Chương 635
Mấy năm trước khi Triệu Thự còn sống, vì Tử Hạ cố tình gây hấn, kết quả bị Đại Tống dẫn hàng quân Tây Hạ sang giết sạch suýt nữa mất nước, sau này phải cống phẩm và chia đất, mới bảo toàn được đất nước, nhưng Tử Hạ không cam tâm bại trận, mấy năm nay luôn âm thầm chỉnh đốn lực lượng, thậm chí liên lạc với bên ngoài xin viện trợ hòng tăng cường sức mạnh, chuẩn bị rửa sạch mối thù, cống phẩm năm nay muộn hơn năm ngoái hai tháng, Triệu Nhan đoán Tử Hạ rất có khả năng đã bồi dưỡng được chút nguyên khí, đang thăm dò phản ứng của Đại Tống.
Đối với động thái này của Tử Hạ, Triệu Nhan đều để ý rất rõ, nhưng hắn không hề đếm xỉa, dù sao bây giờ hắn đích thân đến phương nam trấn thủ, nếu Tử Hạ dám có lòng dạ đen tối, hắn sẽ giương đao với Tử Hạ đầu tiên, kể ra lần trước Lư Doãn đánh quá hăng, Triệu Nhan cũng muốn thử cảm giác thúc ngựa vung roi tiến vào đô thành nước địch.
Tuy nhiên mặc dù Triệu Nhan không xem Tử Hạ ra gì, nhưng cũng luôn chú ý tình hình của Tử Hạ, chủ yếu là vì cảng Trầm Thủy. Ngôi cảng được cắt cho Đại Tống này có vị trí địa lí rất đẹp, hơn nữa lại là cảng tốt thiên nhiên, cho nên từ sau khi trở thành lãnh thổ của Đại Tống, vợ chồng Trần Quốc công chúa liền tự mình đến đó chỉ huy xây dựng cửa cảng, ngoài ra Triệu Nhan cũng đề xuất không ít ý kiến mới mẻ cho cảng biển này, sau nhiều năm nỗ lực và phát triển, đến nay cảng Trầm Thủy đã không còn là cửa cảng cũ nát hoang tàn trong tay người Tử Hạ trước kia, mà là cửa cảng hưng thịnh tràn đây sức sống, lượng hàng hóa xuất nhập cảng mỗi năm tuy không bằng Quảng Châu, nhưng cũng vô cùng đáng kinh ngạc.
Cũng chính vì biết tình hình cảng Trầm Thủy, cho nên Triệu Nhan mới hết sức hứng thú với cửa cảng này, vì theo hắn thấy, trọng điểm thương mại biển của Đại 'Tống nằm ở Nam Dương, vì thế bước tiến của hải thương Đại Tống chắc chắn sẽ từ từ hướng về phía nam, vừa hay cảng Trầm Thủy chính là bước đầu tiên xuống phía nam của Đại Tống, cho nên hắn cần tận mắt đi xem xét tình hình cảng Trầm Thủy.
Đối với chuyện Triệu Nhan định đi thăm cảng Trầm Thủy, vợ chồng Trần Quốc. công chúa mới đầu không tán thành, vì cảng Trầm Thủy không những cách Quảng Châu khá xa, mặt khác khí hậu ở đó nóng bức, bệnh dịch hoành hành, sơ sẩy có thể bị nhiễm bệnh, điều này lúc trước họ đã được lãnh hội, cho nên vì suy nghĩ cho an toàn của Triệu Nhan, họ không đồng ý để Triệu Nhan đích thân đến cảng Trầm Thủy.
Tuy nhiên lần này Triệu Nhan lại có lí do riêng, thứ nhất là vì vị trí đặc thù của cảng Trầm Thủy, cho nên hắn muốn tự mình đi xem, ngoài ra hắn còn có một việc bắt buộc đích thân đến Quỳnh Châu, cũng chính là đảo Hải Nam ở hậu thế, ở đó cách cảng Trầm Thủy không xa, cho nên nếu đã đi Quỳnh Châu, thì chỉ bằng đi thêm đoạn đường nữa đến cảng Trầm Thủy xem sao.
Đối với lí do hoàn hảo này của Triệu Nhan, vợ chồng Trần Quốc công chúa cũng không thể ngăn cản, cuối cùng hai người thảo luận một lát, quyết định để 'Trần Quốc công chúa ở lại cùng đám người Tào Dĩnh và Thục Quốc công chúa, sau đó Vương Sư Ước sẽ đích thân đưa đám người Triệu Nhan và Từ Nguyên tới cảng Trầm Thủy. Bây giờ đúng vào cuối thu, nhưng nhiệt độ vùng biển phía nam lại rất cao, hơn nữa gió nồm mùa hè đã hết, đúng là thời gian tốt để đi Nam Dương. Vừa hay Hải Mậu Hành của Quảng Châu tổ chức một đội thuyền đi Nam Dương, Triệu Nhan bọn họ có thể cùng xuống phía nam với đội tàu này, như vậy sẽ an toàn hơn nhiều.
