Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Chương 151: Người Philllippine cũng yêu nước vậy




Thông tin về Cối Đại Nam M62 làm Diêu thiếu cực kỳ vui mừng, vốn dĩ hắn chỉ muốn sao chép y nguyên mẫu Coehorn 24 pound của Mỹ mà thôi. Những thiết kế pháo đơn giản như Coehorn 24 pound không có gì mang tính bí mật cho cả nên chỉ cần có các công dây truyền sản xuất là có thể thực hiện được. Tất nhiên là phải có các ông nhân lành nghề am hiểu về chế tạo Pháo nữa. Nhưng không ngờ được là Krupp nhóm và những người Thụy Điển có thể cải tiến được trọng lượng của Pháo. Mà theo như báo cáo thì đây vẫn chưa là mẫu hợp lý cuối cùng vì họ còn đang tiếp tục thử nghiệm. Tất nhiên có một sự thực rất rõ ràng đó là vị chọn một mẫu chưa có quá trình kiểm nghiệm gắt gao về chất lượng nên độ an toàn của các thanh Cối Đại Nam M62 là một câu hỏi lớn. Nhưng mà tình thế cấp bách nên Diêu thiếu cũng dành chấp nhận mà sản xuất một lô đưa qua cho Hoàng Diệu, một lô sẽ thử lửa thực tế tại Phillippin. Nếu độ an toàn đủ thì Thái Nguyên sẽ được trang bị.



Nói chung cách làm lấy mạng người ra thử độ an toàn của pháo là rất thiếu đạo đức. Nhưng vì thời gian cấp bách nên gặp sự tòng quyền. Diêu thiếu đành chấp nhận vậy.



Lúc này đây hai thợ cơ khí trưởng nhóm nghiên cứu đang lễ phép ngồi trong căn phòng làm việc của Diêu thiếu trong tổng Hánh dinh Sư đoàn Vạn Ninh. Hai thợ cơ khí này tại Krupp cũng chỉ là thợ làm công ăn lương thôi. Tràng diện lớn nhất của họ được gặp có lẽ là đốc công xưởng. Nhưng lúc này họ được gọi lên tiếp kiến Tướng quân Đại Nam đế quốc, Trần Quang Diêu. Vậy ra hai tên này bỗng nhiên thấy áp lực khá lớn.



Nhìn thấy hai người cùng bước vào sau khi được vệ binh mở cửa thì Diêu thiếu vui vẻ đứng lê dơ tay làm động tác mời.



- Hai vị đến rồi, xin mời ngồi.



- Xin chào tướng quân.



Hai người cũng hơi câu nệ mà chào hỏi Diêu thiếu rồi ngồi xuống. Thái độ hòa ái của Diêu thiếu cũng làm cho họ phần nào bớt đi căng thẳng. Sau một màn chào hỏi khá thân thiết thì Diêu thiếu đi vào thẳng thực tế.



- Lần này pháo cối Đại Nam M62 coi như đã có bước thành công, tất cả công nhân xưởng đều được thưởng, riêng hai vị là người đầu lãnh nên mỗi người được thưởng 1 ngàn £.





Hai tên thợ cơ khí nghe xong thì thiếu chút nữa ngã nhào xuống đất. 1 ngàn £ tương đương tầm 1300 Mark là số tiền lương của họ trong hai năm lao động cật lực ở Phổ đó. Không ngờ bước chân đến một đất nước Á Đông xa xôi chưa được bao lâu thì họ đã có được số tiền này.



- Cái này cái này… thưa tướng quân, số tiền quá lớn. Chúng tôi ….




- Không phải ngại. Các vị đáng được hưởng như vậy, các vị có thể lấy tiền £ hoặc Mark tương ứng. Nhưng thành thật thì tôi khuyên các vị nên đổi một phần qua tiền đồng Đại Nam. Các vị có thể mua được rất nhiều thứ ở Đại Nam đế quốc với số tiền trên, có thể coi là một người giàu có ở nơ này rồi.



Diêu thiếu nói là sự thật, vớ số tiền trên có thể đổi được tầm 500 quan tiền Đại Nam, vậy thì mua nhà mua cửa, mua đủ thứ linh tinh cũng chẳng hết. Tất nhiên những người này đã tới Đại Nam tới ba tháng, họ cũng có hiểu biết nhất định về nơi này rồi.



Tiếp theo là hai vị thợ cơ khí này vậy mà đề xuất với diêu thiếu về việc có thể cấp cho họ thêm một chút kinh phí để nghiên cứu phương pháp mới phía trên ứng dụng cho pháo lớn, pháo nòng dài, và cả súng trường nữa. Thật đáng khen cho tinh thần nghiên cứu khoa học của người Đức, đến cả anh công nhân cũng có tinh thần nghiên cứu kĩ thuật mạnh mẽ đến như vậy.



