Xuyên Qua Ngàn Năm

Chương 12: Tranh giành người tài




Nơi mà hai cha con ông Ba trôi dạt đến gọi là Nước Tây. Vương trị vì hiện tại niên hiệu là Bình An tên chỉ có một chữ Thiên, được mọi người kính gọi là Vương, tại vị hơn một trăm năm nay. Vương chỉ có một người con trai duy nhất được mọi người gọi là trưởng tử tộc, tên đặt theo niên hiệu của Vương là Bình An Lộc.

Vào mỗi năm một lần, luôn có các cuộc thi được tổ chức khắp bốn nước để tìm người tài. Tuy không còn chiến tranh phải sử dụng đến vũ khí dẫn đến thương vong rình rập bốn nước, nhưng cuộc chiến tranh chất xám diễn ra lại tuyệt đối khốc liệt.

Sau khi chiến tranh kết thúc cả bốn nước đều tự hồi sinh nhanh chóng. Nhờ chính sách thông thương qua lại giữa bốn nước, mà các loại ngành nghề đa dạng bắt đầu xuất hiện, nhưng cung luôn luôn không đủ cầu.

Lợi dụng sự thông thương qua lại đó, mà bốn ông Vương bất chấp chiến thuật từ vô sỉ đến chính trực có đủ cả để tranh giành người tài. Và thời gian lôi kéo sôi động nhất thường được diễn ra vào năm thứ ba, trước khi cả bốn nước tổ chức cuộc thi “Cấp”.

Những người tài này có toàn quyền tự do cá nhân, không bị ký kết hiệp nghị gì hạn chế đến sự tự nguyện muốn hay không muốn phục vụ Vương của họ. Hôm nay họ đang ở nước Tây nhưng có thể tháng sau đã có mặt ở nước Đông. Trong bốn nước, Vương nào cấp được thứ họ cần họ muốn nhất thì sẽ đầu quân phục vụ cho Vương đó.

Vì tất cả các thành phần trí thức đều mang tâm lý chung, bản thân họ chỉ có giá trị được trọng dụng trước cuộc thi “Cấp”, sau cuộc thi không ai biết trước có được sự khẳng định tiếp hay không. Cho nên, khi các Vương ra sức thả câu, thì các thành phần trí thức sẽ ra sức đớp mồi.

Hiện tại người dân của bốn nước được chia thành năm tầng lớp xã hội: Quý tộc, thân sĩ, võ sĩ, chức nghiệp và bình dân.

Quý tộc gồm gia đình, họ hàng, anh em của Vương.

Thân sĩ và võ sĩ là những đối tượng quản lý và điều hành cho Vương.

Chức nghiệp là những người đại diện các cấp bậc ngành nghề trọng yếu của cả nước.

Bình dân được gọi chung cho tất cả dân chúng, không phân biệt giàu nghèo hay công việc họ đang làm.

Về buôn bán trao đổi giữa Vương với người dân đều diễn ra công bằng và sòng phẳng, Vương muốn gì cũng phải trao đổi, không ai dâng không biếu không cho Vương. Vì thông lệ này, mà hầu như từ quý tộc đến bình dân ở vùng đất đặc biệt này không có xảy ra tham nhũng.

Bốn nước phân chia cấp hành chính địa phương giống nhau:

Phủ làm trung tâm gần biển.

Lộ ở khu vực đồng bằng.

Châu ở khu vực rừng.

Trại ở khu vực tự khai hoang.

Mỗi Phủ, Lộ, Châu, Trại đều được phân theo hướng Đông, Tây, Nam, Bắc để gọi, nên sẽ có bốn Phủ, bốn Lộ, bốn Châu và bốn Trại.

Ngọc Mai nghe tên gọi Phủ, Lộ, Châu, Trại nơi này cảm thấy khá giống với cấp hành chính địa phương thời vua Lý của Việt Nam*.

Về chế độ trị vì của bốn nước cũng giống nhau. Cao nhất là Vương, dưới Vương là thái sư, thái phó, thái bảo. Dưới thái là thiếu sư, thiếu phó, thiếu bảo. Dưới thiếu là các chức tri phủ cai trị một Phủ, tri lộ cai trị một Lộ, tri châu cai trị một Châu, và cuối cùng là tri trại cai trị một Trại. Ngoài ra còn có những người kiểm tra thuế đứng đầu gọi là Phán thủ lĩnh.

