháo từ trong thành bắn ra nhưng hầu hết đều không bắn trúng được chiến hạm của người Pháp, hay là có bắn trúng thì cũng vô hiệu quả. Những thanh súng thần công kiểu cũ của Đại Nam uy lực không cao, nhất là thành Nam Định không có nhiều súng thần công cỡ lớn. Nhiều binh sĩ Pháp leo lên cột buồm tàu bắn trả khiến cho việc tấn công của quân Nguyễn trong thành bị áp chế. Đại bác của quân Pháp cũng nổ vang mà bắn vọ vào trong thành Nam Định. Hơn một ngàn lính Pháp gốc Phi liều chết đổ bộ thành Nam của Nam Định và tổ chức vận chuyển đại pháo lên nơi này. Nhưng đây là nhánh quân đánh nghi binh thu hút hỏa lực của binh sĩ trong thành Nam Định mà thôi. Thực sự thì nhánh quân được gọi là tinh binh với những binh sĩ Pháp đã được vận chuyển lê bờ Đông của Thành Nam định.



Trước cổng thành phía Đông, Trung Úy Florian đã chỉ huy binh lính Pháp dùng đại bác bắn phá cửa thành hơn chục thanh pháo Napoleon III đã phá tan cửa thành Đông của Nam Định sau ba bốn lượt pháo. Quân Pháp như kiến mà bò lổm ngổm vào trong thành Nam Định, quân lính trong thành hoảng sợ rút lui tìm đường chạy trốn về phía cổng thành phía Tây. Thành Nam Định bị thất thủ.



Nói một cách chính thức thì thành Nam Định thất thủ không có gì lạ. Quân Nguyễn thủ thành chỉ có tầm 1 ngàn người, với trang bị thô sơ. Quân Pháp có binh lực lên tới 4 ngàn người với súng trường Đại Bác. Quân dân Nam Định cầm cự được 2 tiếng đồng hồ phải nói là quá giỏi rồi. Đấy cũng là do tinh thâng chiến Đấu của người Đại Nam tăng rất cao sau những chiến thắng liên tiếp của Vạn Ninh, Hoàng Diệu kiến cho người Việt tự tin lên rất nhiều.



Nhớ đến trong lịch sử thành Nam Định bị tấn công vào ngày 10 tháng 12 năm 1873. Chỉ có một khu trục hạm tên Scorpion cùng mấy chục binh sĩ Pháp cũng có thể công phá được thành Nam Định đó. Nhưng nay đứng trước hàng ngàn quân Pháp với chiến hạm đầy mặt sông mà quân dân Nam Định vẫn dám đánh trả thì đây quả là một kỳ tích cho lòng chiến đấu quả cảm của họ rồi. Tuy bại mà không nhục nhã, họ đã dùng pháo bé lạc hậu, súng hỏa mai kém chất lượng, đao, kiếm mà chiến đấu hơn một canh giờ trước khi thất thủ.



Nhưng quân Pháp có thể chiến thắng dễ dàng ở thành Nam Định xong ở khu vực Thái Bình thì không có đơn giản như vậy. Vì quân Vạn Ninh đã quyết không để người pháp thuận lợ tiến vào Hải Dương nên họ đã chủ động đánh chặn từ xa, và Thái Bình chính là chiến trường khốc liệt thử lửa của đôi bên.