Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Xa Gần Cao Thấp

Chương 97




Trận chiến tiệm cắt tóc

......

Tiếng chuông nộp bài môn cuối cùng vang lên, Hoài Phong Niên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng. Giữa dòng người ồ ạt chạy ra khỏi điểm thi, cô sải bước ra cổng trường với thái độ bình tĩnh, người đón cô không phải là mẹ Tống Huệ Hương hay bố Hoài Tương Long, mà là trưởng khoá và chủ nhiệm lớp của trường học lại.

"Tiểu Hoài, em cảm thấy môn thi cuối cùng thế nào?" Giáo viên chủ nhiệm mong chờ nhìn Phong Niên.

Hoài Phong Niên vuốt mái tóc xoăn trên đầu: "Không phải vấn đề lớn." Cô luôn thận trọng nói năng với những nhà tài trợ, song thái độ này đã khiến các thầy cô đập tay nhau: "Vậy là tốt, tốt quá, về nhà nghỉ ngơi cho tốt, ngày tra điểm nhớ đến trường nhé".

"Thầy, em sẽ không đến trường vào ngày tra điểm, hôm nay em phải thu dọn đồ đạc đến nơi khác làm thuê." Hoài Phong Niên nói có người nhà giới thiệu công việc tại một công xưởng điện tử ở nơi khác. Cô dự định làm việc ở đó hai tháng, người họ hàng cho biết đây chỉ là công việc của người lao động phổ thông, siết ốc vít, dán băng dính, đóng gói, v.v. Chỉ cần là con người, đều có thể làm.

Thầy giáo vừa khâm phục vừa thấy thương cho cô học trò khiêm tốn và che đậy cá tính này. Mặc dù Hoài Phong Niên có tật xấu trốn trong chăn đọc "sách vớ vẩn", nhưng khi bước vào phòng thi, không ai có thể tập trung và chăm chỉ hơn cô. Có bạn cùng lớp khuyên Hoài Phong Niên: "Với khả năng của cậu, chỉ cần thong thả cũng dễ dàng theo kịp."

Hoài Phong Niên nói mình có giao kèo với trường học, không thể lười được. Ngoài ra, mình cũng muốn cố gắng hết sức.

Cô gái cố gắng hết sức chỉ ra ngoài cổng trường vài lần trong những ngày nghỉ lễ, phần lớn thời gian trong năm đều ở lại trường, thỉnh thoảng có người thấy cô cầm chiếc bát cơm inox, chồng một đống rau và thịt lên trên, đảo đều rồi há miệng ngốn nghiến những thìa lớn, cặp kính to trượt xuống, Hoài Phong Niên lại ngẩng đầu đẩy về vị trí cũ, trông thật khôi hài và dễ thương.

Thầy giáo nói, Hoài Phong Niên, em không nên ăn như thế, phải nhai kỹ nuốt chậm. Tóc Xoăn nói em đã quen. Thực ra vì ăn đi ăn lại cũng chỉ là vị này, không trộn đều lên sẽ không thể nuốt trôi.

Nếu hương vị cuộc sống quá đơn điệu, Hoài Phong Niên cũng sử dụng phương pháp đảo đều như thế, các vị đắng, mặn, ngọt, cay, chua dâng lên trong lòng Hoài Phong Niên chỉ cần há miệng nuốt trong một hơi là xong.

Ra ngoài, cô gọi điện cho Du Nhậm, đúng lúc Du Nhậm nhận cuộc gọi, liên tục nói cậu mau đến Thượng Hải đi, mình đưa cậu đi chơi. Vì vậy, cả hai đã thống nhất gặp nhau ở Thượng Hải trước một ngày Hoài Phong Niên đi làm.

Mua hai quả dưa hấu to và hai hộp kem, cô chuyển đồ đến làng trong thành, nghiêng phải gọi Túc Hải, nghiêng trái gọi Viên Liễu. Hai đứa trẻ vừa tan học một đứa đặt bút xuống, đứa kia giơ bàn tay đầy bọt lên, vội nhảy té qua mặc kệ khách hàng đang gội đầu.

Hoài Phong Niên đặt đồ xuống đất, khí nuốt sơn hà sì sụp que kem: "Chị đã thi xong! Đưa mấy đứa đồ ăn ngon, mau đến cho vào tủ lạnh!"


