Vùng Đất Trù Phú

Chương 63: Quân đội




Quân đội Đại Việt có tên gọi là Quân đội Hoàng gia Đại Việt là lực lượng quân sự quốc gia của Cộng hòa Đại Việt và là lực lượng nòng cốt của Lực lượng Vũ trang Đại Việt. Ngày truyền thống là ngày 22 tháng 6 hàng năm và quân kỳ là quốc kỳ Đại Việt. Luật quốc phòng của Đại Việt cũng được sửa đổi năm 1828, Quân đội Hoàng gia là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang Đại Việt, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội Hoàng gia có Bộ đội Chủ lực và Bộ đội Địa phương. Cấp tổ chức của Quân đội Hoàng gia Đại Việt từ thấp đến cao là tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, lữ đoàn, sư đoàn (trước đây gọi là đại đoàn). Cấp cao nhất là quân đoàn và Đại Việt có 12 quân đoàn được đánh số từ 1 tới 12 nắm giữ các vùng quan trọng của đất nước và là quân chủ lực cơ động.

Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng…), từ cấp đại đội trở lên còn có phó phụ trách công tác chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Bộ phóng phòng là cơ quan trực thuộc Chính phủ Đại Việt, tham mưu cho nhà vua về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý và chỉ huy Quân đội Hoàng gia Đại Việt, Dân quân tự vệ và Đội cận vệ Hoàng gia; quản lý các dịch vụ công theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng vừa là người chỉ đạo thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật, vừa chịu trách nhiệm tổ chức, xây dựng, quản lý và là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội Hoàng gia Đại Việt, Dân quân tự vệ và Đội cận vệ Hoàng gia.

Sách trắng không công bố con số lực lượng quốc phòng nhưng ướt tính khoảng 500 ngàn người. Bộ Quốc phòng không công bố con số chính xác về ngân sách quốc phòng. Bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền cũng đều quan tâm xây dựng chiến lược quốc phòng. Việc phân bổ nguồn lực của đất nước cho lĩnh vực này là một tất yếu khách quan và tỷ lệ phân bổ giữa “súng và bơ” luôn là vấn đề được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng. Nhằm mục đích bày tỏ quan điểm của Đại Việt Nam về những vấn đề an ninh mới của khu vực và thế giới, Bộ Quốc phòng công bố sách trắng về quốc phòng của Đại Việt. Và các Hiệp định về Biên giới voiwsc những quốc gia xung quanh từ năm 1827.

Quân đội Hoàng gia Đại Việt bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương; các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, quân đoàn, binh chủng; hệ thống các đơn vị bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; các học viện, nhà trường, viện nghiên cứu và các đơn vị kinh tế-quốc phòng.

Lục quân Quân đội Hoàng gia Đại Việt là bộ phận chính cấu thành nên Quân đội Hoàng gia Đại Việt. Lục quân có quân số khoảng từ 400 tới 500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần năm triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội Hoàng gia Đại Việt. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Đại Việt đã không được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác.

Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có Bộ binh, Tăng - Thiết giáp, Pháo binh, Đặc công, Bộ binh cơ giới, Công binh, Quân y, Thông tin - Liên lạc, Lái xe, Quân khí - Kỹ thuật, Hóa học, Hậu cần - Tài chính, Quân pháp, Văn công, Thể công, Quân nhạc. Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản. Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:

- Lục quân trực thuộc bộ: gồm 12 quân đoàn bộ binh hợp thành lần lượt là: Quân đoàn 1 tới 12, các lữ đoàn trực thuộc các binh chủng của Lục quân.

- Lục quân trực thuộc quân khu gồm 50 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân.

- Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng chủ yếu báo vệ địa phương. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

- Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.

- Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.

Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Đại Việt. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu gồm 50 quân khu với 1 bộ tư lệnh thủ đô. Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn. Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Hải quân có sáu quân binh chủng: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm, Đặc công nước. Quân chủng bao gồm các cấp đơn vị: hải đội, hải đoàn, binh đoàn Hải quân đánh bộ, binh đoàn tàu mặt nước, binh đoàn tàu ngầm, binh đoàn không quân, tên lửa bờ và các binh đoàn bộ đội chuyên môn, các đơn vị kỹ thuật, hậu cần…

Tổ chức Hải quân Đại Nam từ cao đến thấp như sau:

1/ Bộ Tư lệnh Hải quân trực thuộc Bộ Quốc phòng

2/ Chính ủy quân chủng Hải quân, Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân, Phó tư lệnh quân chủng Hải quân, Phó tư lệnh Tham mưu thưởng quân chủng Hải quân, Lữu đoàn Hải quân, các học viện và trường học, các đơn vị trực thuộc.

Lữ đoàn Hải quân -> Trung đoàn Hải quân -> Hải đoàn ->Hải đội.

Chính ủy quân chủng Hải quân -> Phó chính ủy quân chủng Hải quân.

Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân -> Tư lệnh vùng Hải quân (Phó tư lệnh, Tham mưu thưởng, chính ủy)

Phó tư lệnh Tham mưu thưởng quân chủng Hải quân -> Bộ tham mưu quân chủng Hải quân -> Phó tham mưu quân chủng Hải quân.

Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Đô đốc, Phó Đô đốc, Chuẩn đô đốc, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Bộ đội Biên phòng có chức năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với nhà vua, Nhà nước chính sách, pháp luật về biên phòng; thực hiện quản lý nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại và chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật. Bộ đội Biên phòng hoạt động trong khu vực biên giới, cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý, địa bàn nội địa để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Hoặc hoạt động ngoài biên giới theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và quy định của pháp luật Việt Nam trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, kiểm soát xuất nhập cảnh, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật. Tổ chức chung

Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

• Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;

• Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động.

• Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

• Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật.

Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng

• Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng. Cả nước có hơn 400 đồn Biên phòng.

• Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

• Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Cảnh sát biển: là lực lượng tuần duyên của Đại Việt có vị trí và vai trò là lực lượng vũ trang Đại Việt, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển. Tổ chức chính quyền

Văn phòng

Thanh tra

Phòng Tài chính

Phòng Quan hệ quốc tế

Bộ Tham mưu

Cục Chính trị

Cục Hậu cần

Cục Kỹ thuật

Cục Nghiệp vụ và Pháp luật

Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển

Đoàn Trinh sát từ số 1 tới 6

Đoàn Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy từ số 1 tới 14

Cảnh sát biển có nhiệm vụ: Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển. Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển. Đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biển. Tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh và xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển.

Cảnh sát biển hoạt động trong vùng biển Đại Việt. Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, Cảnh sát biển được hoạt động ngoài vùng biển Đại Việt; khi hoạt động phải tuân thủ pháp luật Đại Việt. Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Quân nhân chuyên nghiệp: Thượng tá QNCN, Trung tá QNCN, Thiếu tá QNCN, Đại úy QNCN, Thượng úy QNCN, Trung úy QNCN, Thiếu úy QNCN.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Phòng không – Không quân trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác. Phòng không – Không quân đảm nhiệm cả nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Đây là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc.

Lực lượng Phòng không – Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế. Tổ chức lực lượng:

