Xuyên Không Về Cổ Đại, Ta Gả Cho Nông Phu Làm Kiều Thê

Chương 42




Trong lòng ghi nhớ việc, Tiêu Thái liền dậy sớm. Hắn chuyển động nhẹ nhàng nhưng vẫn làm Phó Nguyệt tỉnh dậy.

Phó Nguyệt mơ mơ màng màng mà mở miệng: “Chàng phải đi sao?”

Tiêu Thái xoay người, nhét cánh tay của nàng vào trong chăn, nhẹ nhàng nói: “Đúng vậy. Đã hẹn với Thế Xuân ca rồi, phải qua đó sớm một chút.”

“Vậy chàng cứ đi đi, làm phiền sự phụ một hồi như vậy, chàng đừng quên gọi sư phụ lại đây ăn cơm nhé.” Phó Nguyệt không quên dặn dò hắn, sau đó giọng nói nhỏ dần…

“Nhớ kỹ rồi! Nàng ngủ đi.”

Tiêu Thái nhẹ nhàng dỗ dành, thấy nương tử lại ngủ mới nhón chân nhẹ nhàng mà rời đi.

Anan

Ánh mặt trời chưa tỏ, những vì sao trong màn đêm chiếu từng đốm sáng nhạt cho người dậy sớm lên đường. Đi bộ qua những ngọn núi, sương sớm trên cành cây kẽ lá làm ướt góc áo của Tiêu Thái.

Tới giữa sườn núi, nhà sư phụ Tôn Trường Minh đã sáng đèn.

Tiêu Thái gõ gõ cửa.

“Là A Thái à, vào đi.” Tôn Trường Minh cao giọng gọi. Người lớn tuổi ít ngủ hơn, biết hôm nay hắn sẽ dẫn người lại đây giế.t heo, giờ phút này đang ở trong phòng bếp nấu cháo.

Nghe thấy giọng nói truyền đến từ phòng bếp, Tiêu Thái trực tiếp vào phòng bếp.

“Ngươi tới vừa lúc, ta vừa mới nấu cháo xong. Hai chúng ta ăn tạm lót dạ đi, có lẽ bọn họ cũng sắp tới rồi.” Tôn Trường Minh tắt bếp lửa, vỗ vỗ bụi bặm bám trên người rồi đi ra ngoài.

Tiêu Thái quá quen thuộc với sư phụ này, không hề khách sáo, múc hai chén cháo ra, sau đó ăn cùng với đậu phộng rang và dưa muối thành bữa ăn sáng.

Sau khi ăn xong, Tiêu Thái rửa chén, Tôn Trường Minh nghe được tiếng gõ cửa liền đi mở cửa.

“Chào Tôn thúc.”

“Tôn gia gia!”

Tôn Thế Xuân mang theo nương tử và con cái cùng công cụ tới đây.

“Đều vào đi.” Tôn Trường Minh mở rộng cửa để cho bọn họ tiến vào. Sau đó không đóng cửa nữa, có lẽ chỉ lát nữa là các thôn dân sẽ lục tục kéo tới đây.



Tiêu Thái lau xong tay đi ra, thấy Tôn Thế Xuân mang theo hai đứa con trai của họ đặt một bếp lò ở một chỗ trống trong sân, trên bếp đặt một cái nồi to, tẩu tử Thôi Phúc đang múc nước cho vào trong nồi, đun sôi để lát nữa tưới vào da heo rồi cạo lông.

Tiêu Thái dẫn hai con trai của Tôn Thế Xuân là Tôn Khải Lực cùng Tôn Khải Tráng đi tới kho trong viện. Con heo rừng bị thương đói bụng cả một đêm, hiện tại còn sống, chỉ hơi hơi giãy giụa.

Tiêu Thái và Tôn Khải Lực, Tôn Khải Tráng bắt lấy chân trước của con heo, nắm lỗ tai heo, kéo nó tới tiền viện, ấn ở trên băng ghế giữa sân.

Thôi Phúc tẩu tử mang theo cái thùng gỗ to đặt ở dưới đầu heo, dùng để đựng tiết heo, trong thùng thả một ít nước và muối để tiết heo nhanh đông lại hơn.

Sắc trời dần dần sáng, trong sân tiếng người dần ồn ào lên, dân làng muốn mua thịt, xem giế.t thịt đều đã chạy tới đây.

Trong nồi nước đã đun sôi, Tôn Thế Xuân cũng mài xong con d.a.o dài mà hắn quen dùng để giế.t heo.

Tôn Thế Xuân sắp xếp nói: “A Thái giữ đầu heo, còn các con giữ thân heo và phần chân sau của heo.”

Mọi người nghe lời làm theo, đè lại con heo rừng còn đang gầm gừ và giãy giụa.

“Lợi hại thật! Con heo rừng cũng không nhỏ!”

“Chẳng thế thì sao, sáu bảy chục cân đó. Sắp đến Thanh Minh rồi, hôm nay ta đến mua một ít thịt về để tế tổ.”

“Nghe nói là một mình tiểu tử Tiêu Thái bắt được, thật khó lường.”

“Mấy năm nay tay nghề săn thú mà hắn học càng ngày càng lợi hại.”

“Thế cũng chẳng có ích lợi gì, chẳng phải vẫn còn cái ấm sắc thuốc đệ đệ cần phải nuôi dưỡng sao.”

“Chẳng phải hắn mới cưới nương tử sao, ta đã đi nhìn, mang đến mấy cái rương của hồi môn!”

“Ai biết mang thứ gì từ đâu đến chứ …”

Mọi người vây xem nói chuyện phiếm, đề tài bất giác bị mấy bà tử nhắc đến Phó Nguyệt.

Mấy bà mẹ chồng đồng lứa thấy bọn họ càng nói càng thấy kỳ cục liền quát bảo ngưng lại: “Bớt nói bậy đi, trưởng thôn cùng sư phụ A Thái còn đứng ở kia đó!”

Trong thôn trưởng thôn vẫn có uy tín, đám bà tử liền ngừng nghị luận.

Thôi Hạnh Hoa xen lẫn trong trong đám người bĩu môi, một đám nhát gan!