Viên Liễu và Túc Hải cất đồ ăn vào tủ lạnh của nhà mình, Mao Tín Hà cầm kéo cắt tóc thò người ra: "Tiểu Hoài à, khách sáo quá. Mau vào đây ngồi điều hòa đi."

Viên Huệ Phương cũng chào từ trong cửa hàng China Unicom: "Tiểu Hoài, đến uống canh đậu xanh này."

Hoài Phong Niên một tay m út kem, một tay cầm bát canh đậu xanh đang giải nhiệt trong tiệm cắt tóc của Mao Tín Hà, Viên Liễu ngồi cạnh vung chân: "Chị Phong Niên, chị định học cùng trường đại học với chị Du Nhậm à?"

Chiếc kéo của Mao Tín Hà nhẹ nhàng lướt qua tóc vị khách, nghe xong cô bật cười: "Tiểu Liễu à, đến cả Đại học Nhân dân mà Tiểu Hoài cũng không học, e rằng sẽ không học Đại học Phúc Đán đâu, phải không?"

Hoài Phong Niên ngượng ngùng cười: "Đỗ đâu học đó ạ." Cô quay đầu tìm Túc Hải, cô gái đã cao hơn 1m6 về lại tiệm cắt tóc giúp khách xoa bóp da đầu, dáng vẻ gội đầu của cô bé rất cẩn thận như thái độ làm bài thi của Phong Niên. Mao Tín Hà lắc đầu: "Nhìn Tiểu Hải nhà cô, từ nhỏ đã không thích học, chỉ thích giao tiếp với tóc."

Túc Hải ở tuổi thiếu niên đã bộc lộ xu hướng phát triển toàn diện cả về chiều ngang lẫn chiều dọc, cô bé đã chán ngấy kiểu tóc tết từ lâu, kể từ khi nhìn thấy Tề Dịch Quả - ngôi sao Văn Khúc lần trước giáng lâm đ ến nhà Viên Huệ Phương, Túc Hải đã yêu cầu được đi học với mái tóc uốn sóng dài rẽ ngôi giữa giống Tiểu Tề ngay sau Tết, khoác thêm chiếc áo bông màu tím đối khâm kiểu Trung Quốc. Mao Tín Hà không hài lòng với cách ăn mặc của con, nói trẻ con mặc kiểu áo này hơi quê mùa, hơn nữa đây không phải bộ quần áo cô mua, mà là quà lấy lòng con gái từ người cha ruột bị tai nạn hỏng chim của Túc Hải tặng cho.

Túc Hải sửa lọn tóc, xắn tay áo lên thuyết phục mẹ: "Cổ tay áo này có lông, nhìn đẹp!"

Phàm là điều Túc Hải tin, khó có ai vặn lại được thẩm mỹ của cô. Túc Hải bị giáo viên ở trường nói em không được uốn tóc và ăn mặc như thế này, đây là cách ăn mặc của người lớn. Túc Hải - người cao gần bằng giáo viên trẻ tuổi - nói: "Em cũng sắp trở thành người lớn."

Trời nóng, không mặc được chiếc áo cổ tay có lông, Túc Hải lại thích bộ sườn xám in hoa của các bà cô, là kiểu vừa hoạ tiết hoa lan màu xanh trắng lại không vừa người. Đó là bộ cô đòi từ Mao Tín Hà đã tăng cân hậu sinh đứa con thứ 2, hiện đang mặc trên người, rộng thùng thình trên cơ thể Túc Hải như chiếc áo choàng của một nữ đạo sĩ.

Hoài Phong Niên tháo kính ra lau, uống một ngụm canh đậu xanh nhìn bé Viên Liễu mặc áo thun trắng và quần đồng phục ống rộng, đây mới giống học sinh tiểu học điển hình chứ. Lại nhìn sang Túc Hải, cô bé đang cầm đầu vòi xịt, tay kia khéo léo bịt tai khách đổ bọt, đúng lúc đó cũng ngẩng đầu lên liếc nhìn Hoài Phong Niên: "Hoại Phong Niên, tóc chị như ổ gà, lát nữa em sẽ gội giúp chị."

Khuôn mặt của Túc Hải trông như 10 tuổi, nhưng phong thái làm việc cứ như 17-18 tuổi.