Nói đến ngành chế tạo tàu biển của Đại Tống rất phát triển, tàu biển có thể đi cách xa bờ, nhưng có lẽ vì thói quen và suy nghĩ đến an toàn, tàu thuyền của Đại 'Tống vẫn tuân thủ quy tắc đi gần bờ, từ Quảng Châu xuống phía nam thuyền luôn men theo đường bờ biển mà đi, không rời quá xa bờ.
Đi sát bờ như vậy có thể tránh được nguy hiểm, đặc biệt là khi trên biển bất ngờ xảy ra gió lốc, đội thuyền có thể kịp thời cập bờ tránh bão, ngoài ra gần bờ cũng sẽ ít hải tặc hơn. Tuy hiện tại tàu biển của Đại Tống đã có thể chống đỡ được những cơn bão thông thường, hải tặc cũng bị diệt gần hết, nhưng đội thuyền vẫn theo thói quen cũ đi gần bờ, đương nhiên đi gần bờ như vậy cũng có nhược điểm, đó chính là rõ ràng có thể đi một đường thẳng tắp đến đích, nhưng lại phải vòng vèo nhiều, khiến quãng đường dài hơn, có lúc thậm chí còn gấp mấy lần, kéo. dài thêm nhiều thời gian chạy.
Trước đây Triệu Nhan bọn họ xuất phát từ Tuyền Châu đã từng đi thuyền biển, khi mới lên biển, họ từng vô cùng háo hức, nhưng bây giờ lại cảm thấy đi thuyền thực ra rất buồn chán, vì thế Triệu Nhan liền lôi mạt chược và tú lơ khơ ra, sau đó cả nhóm ngày ngày ngồi trên boong thuyền chơi bài đánh mạt chược, khiến cả con tàu giống như là tàu đánh bạc ở hậu thế.
Vì quy mô đội tàu rất lớn, cho nên tốc độ đi cũng không nhanh, nhưng Triệu Nhan bọn họ cũng không vội, sau gần nửa tháng lênh đênh trên biển, đội thuyền cuối cùng đã đến Quỳnh Châu, nhưng so với đảo Hải Nam ở hậu thế nổi g về du lịch, Quỳnh Châu thời này vẫn nghèo nàn xơ xác, trên đảo đa số đều là người Lê bản địa, số người Hán không nhiều, cho nên trình độ khai hoang trên đảo vẫn còn rất thấp, điều kiện sinh sống có thể nói vô cùng khắc nghiệt. Đại Tống xưa nay đều lấy nơi này để lưu đày các phạm nhân, nghe nói bị lưu đày đến đảo Hải Nam đều là những người có tội danh chỉ nhẹ hơn chu di dòng họ, từ đây có thể thấy cuộc sống ở đảo Hải Nam khổ ải như thế nào.
Sau khi đến Quỳnh Châu, đội thuyền của Triệu Nhan bọn họ rời khỏi đoàn thuyền lớn, vì hắn phải đến đảo Quỳnh Châu gặp một người, hơn nữa Quỳnh Châu cách cảng Trầm Thủy không còn xa, chỉ cần xuyên qua eo biển Quỳnh Châu là đến nơi, cho nên không cần đi cùng đoàn thuyền lớn nữa.
- Đây chính là Quỳnh Châu trong truyền thuyết sao, nhìn cũng không hoang vắng lắm?
Sau khi thuyền của Triệu Nhan bọn họ cập bến một bến tàu tiêu điều ở Quỳnh Châu, Lý Công Lân nhảy xuống trước tiên, sau đó ngắm nghía xung quanh bến tàu lẩm bẩm. Bến tàu này tuy có hơi sơ sài, nhưng trên bến tàu cũng có không ít người buôn bán đang rao hàng, dường như không khác biệt quá lớn so với một số cảng nhỏ bình thường ven biển Đại Tống, mặt khác cây cối ở Quỳnh Châu tươi tốt lạ thường, giống như có một làn gió khác vậy.
- Ha ha, Bá Thời huynh có điều không biết, đây là huyện Quỳnh Sơn thuộc Quỳnh Châu, là huyện bậc trung duy nhất của cả Quỳnh Châu, cũng chính là nơi đóng nha môn tri châu của Quỳnh Châu, toàn bộ Quỳnh Châu chỉ có nơi đây là giàu có nhất, nhưng các huynh xem cửa cảng này, chẳng thấy có dáng vẻ của một thành phủ gì cả?