Các chức danh trên chia thành năm ban đại diện cho năm tầng lớp trong xã hội, cùng quản lý các cấp bậc người tài và các ngành nghề trọng yếu của cả nước. Mỗi ban cũng sẽ có bốn người cùng chức vị chia theo bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi chức vị sẽ có thêm mười người hỗ trợ được đánh giá giỏi nhất là cấp một, và thấp nhất là cấp mười.

Như Bá An đang ngồi trước mặt hai cha con, thuộc ban thân sĩ cấp bậc sáu, đang hổ trợ cho vị tri phủ Tây.

Bốn nước nơi này định ra một bậc thuế giống nhau, các hộ gia đình có người trưởng thành trên ba mươi tuổi đều chịu thuế. Trừ gia đình Vương và những người đang phục vụ làm việc cho Vương ra.

Cuối năm đóng thuế một lần, mười phần trăm giá trị kê khai, mọi người tự giác đến các Phủ, Lộ, Châu, Trại nơi mình sinh sống để kê khai và đóng thuế, sẽ có riêng bộ phận phán thủ lĩnh chuyên kiểm tra và theo dõi, nếu kê khai sai hoặc trốn thuế sẽ bị xử phạt tịch thu toàn bộ gia sản.

Để tính ra mười phần trăm thuế cũng rất đơn giản, cộng cả năm thu nhập quy thành hạ thể, nếu cả năm được một trăm hạ thể thì sẽ nộp lại cho Vương mười hạ thể, cứ vậy mà tính.

Nghe đến đây thì hai cha con có thể khẳng định, là trước họ đã có rất nhiều bạn bè xuyên thời không cùng thời đại đến đây. Và tần số có người xuyên đến dù không thường xuyên nhưng vẫn duy trì.

Tất cả người dân vùng đất này rất mong chờ người nơi khác hoặc thời không khác được Thần biển đưa đến. Đem tri thức mới hòa cùng nơi này, đóng góp và cải biến thêm về chất lượng cuộc sống.

Người dân còn xây dựng cả trạm đăng ký hộ tịch và nơi đấu giá vật phẩm, để thuận tiện đón tiếp và tạo điều kiện cho người xuyên thời không đều được an cư lạc nghiệp.

Tiền tệ nơi này trao đổi bằng ngọc thể, định giá có sáu loại ngọc thể chia từ thấp đến cao là hạ, trung, thượng, đại, hoàng, thánh. Họ dùng và xem ngọc thể như là quốc bảo để tăng tuổi thọ cho tất cả người dân bốn nước.

Nhưng quy tắc của trời đất đều rất công bằng, được này mất kia. Người đân cả bốn nước đều rất hiếm muộn, các cặp vợ chồng có con rất ít. Chưa từng có người phụ nữ nào sinh được đến người con thứ hai, đa số các cặp vợ chồng đến khi mất vẫn chưa có được người con nối dõi nào.

Nên mọi người rất yêu quý trẻ em, không phân biệt trai gái, có con có cháu sẽ là đại lợi, đại phúc. Các bà mẹ khi đang mang thai được xem là biểu tượng mai mắn. Không chỉ riêng gia đình xem trọng, mà cả người cai quản và xóm giềng khu vực đó cũng xem trọng.

Không biết vì nguyên nhân gì, thể trạng người dân rất hiếm khi mang thai, nếu có mang thai thì đa số đều sinh nở rất khó khăn. Tất cả các bà mẹ nơi này, khi mang thai cơ thể sẽ ngày càng xuống sức, yếu thấy rõ. Thậm chí, không trụ nổi đến ngày sinh nở, rất nhiều người mẹ phải hy sinh tính mạng để đứa bé được sinh ra.

Nếu gia đình nào mai mắn, được cả mẹ và con đều bình an. Thì gia đình đó sẽ cúng tạ lễ Thần biển, dù cho gia đình không mời thì họ hàng, bạn bè, xóm giềng, thậm chí người không quen cũng muốn kéo đến để chia vui và san sẻ mai mắn với gia đình đó.