"Tiểu Hải, sao con lại nói chuyện như thế?" Mao Tín Hà nhìn qua tóc của Hoài Phong Niên: "Tiểu Hoài, nhưng tóc của cháu cần phải cắt đi thôi."

Túc Hải lè lưỡi với Hoài Phong Niên, tính trẻ con lại trở về nét mặt.


Hoài Phong Niên nằm lên ghế gội đầu, Túc Hải thử nhiệt độ nước: "Này, chị xem đã được chưa?" Hoài Phong Niên nói đừng nóng quá là được, cô đã quen gội đầu nước lạnh trong thời gian học trên trường.

Viên Liễu vẫn ngồi vung chân trên chiếc ghế trống khác: "Chị Phong Niên, chị muốn vào Đại học Bắc Kinh à?" Hoài Phong Niên nói vào Đại học Bắc Kinh rất khó, hơn nữa chị vẫn chưa có điểm, không biết có vào được không.

"Hoại Phong Niên, nếu chị đi học đại học, chị Du Nhậm cũng không ở đây, ai sẽ đến chơi với em và Tiểu Liễu?" Túc Hải quan tâm đ ến vấn đề này.

"Nghỉ hè, nghỉ đông, chị sẽ về thăm mấy đứa." Hoài Phong Niên nhắm mắt lại, tận hưởng cảm giác được Túc Hải xoa bóp trên tóc. Chợt cảm nhận trên đầu im ắng, Hoài Phong Niên mở mắt ra, thấy Túc Hải đang trừng mắt nhìn mình, sau đó mếu máo - nếu một ngày nào đó Tiểu Liễu cũng ra ngoài học thì sao? Túc Hải nghĩ, còn lâu mình mới muốn chơi với cậu em trai bò đến đâu văng nước dãi nước mắt nước mũi ra khắp sàn nhà đến đó.

"Mao Tín Hà! Cô có còn quan tâm đứa nhỏ này không? Lại làm việc! Cả ngày chỉ biết làm việc. Đứa trẻ này không chịu gì khác, chỉ muốn uống sữa. Cô không quan tâm đ ến sống chết của con trai mình sao?" Cánh cửa tiệm đột nhiên bị đẩy ra, những lời chửi rủa khiến khách phải liếc nhìn.

Mẹ chồng Mao Tín Hà ôm đứa bé trong lòng, tức giận trách con dâu, mặc kệ tiệm đang có khách, vẫn kéo Mao Tín Hà đang cầm kéo sang một bên: "Cho bú đi!"

"Tôi nói cai sữa là cai sữa. Sắp một tuổi còn không cho ăn dặm à? Tiểu Hải chưa được 10 tháng đã cai sữa." Mao Tín Hà vẫn đặt kéo xuống, ôm đứa con trai đang khóc lên dỗ dành: "Con yêu đói à? Mẹ cho con ăn bột nhé?"

"Tôi đã nói rồi, thằng bé không ăn được bột!" Mẹ chồng thứ hai của Mao Tín Hà cũng rất khó ưa, đầu tiên là không vừa mắt đứa con của chồng cũ cô, sau khi sinh cháu trai, lại luôn dạy đời cách Mao Tín Hà nuôi dạy con.

Mao Tín Hà sinh đứa con thứ hai ở tuổi ngoài ba mươi, sữa không đủ. Mẹ chồng tin chắc nguyên nhân là do cô không chịu an tâm ở cữ, suốt ngày bận rộn làm việc ở cửa hàng, càng không chăm sóc cơ thể cho tốt càng thiếu sữa mẹ.

Tranh chấp về chuyện nuôi con giữa mẹ chồng và con dâu nhìn thì tưởng do sự khác biệt về tư tưởng và thói quen, nhưng thực chất là về sự dệt pha giữa kỷ luật và chống đối.

Hai điều mẹ chồng Mao Tín Hà tự hào nhất trong cả kiếp này chính là sinh ra và nuôi dưỡng cậu con trai độc dinh ba đời - Thiệu Thắng Uy, điều thứ hai là bắt chồng xây căn nhà 4 tầng đầu tiên trong làng thành khi gia đình vẫn còn khó khăn. Sau khi chồng chết vì bệnh, bà "thắt lưng buộc bụng", dù hai năm trời không biết vị thịt như thế nào cũng nhất quyết phải xây thêm 3 tầng nữa, như vậy mới giữ được sĩ diện là người nhà giàu trong làng thành.