Lúc này Triệu Nhan sải bước đi từ trên thuyền xuống nói, sau đó quan sát bốn phía cảng biển. Ở hậu thế hắn từng đến Hải Nam một chuyện, ấn tượng sâu sắc nhất về nơi đây chính là giá đất quá đắt, nhưng nhìn hiện trạng xung quanh, chắc. đất đai nơi này có cho cũng chẳng ai cần.
- Ha ha, tuy ở Quỳnh Châu dân cư thưa thớt, nhưng các huynh nhìn non xanh nước biếc kia đi, cây cỏ xanh tốt, nếu sau này ta già, có thể mua vài mảnh vườn ở đây, dựng một ngôi nhà trúc dưỡng già.
Lúc này Tô Thức cũng đi xuống thuyền nói, vừa đi vừa ngắm nghía cảnh sắc. xung quanh, khuôn mặt đầy cảm thán.
Tuy nhiên Triệu Nhan nghe Tô Thức nói xong lại bĩu môi một cái. Trong lịch sử Tô Thức đích thực từng đi Hải Nam, hơn nữa năm hơn sáu mươi tuổi còn bị lưu đày đến đây, cuối cùng suýt chút nữa bỏ mạng ở nơi này, song Tô Thức đã cống hiến rất nhiều cho bách tính Quỳnh Châu, Hải Nam ở hậu thế có rất nhiều sự tích liên quan đến Tô Thức.
Tuy nhiên Tô Tụng nhậm chức Tri chế chiếu chưa lâu thì xảy ra chuyện lớn, đó là Triệu Húc nghe lời của Vương An Thạch, định phong Lý Định thành Thái tử trung doãn, giao quyền Giám sát ngự sử, nói đến Lý Định chính là học trò của Vương An Thạch, đồng thời cũng là người trung thành với phái cải cách, mà Giám sát ngự sử lại là chức vị cực kì quan trọng trong triều, cho nên Vương An Thạch mới muốn học trò của mình đảm đương chức vụ này.
Tuy nhiên Lý Định chưa có kinh nghiệm trong triều, trước kia chỉ là một Chủ bạc cấp huyện, lần này một bước lên trời nhậm chức Giám sát ngự sử, có thể nói là chuyện chưa từng thấy trong lịch sử quan trường Đại Tống, mặt khác danh tiếng của Lý Định không được tốt, nghe nói là bất hiếu, nên đối với bổ nhiệm của y, quần thần trong triều đều vô cùng bất mãn, trong đó ba người Tô Tụng, Tống Mẫn Cầu, Lý Đại Lâm đều là Tri chế chiếu, hợp nhau từ chối viết chiếu thư đề bạt Lý Định, Triệu Húc ba lần ra lệnh họ viết, nhưng họ lại ba lần từ chối, khiến Triệu Húc vô cùng giận dữ, trong lúc tức giận đã giáng chức ba người đuổi khỏi kinh thành, Tô Tụng bị giáng xuống làm tri châu Quỳnh Châu, từ đó đến nay đã được gần nửa năm.
Đối với Tô Tụng - nhà khoa học lớn trong lịch sử triều Tống không thua kém gì 'Thẩm Quát này, Triệu Nhan vô cùng xem trọng, lần trước khi hắn tham quan xưởng đóng tàu, cảm thấy lý luận mà mình biết không thể ứng dụng trong kĩ thuật chế tạo tàu, cho nên hắn muốn tìm một người hiểu biết về đóng tàu, hơn nữa bắt buộc phải là người có thể giao tiếp với mình, nhưng người như vậy không dễ kiếm, người hiểu biết về đóng tàu rất nhiều, trong xưởng đóng tàu tất cả đều là thợ tinh thông đóng tàu, một số còn là bậc thầy trong lĩnh vực chế tạo tàu, nhưng họ chỉ biết về kĩ thuật, chứ không hiểu về lý luận, đừng nói đến kiến thức trong lĩnh vực vật lý toán học.
May mà hai người Tô Thức và Tô Tụng là đồng liêu, hơn nữa tình cảm rất tốt, hắn biết Tô Tụng tinh tường về chế tạo máy móc, cũng rất tâm đắc về đóng tàu, Triệu Nhan biết xong liền hỏi thăm rõ tình hình gần đây của Tô Tụng, mới quyết định đích thân đến Quỳnh Châu một chuyện, hi vọng có thể nhờ vào năng lực của 'Tô Tụng ứng dụng những lý luận của mình vào kĩ thuật chế tạo tàu