Mỗi bé sinh ra sẽ được Vương tặng hạ thể hàng năm, đến khi đứa bé được mười tuổi. Tùy theo truyền thống của mỗi gia đình, mà các bé được đào tạo hay không đào tạo theo guồng quay hối hả, để chuẩn bị cho các cuộc thi trong tương lai. Tại địa phương các bé sinh sống, đều có các trường dạy học miễn phí. Trước năm ba mươi tuổi, đứa bé sẽ không bị tính thuế thu nhập.

Nơi này nam nữ bình đẳng, tuổi để có thể kết hôn, dựng vợ gả chồng là từ hai mươi tuổi trở lên. Chế độ một vợ một chồng giống hiện đại. Chỉ đến khi chồng hay vợ mất mới được tái giá đi thêm bước nữa.

Do có con cái và sinh nở khó khăn nên luật lệ nơi này rất khắt khe nếu muốn bỏ hôn, người muốn bỏ sẽ bị xem là có tội với gia đình. Gia sản và con cái đều bị tước đoạt quyền, con cái sau này khi lớn cũng không có nghĩa vụ phải phụng dưỡng.

Và những người này sẽ bị cưỡng chế, đưa đến các Trại xa khu vực người dân sinh sống nhất để an cư và lập nghiệp lại từ đầu.

Bảng tuổi ngọc thể

1.000               Hạ thể = 1 Trung thể     = 20 đến 50 tuổi

100.000           Hạ thể = 1 Thượng thể  = 50 đến 100 tuổi

10.000.000      Hạ thể = 1 Đại thể         = 100 đến 150 tuổi

100.000.000    Hạ thể = 1 Hoàng thể   = 200 đến 250 tuổi

1.000.000.000 Hạ thể = 1 Thánh thể    = 250 đến 300 tuổi trở lên

Bảng tiền tệ Ngọc Thể

100                  Trung thể = 1                Thượng thể

1.000               Trung thể = 10              Thượng thể

10.000             Trung thể = 100             Thượng thể

100.000           Trung thể = 1.000          Thượng thể

1.000.000        Trung thể = 10.000        Thượng thể

10.000.000      Trung thể = 100.000      Thượng thể

100.000.000    Trung thể = 1.000.000   Thượng thể

1.000.000.000 Trung thể = 10.000.000 Thượng thể

100                  Thượng thể = 1                 Đại thể

1.000               Thượng thể = 10               Đại thể

10.000             Thượng thể = 100             Đại thể

100.000           Thượng thể = 1.000          Đại thể

1.000.000        Thượng thể = 10.000        Đại thể

10.000.000      Thượng thể = 100.000      Đại thể

100.000.000    Thượng thể = 1.000.000   Đại thể

1.000.000.000 Thượng thể = 10.000.000 Đại thể

10                    Đại thể = 1                  Hoàng thể

100                  Đại thể = 10                Hoàng thể

1.000               Đại thể = 100              Hoàng thể

10.000             Đại thể = 1.000           Hoàng thể

100.000           Đại thể = 10.000         Hoàng thể

1.000.000        Đại thể = 100.000       Hoàng thể

10.000.000      Đại thể = 1.000.000    Hoàng thể

100.000.000    Đại thể = 10.000.000   Hoàng thể

1.000.000.000 Đại thể = 100.000.000 Hoàng thể

10                    Hoàng thể = 1                 Thánh thể

100                  Hoàng thể = 10               Thánh thể

1.000               Hoàng thể = 100             Thánh thể

10.000             Hoàng thể = 1.000          Thánh thể

100.000           Hoàng thể = 10.000        Thánh thể

1.000.000        Hoàng thể = 100.000      Thánh thể

10.000.000      Hoàng thể = 1.000.000   Thánh thể

100.000.000    Hoàng thể = 10.000.000 Thánh thể

1.000.000.000 Hoàng thể =100.000.000 Thánh thể

*Sau khi thành lập triều Lý, Lý Thái Tổ liền tiến hành sắp xếp lại các đơn vị hành chính địa phương. Phủ Thiên Đức và phủ Thiên Trường được thành lập. Các đạo thời Đinh, Tiền Lê bị thay thế bằng các lộ nếu là ở đồng bằng, là châu, trại nếu là vùng rừng núi hoặc vùng xa kinh đô. Nguồn:https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_Vi%E1%BB%87t_Nam_th%E...