Tâm bệnh cũng có vài mống, một là hồi xưa có ông thầy bói mù ở quê nắn xương cho con trai bà, nói thằng con trai sau này hiếu thảo hết ý, mỗi tội không trị được người phụ nữ lấy làm vợ. Bà hỏi có cách nào cứu vãn không? Ông thầy bói bảo phải đổi tên! Nhéo ngón tay, nói tên là Thiệu Thắng Kiệt phải không? Không tốt, không tốt, sau đó không nói gì nữa.


Bà già cắn răng đưa 10 tệ vào tay ông thầy. Người mù vừa chạm vào đồng Nhân dân tệ, lập tức nhéo ngón tay thứ hai: "Kiệt là củi khô trôi trên mặt nước, không có rễ. Vậy chẳng phải không có đời sau sao? Cho dù có tìm được vợ, e rằng cũng không sinh được con trai." Sau đó chạm vào tách uống trà, không nói nữa.

Với trái tim rỉ máu, bà già lấy thêm 10 tệ tiền lẻ. Thầy bói mới nói, nếu chữ "Kiệt" đổi thành "Uy", Mậu hạ nhất nữ, cầm rìu trị nữ tử. Sau này con trai bà sẽ trị được vợ.

Bà đã bỏ ra số tiền khổng lồ 20 tệ năm 1983 để đổi cái tên hay cho con trai. Sau đó thắp hương lễ Phật cho đến khi con trai 31 tuổi vẫn chưa thấy lập gia đình. Mỗi lần nghĩ đến thằng mù dưới quê đó, lại chửi: "Thằng chó lừa bà mấy chục năm".

Thiệu Thắng Uy 31 tuổi không ưng ai cả, chỉ thích mỗi Mao Tín Hà. Ông đã yêu thầm cô bạn cùng lớp này từ khi còn học cấp 2, khi biết chuyện kết hôn của Mao Tín Hà, ông nuối tiếc vì đã quá muộn, tự trách bản thân quá nhát gan không đam theo đuổi người ta, thế là nằm trên giường ba ngày ba đêm không ăn không uống. Đến khi Mao Tín Hà ly hôn, Thiệu Thắng Uy như được tái sinh, nói con chỉ muốn cưới Mao Tín Hà, nếu không sẽ chỉ ở vậy thôi.

Quả nhiên c ắm vào người phụ nữ này. Bà già chửi thằng mù lừa bà 20 tệ một lượt, lại càng chửi Mao Tín Hà ghê hơn. Cô con dâu mang Túc Hải - con của chồng trước - đến nhà chồng thứ hai trông có vẻ tính tình dễ bắt nạt nhưng thực ra lại rất quật cường. Cô không phục sự dạy dỗ của mẹ chồng, nhưng lại dạy dỗ Thiệu Thắng Uy rất ngoan ngoãn, thế nên cô con dâu đã trở thành tâm bệnh thứ hai của bà.

Tâm bệnh thứ ba là giải quyết vấn đề thừa kế độc đinh đời thứ 4 trong gia đình. Mấy năm nay, từ khi Mao Tín Hà lấy chồng, đêm nào mẹ chồng cũng lẩm nhẩm thắp hương, hễ rảnh rang là lại kéo Thiệu Thắng Uy mà khóc lóc: "Nhà bảy tầng đấy, đổi được chục căn nhà, con muốn hời cho ai? Hời cho con bé họ Túc kia à?" Nếu con không sinh được, đừng nói đến vấn đề tài sản gia đình, người trong làng thành sẽ cho rằng con là thằng ngu dùng lại hàng rách, đã nuôi con tu hú lại còn nhường nhà cho người ta. Con tưởng thế là vinh quang à?

Thiệu Thắng Uy nói mẹ lo cái gì? Đã cưới về, sao con để bụng cô ấy xẹp mãi?

Vừa nghe con trai nói vậy, bà già lau nước mắt, thầm nói 20 tệ của người mù thật đáng giá. Quả nhiên, độc đinh đời thứ tư đã ra đời. Tưởng chừng cuộc cãi vã giữa mẹ chồng và con dâu sẽ chấm dứt nhưng không ngờ số lần mâu thuẫn lại càng gia tăng.