- Hai vị, không phải tôi tiếc tiền mà quả thật tôi không muốn để cho các vị tốn thời gian vào việc này. Tôi nòng pháo, súng trường bằng các loại lò than là không khả thi. Chúng sẽ không bao giờ đạt được độ đồng nhất về nhiệt độ cao trong thời gian ngắn. Chính vì vậy sẽ gây ra hiện tượng biến dạng của phôi nung. Đây là hạn chế về mặt công nghệ thời đại nên không thể khắc phục nổi.



- Nhưng các vị cứ yên tâm, viện nghiên cứu khoa học đang nghiên cứu về vấn đề công nghệ khắc phục, lúc thành công thì hai vụ sẽ là người đầu tiên được sử dụng chúng trong chế pháo, súng.




Diêu thiếu là chém gió, hắn muốn giữ nguyên công nghệ cho bản thân mình, ít nhất là giữ riêng cho đến khi ai đó phát minh ra phương pháp tôi trên. Thật ra muốn nâng nhiệt độ phôi vượt qua ngưỡng tới hạn không quá phức tạp, phức tạp nhất là phải nhanh và đồng nhất tránh biến dạng phôi nòng pháo, súng. Thế nên tôi bằng lò than là vô khả thi. Nhưng có thể tôi bằng lò điện, tức là cho dòng điện cường độ cao chạy qua phôi thép khiến nó nóng lên mộ cách đồng nhất. Cái này có lẽ là phương pháp ngon nhất vì rất đồng bộ. Phương pháp thứ hai đó là xây lò tôi với nhiện độ cung cấp tất cả các phương hướng bằng các miệng phun khí ga + cao oxi. Phương pháp này có vẻ không đồng nhất bằng cach tôi thép bằng dòng điện nhưng lại có thuận lợ ở chỗ có thể tôi chọn lọc.



Nói chung cả hai phương pháp này Diêu thiếu tin là một thời gian nữa Đại Nam có thể làm chủ. Điện, Diêu thiếu đã cho mua rất nhiều máy phát công suất trung bình để làm thí nghiệm tại Vạn Ninh. Tất nhiên lúc này phải chờ mấy ông Anh quốc phát minh ra máy Phát công suất cao thì mua về bí mật tôi nòng pháo. Còn ló tôi thép bằng gas thì có hi vọng. Bởi Diêu thiếu và Krupp bắt tay nghiên cứu lò luyện thép Martin với nguyên liệu đốt là khí gas. Nếu như vậy thì Diêu thiếu sẽ có tiền đề để phát triển một lò tôi thép nòng pháo bằng khí gas.



Hóa ra tất cả các bước đi đều được Diêu thiếu tính cả rồi, có bỏ ra cho đối phương hưởng lợi, có bí mật thu về những lợi ích bản thân. Nhưng người ngoài nhìn vào thì sẽ không thể nào tính được bước đi của hắn.



Nhà máy chế tạo Pháo Vạn Ninh K&R có thể chế tạo được nòng Cối M62 24 pound trong một ngày. Diêu thiếu quyết định tăng ca đêm để có thể nâng lên 3 thanh pháo một ngày đêm. Nói chung là chiến trường không thể đợi lâu hơn được nữa, viện binh quân Pháp mà tiến đếnthì tất cả tính toán đều là bỏ đi cả.




Tất nhiên lúc này Vạn Ninh cũng có 15 thanh Cối Đại Nam M62, chính vì vậy các tân binh pháo thủ Philllippine cũng được bố trí tập bắn đạn thật cùng các pháo thủ Đại Nam.



Pháo thủ Vạn Ninh chỉ có hai tiểu đội tham gia luyện tập lúc này, họ nhường tất cả các vị trí còn lại cho quân bạn là Phillippine quân kháng chiến. Lý do đơn giản đó chính là trận chiến Manila, Batagas đã đến gần. Còn 2 tiểu đội Vạn Ninh học để biến thành chuyen gia sau đó biệt phái cử vào Nam huấn luyện quân Hoàng Diệu sử dụng pháo cối.



Nói về các chiến binh Phillippine đang ở đất Vạn Ninh thì cảm xúc của họ là trăm mối ngổn ngang. Có kinh hãi, thán phục, có ghen tị và tự ti, có quyết tâm và nhiệt huyết. Họ kinh hãi vì khi đặt chân lên bến cản Vạn Ninh là một dãy dài các chiến Hạm Hùng vĩ bọc thép hiện đại. Những khẩu pháo tua tủa họng súng đang hướng khắp nơi. Binh sĩ Đại Nam thì hùng mạnh đến rối tinh rối mù, quân trang chỉnh tề, đội hình quy củ, trang bị thì hiện đại vô cùng. So sánh ra thì những “chiến binh” Phillipine chả khác nào ăn mày lọt vào bàn tiệc của quý tộc, nếu nói họ không ghen tị và tự ti là nói dối.