Văn phòng Quân chủng

Thanh tra Quân chủng

Ủy ban kiểm tra Đảng

Phòng Tài chính

Viện Kiểm sát Quân sự Quân chủng

Phòng Điều tra hình sự Quân chủng

Bộ Tham mưu

Cục Chính trị

Cục Hậu cần

Cục Kỹ thuật

Cục Phòng không Lục quân

Sư đoàn Phòng không

Lữu đoàn Phòng không

Lữ đoàn Công binh 28

Lữ đoàn Thông tin 26​​

Học viện Phòng không - Không quân​​

Trường Sĩ quan Không quân​​

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Phòng không - Không quân​​

Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân​​

Viện Y học Phòng không - Không quân​

Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Thượng tướng, Trung tướng, Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Cận vệ hoàng gia là một nhóm vệ sĩ quân đội, binh lính hoặc thuộc hạ có vũ trang chịu trách nhiệm bảo vệ một thành viên trong gia đình hoàng gia, chẳng hạn như hoàng đế hoặc hoàng hậu, vua hoặc hoàng hậu, hoàng tử hoặc công chúa. Họ thường là đơn vị tinh nhuệ của lực lượng vũ trang chính quy hoặc được chỉ định như vậy và có thể duy trì các quyền hoặc đặc quyền đặc biệt. Ngoài ra có một số binh chủng chỉ dưới quyền chỉ huy trực tiếp của nhà vua như: trinh sát hoàng gia, Cận vệ kinh đô và lăng tẩm, Cẩm y vệ, kỵ binh, tượng binh. Cấp bậc Quân hàm:

Sĩ quan: Thiếu tướng, Đại tá, Thượng tá, Trung tá, Thiếu tá, Đại úy, Thượng úy, Trung úy, Thiếu úy.

Học viên: Học viên Sĩ quan.

Hạ sĩ quan: Thượng sĩ, Trung sĩ, Hạ sĩ.

Chiến sĩ: Binh nhất, Binh nhì.

Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng (tức dân quân) không thoát li sản xuất, công tác, là một bộ phận cấu thành Lực lượng vũ trang vũ trang Đại Việt, đặt dưới sự lãnh đạo của nhà vua dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước. sự quản lí điều hành của Chính phủ và của Ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương có trách nhiệm bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức. Dân quân Tự vệ chịu sự chỉ huy trực tiếp của Cục dân quân Tự vệ, thuộc Bộ Tổng Tham mưu của Bộ Quốc phòng.

Tổ chức

Phân theo mức độ sử dụng, dân quân tự vệ chia làm:

• Dân quân tự vệ nòng cốt: Dân quân tự vệ nòng cốt gồm những người đang thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ.

• Dân quân tự vệ rộng rãi: Dân quân tự vệ rộng rãi gồm những thành viên dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định.

Phân theo mức độ cơ động, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm ba loại:

• Dân quân cơ động: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức thành các đơn vị sẵn sàng cơ động làm nhiệm vụ trên các địa bàn khi có lệnh của cấp có thẩm quyền.

• Dân quân tại chỗ: Ở địa phương gọi là dân quân, ở cơ quan gọi là tự vệ

• Dân quân tự vệ phòng không, pháo binh, công binh, trinh sát, thông tin, phòng hóa, y tế.

Phân theo biên chế, dân quân tự vệ nòng cốt chia làm hai loại:

• Dân quân tự vệ bộ binh

• Dân quân tự vệ binh chủng

Phân theo trọng điểm có:

• Dân quân thường trực: Là lực lượng dân quân tự vệ nòng cốt làm nhiệm vụ thường trực sẵn sàng chiến đấu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh.

• Dân quân tự vệ biển: Là lực lượng thuộc dân quân tự vệ nòng cốt được tổ chức ở cấp xã ven biển, xã đảo và cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển để làm nhiệm vụ trên các vùng biển

Dân quân tự vệ được biên chế thành đơn vị gồm:

Tổ

• Tiểu đội, khẩu đội (đối với pháo binh)

• Trung đội

• Đại đội, hải đội (đối với dân quân tự vệ biển)

• Tiểu đoàn, hải đoàn (đối với dân quân tự vệ biển)

Tổ chức chỉ huy quân sự cơ sở gồm:

• Thôn đội: tổ chức tổ, tiểu đội, trung đội dân quân tại chỗ;

• Xã đội (Ban chỉ huy quân sự cấp xã): Tổ chức trung đội dân quân cơ động

• Ban chỉ huy quân sự ở đơn vị cơ sở: tổ chức tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tự vệ. Cơ quan, tổ chức có phương tiện hoạt động trên biển tổ chức tiểu đội, trung đội, hải đội, hải đoàn tự vệ biển;

• Ban chỉ huy quân sự ở các cơ quan Trung ương