Bà già nói tôi sinh ra con trai, không phải Mao Tín Hà từng sinh ra con gái sao? Sao nuôi con trai và con gái lại giống nhau được? Bà vô lý cho rằng con trai có thể bú sữa đến 5 tuổi, còn con gái đến nửa tuổi cai sữa cũng được. "Cho bú lâu" không phải là bệnh trong mắt bà mẹ chồng, ngược lại chính là vinh quang của gia môn. Nhưng Mao Tín Hà không thể nặn ra giọt nào.

Con dâu chỉ quan tâm đ ến tiệm cắt tóc, vừa ra cữ đã cầm kéo lên, đặt con trai trong tiệm cắt tóc để trông nom. Bà mẹ chồng nói cô muốn mọi người chê cười nhà tôi à? Làm như không nuôi nổi mấy miệng ăn nhà cô?

Bột gạo có dinh dưỡng gì? Trẻ cần sữa mẹ để phát triển khỏe mạnh. Nhìn cậu con trai gầy gò nhỏ xíu trên tay Mao Tín Hà ôm, lại liếc nhìn Túc Hải cao lớn, mới 10 tuổi đã cao hơn mình nửa cái đầu, bà mẹ chồng trong tiệm cắt tóc buồn đau: "Đứa phải béo thì không béo, đứa không nên béo thì như con lợn."

Lời này thực sự doạ sợ những vị khách quen trong làng thành mới cắt tóc được một nửa, vội vàng nói với Mao Tín Hà: "Tiểu Mao à, cái đầu này ngày mai tôi đến cắt vậy". Sau khi trận chiến của gia đình Viên Huệ Phương ở làng thành chấm dứt, cuộc chiến giành độc lập của gia đình Túc Hải bắt đầu hình thành.

Mao Tín Hà nói xin lỗi, chị buộc lên trước, ngày mai em sẽ chăm sóc miễn phí cho chị.

Ngay cả Hoài Phong Niên đang nằm gội đầu cũng nhận thấy tình hình không ổn, không khí rất căng thẳng, mái tóc xoăn của cô vừa mới được xả, trên đầu vẫn tí tách nhỏ bọt nước, bỗng có chiếc khăn khô ném lên người cô. Túc Hải nói: "Hoại Phong Niên, chị tự lau đi."

Hoài Phong Niên tìm kính khắp nơi, Viên Liễu đưa cho cô, cô bé mặt táo đỏ ngồi co ro bên cạnh Hoài Phong Niên, Viên Liễu nói: "Nguy rồi.".


||||| Truyện đề cử: Cao Thủ Hạ Sơn, Ta Là Tiên Nhân |||||

Nguy rồi, Mao Tín Hà giao em bé cho con gái bế, chống nạnh lên chửi bà mẹ chồng ngay trong tiệm cắt tóc: "Bà nói rõ cho tôi biết, thế nào là không nên béo thì như con lợn?" Mao Tín Hà nhìn có vẻ dịu dàng và xinh đẹp có một nguyên tắc khi cãi nhau phải tuân thủ, chửi ai cũng được, nhưng không được chửi Túc Hải của cô.

"Là con chồng trước của cô đó, một bữa ăn ba bát, một xúc ngốn hết nửa quả dưa hấu, nó không béo thì ai béo? Nếu một nửa phần nó ăn được chia cho cháu trai tôi, đứa nhỏ này sẽ không gầy như vậy." Bà mẹ chồng đổ sự gầy gò của cháu trai là do Túc Hải béo, khiến người ta nghe thấy còn tưởng Mao Tín Hà nhất bên trọng, nhất bên khinh, nặng đứa này, nhẹ đứa kia.

Mao Tín Hà tức điên lên, Đan Điền tích tụ, giọng nói khuếch đại: "Chính vì thứ già mất nết như bà không cho trẻ con ăn dặm! Bú sữa, bú sữa, núm v* bà đây bị cắn xọp rồi, không có là không có! Bổ sung chút bột gạo bột nữa thì không nên à? Có mỗi bà biết cách nuôi dưỡng trẻ em à, lòng đỏ trứng gà không cho ăn, khoai tây nghiền cũng không cho ăn, thế sao bà không cho nó ăn Thập Toàn đại Bổ Hoàn đi? Mẹ bà già, bà giỏi thì tự nặn sữa ra đi!"