Những người Phillippine thật không hiểu nổi, cùng là Châu Á với nhau, cùng là mắt đen da vàng như nhau tại sao đế quốc Đại Nam lại cường đại đến không thể lý giải như vậy. Thật ra họ chỉ nhìn thấy một góc của Đại Nam, mà khốn nạn nhất là họ nhìn thấy góc rực rỡ nhất nên tưởng nhầm. Nếu vùng nào của Đại Nam cũng thế này thì người Việt đã là bá chủ Châu Á rồi cần gì phải để Diêu thiếu cong đít chạy đông chạy tây như vậy. Nhưng điều này không ai hơi đâu đi giải thích với mấy ông tông dật Phillippine cả, vậy nên hiểu lầm thì càng sâu hơn.



Nhưng người Philliipine từ kinh hoàng, thán phục, tự tin lại thành ra quyết tâm và chịu khó vô cùng, sức chịu khó của họ không hề thua kém các binh sĩ chuyên nghiệp với kỉ luật cao đã được tiết lập từ lâu của Vạn Ninh quân. Những người Phillippine cũng yêu tổ quốc chứ, họ cũng khao khát độc lập tự do chứ. Chính vì khao khát này đã biến thành động lực để họ cố gắng chấp hành vượt mức các đề mục luyện tập của sĩ quan Đại Nam đặt ra.



Họ như bọt biển hấp thu mọi kiến thức mà người Việt truyền đạt. Những người Philllippine có mặ tại Vạn Ninh thừa hiểu họ may mắn ra sao khi được là những người đầu tiên được đi “du học” tại Đại Nam “cường quốc”, vậy nên khí binh sĩ Vạn Ninh chưa dậy vào buổi sáng họ đã tập hợp chỉnh chu, khi binh sĩ Vạn Ninh nghỉ ngơi sau giờ luyện tập thì họ vẫn cố nán lại một chút. Tất cả chi vì một chữ, cố gắng đuổi theo bước chân người Việt mà thôi.



Tất nhiên binh sĩ Vạn Ninh cũng rất hảo hữu với người Phillippine, đối với họ không phải kẻ thù tức ta bằng hữu. Nếu là kẻ thù thì chỉ có súng đạn nói chuyện cùng nhau mà thôi, đã là băng hữu thì người Việt lại hiếu khách cởi mở và trân thành. Đây là truyền thống của người Việt rồi.



Luyện tập tác xạ pháo cối M62 của Đại Nam diễn ra hết sức xuôn sẻ, bởi lẽ cách sử dụng của pháo này đơn giản hơn quá nhiều lần súng cối M61 lằng nhằng của người Phổ. M62 vận chuyển bằng 4 người cầm vào bốn đai sắt của bệ pháo, sau đó tập luyện sao cho chạy đều và cân bằng nhau. Việc bắn M62 lại đơn giản hơn mọi loại pháo bây giờ do nòng quá ngắn. M62 là nòng trơn, nạp đạn cửa trước, công việc của pháo binh là đặt quả đạn có cả thuốc phóng và đầu đạn liền nhau vào. Nhồi chặt một chút, dùng kim đâm xuyên qua lỗ kim hỏa chọc thủng bao thuốc phóng, cắm hạt nổ và kéo mạnh. Vì nòng ngắn, thao tác nhanh nên tốc độ bắn quá khủng bố (5-7 phát một phút). Vì là được bắn đạn thật nên các chiến sĩ cả hai phe Đại Việt và Philllippine đều tiến bộ cực mau chóng.



Ngày 19 tháng 3, hao tiểu đội chuyên gia pháo cối được biệt phái theo thuyền đi về phương Nam, theo cùng họ là 20 thanh súng cối và đạn dược đầy đủ. Điểm tập kết là Mũi Né, Phan Thiết. Hoàng Diệu đã được thông báo từ lâu, ông ta sẽ cho quân tới nơi này để đón các chuyên gia biệt phái của Vạn Ninh cùng vật tư chiến lược. Tính toán ra một thanh pháo M62 giá thành gốc cũng chỉ có tầm 100 £ kể cả nhân công nên Diêu thiếu không tiếc mà hỗ trợ Hoàng Diệu, đắt đỏ là ở đạn pháo kìa. Nhưng tất cả vì Đại Nam nên Diêu thiếu cũng không đòi hỏi triều đình. Nhưng một khi Huế nhập về công nghệ chế đại Pháo thì Diêu thiếu sẽ mặc kệ họ tự lo lấy. Có chân phải tự mà đi, không ai cõng ông đi cả, cho cần câu chứ anh không đi câu cá hộ chú em.