Từ việc không cho Mao Tín Hà ra khỏi giường một tháng trước khi sinh con, đến việc ép cô uống canh cá diếc năm lần một ngày trong thời gian ở cữ làm cô nôn ra hết, việc ăn uống ỉa đái của đứa bé đã trở thành đại sự trong gia đình này. Chỉ cần có ý kiến không thống nhất là sẽ đóng sầm cửa, đập bát, mắng chửi.

Giờ đây, cơn giận tích tụ giữa mẹ chồng và con dâu biến thành động thủ sau cuộc cãi vã, bà già bảo kiếm không bao giờ cùn, Mao Tín Hà khí phách anh hùng nữ kiệt, ghế trong tiệm cắt tóc bị đá đến cửa khiến cánh cửa thuỷ tinh xuất hiện một khe nứt. Bà già ném tất tần tật máy sấy tóc, kéo tỉa tóc, kéo chuốt tóc ra khỏi cửa hàng: "Này thì cắt tóc, này thì không ngại mất mặt." Đến cả thuốc nhuộm tóc, keo và gôm xịt tóc cũng bị bôi hết lên trên tường và trên gương, phong trào "Tiệc trà Boston" đã biến thành trận đập phá cửa tiệm trong làng thành.

Đập phá bát cơm kiếm ăn của Mao Tín Hà cũng chính là huỷ diệt mạng sống của cô, cô và mẹ chồng lao vào đánh nhau. Đứa nhóc sơ sinh sợ hãi, gào lên khóc nức nở...

Trong tiệm cắt tóc hỗn loạn, tiếng cãi vã giữa mẹ chồng và con dâu khuếch đại thành cuộc cãi vã liên quan đến hơn chục người. Thấy Mao Tín Hà lâm vào thế bất lợi, bị bà già lôi tóc sang một bên, Túc Hải đẩy em trai mình vào vòng tay Hoài Phong Niên: "Ôm lấy!"

Túc Hải lao tới quật ngã bà già, vừa khóc vừa cắn xé ngón tay của bà già: "Không được phép đánh mẹ tôi!" Túc Hải thân hình cao lớn bẻ tay bà già, lại cắn mạnh vào cổ tay bà, khiến cuộc chiến nhanh chóng tiến tới "Tiếng súng ở Lexington và Concord".

Bà mẹ chồng nhìn vào tình huống hai chọi một trước mặt, ngoác mồm khóc thét sau một tiếng "Á" vì bị cắn đau đớn, chỉ vào bàn tay đầy vết máu của mình: "Đánh người! Hai mẹ con chúng nó đánh tôi! Bớ làng nước đánh người..."

Mái tóc xoăn của Hoài Phong Niên vẫn tí tách nhỏ nước, một giọt, hai giọt rơi xuống miệng đứa bé sơ sinh, đứa bé lè lưỡi li3m, lại còn bặm bặm môi, bỗng ngừng khóc hẳn.

Viên Liễu sợ hãi vẫn cầm bát canh đậu xanh, nhấp một ngụm cho đỡ sợ, nhìn Hoài Phong Niên, lại nhìn em trai của Túc Hải đang vui vẻ uống dầu gội, Viên Liễu hỏi người chị cao lớn: "Hình như cậu bé đang đói. Chị Phong Niên, chị có sữa không?"

Hoài Phong Niên ngơ ngác trước tiếng khóc của bà già và Mao Tín Hà, cô "a" một tiếng, đỏ mặt ôm đứa bé tránh ra xa: "Chị chưa sinh con, không thể có sữa."

Đột nhiên cô cảm thấy ống quần mình vừa ướt vừa nóng, Hoài Phong Niên cúi đầu xuống, phát hiện đứa trẻ sơ sinh mặc quần thủng đít đã tưới đẫm cô bằng dòng nước tiểu ấm có pha lẫn màu vàng của phân. Mùi thối nồng nặc xộc thẳng lên mũi, Hoài Phong Niên cũng gần như sắp khóc: "Á... á, Túc Hải! Đừng đánh nữa, em trai của nhóc đang tè lên người chị!"

......