CHƯƠNG 1: Vô đề
Câu chuyện sau đây tôi sắp kể ra chắc chắn sẽ có người không tin hoặc là bán tín bán nghi cho mọi chuyện. Nhưng tôi chắc chắn với các bạn một điều rằng những chuyện tôi sắp kể ra đây đều là những chuyện mà chính tôi đã trải qua và chứng kiến.
Tôi có tên là Phan Quốc Thiên. Không biết có phải tên tôi là “Quốc” Thiên hay không mà tôi cảm thấy rằng số của tôi khá đen đủi. Khi tôi lên 7, tức là lúc tôi vào lớp 1, ba mẹ tôi lại bị t·ai n·ạn và q·ua đ·ời. Gia đình tôi vốn rất ít người thân thích cho nên tôi chỉ còn lại một người thân duy nhất của tôi lúc bấy giờ nên ông đã trở thành người nuôi dưỡng tôi cho đến ngày hôm nay. Vào lúc ấy ông nội vốn ở một vùng nông thôn hẻo lánh nhưng vì lo cho tôi nên ông đã chuyển hẳn lên trên thành phố sống, cũng để tiện cho việc chăm sóc tôi và việc học tập của tôi sau này.
Cho tới đây chắc chắn rằng sẽ có người thắc mắc rằng ông tôi vốn đã quen với lối sống của vùng thôn quê yên bình vậy khi lên trên thành phố sinh sống thì ông sẽ làm công việc gì để nuôi sống cả hai ông cháu. Vâng bật mí cho mấy bạn biết, ông tôi không hề làm một cái nghề tầm thường, ông tôi chính là đi làm một đạo sĩ.
Đúng như thế bạn không hề nghe nhầm đâu chính là làm một đạo sĩ. Việc ông tôi tại sao lại làm đạo sĩ nói trắng ra thì khá là dài dòng. Chuyện bắt đầu từ thời tổ sư gia của dòng họ chúng tôi. Theo như ông tôi kể lại rằng cách đây khá lâu rồi, từ thời của vua Đinh Tiên Hoàng, nước ta tồn tại bốn vị đạo sĩ nổi tiếng bậc nhất trong thiên hạ, ứng với bốn ngành nghề hay là lĩnh vực của giới đạo sĩ Phong, Toán, Phù, Trận. Và tổ sư gia của chúng tôi là Phan Bá Thiên chính là một trong tứ đại đạo sĩ của Việt Nam thời xưa được mệnh danh là “Phong Thủy Đại Tiên”. Theo như trong truyền thuyết thì tổ sư gia chúng tôi được cho là người có đạo hạnh cao nhất và lợi hại nhất trong tứ đại đạo sĩ, vì thế nên bây giờ giới âm dương đạo sư Việt Nam mới có câu: “Nhất Phong, Nhì Toán, Tam Phù, Tứ Trận.”
Cũng như trong truyền thuyết kể lại rằng tổ sư gia của chúng tôi đã tạo ra cuốn “Phong Linh Đạo Thư” trước khi q·ua đ·ời, ghi chép lại tất cả những hiểu biết và phép thuật của tổ sư gia. Còn có lời đồn cho rằng nếu có được cuốn sách này thì có thể tung hoành thiên hạ. Cũng vì như thế nên vào thời đại đấy dòng họ tôi đã bị rất nhiều thế lực vây lại và t·ruy s·át chỉ để đạt được cuốn “Phong Linh Đạo Thư”. Sau cuộc t·ruy s·át đẫm máu ấy chỉ còn lại mấy người dòng chính trốn thoát mang theo cuốn “Phong Linh Đạo Thư” và quy ẩn trong chốn giang hồ. Và từ ấy cuốn sách thần kì trong truyền thuyết này chỉ được nhất mạch truyền thừa xuống trong dòng họ của chúng tôi. Đúng thế ông nội tôi chính là truyền nhân thứ 199 của cuốn “Phong Linh Đạo Thư” và được người đời biết đến với cái tên “Phong Linh đạo sĩ” thiên sư.
Tuy khi xưa ông nội tôi rất nổi danh trong giới đạo sĩ, âm dương sư nhưng đó cũng là chuyện quá khứ rất lâu về trước, ông đã dừng việc làm đạo sĩ và mai danh ẩn tích được trên chục năm rồi nhưng mà do phải lo cho tôi ăn học nên ông lại phải một lần nữa quay lại với các nghề này. Tuy rằng tần suất ông đi làm việc này lại không nhiều nhưng theo tôi thấy được rằng kinh tế của tôi và ông khá là đầy đủ, thậm chí dư giả để tôi học tập thêm các môn năng khiếu như là ghitar, piano, tin học, … Thêm vào đó khi còn sống ba mẹ tôi làm ăn rất được nên lúc đi đã để lại cho tôi và ông một căn nhà ba tầng đầy đủ tiện nghi. Nên có thể nói rằng tuy bất hạnh khi mất đi ba mẹ lúc còn nhỏ nhưng tuổi thơ của tôi lại không phải khổ sở như những người không cha, không mẹ ngoài kia.
Và như thế tôi bắt đầu một cuộc sống đầy sự quái lạ với ông nội tôi. Ngày ấy tôi còn nhỏ nên tính hiếu kỳ của tôi rất cao nên mỗi khi ông tôi đi hành nghề tôi thường thường đi theo. Và kể từ ấy tôi có hứng thú rất lớn đối với thuật âm dương này. Càng lớn tôi càng hứng thú với nó, tôi rất hay lấy những cuốn sách được ông cất giấu ra đọc, ông có khá nhiều cuốn sách, đa số đều là sách cổ, tuy rất cũ kỹ nhưng có vẻ như được bảo quản khá là kĩ nên không có hiện tượng mục nát mà chỉ bị ố vàng, toàn bộ đều được viết bằng chữ Hán nhưng may sao bên trên mỗi trang giấy ấy đều có được kẹp một từ chữ quốc ngữ được bấm vào trang giấy, có lẽ là bản dịch của nó, nhờ như vậy mà tôi có thể đọc, hiểu được. Và quyển sách mà tôi chú ý nhất trong những cuốn sách của ông nội đó chính là cuốn “Thất Sơn Đạo Thống” tôi đã đọc rất kĩ cuốn này, đọc đi đọc lại, đọc tới khi thuộc cả cuốn sách. Và khi ấy tôi cũng chợt nhận ra một thân phận khác của ông, ngoài là người truyền thừa của gia tộc ông còn là một đạo sĩ của phái Thất Sơn.
Có lẽ đến đây nhiều người đã tự hỏi tại sao đã là truyền nhân của “Phong Linh Đạo Thư” rồi mà còn là đệ tử của phái Thất Sơn. Tôi sẽ giải thích việc này, vì cuốn sách tổ truyền của gia tộc chúng tôi là bí mật, nên ông tôi không hề nói cho ai biết điều này cho dù là sư phụ của mình để chẳng ai biết cả, không hiểu có một cơ duyên nào đó mà ông nội tôi lại gặp được trưởng môn của phái Thất Sơn và được ông ta thu nhận làm đồ. Vì như thế nên ông tôi mới có cuốn “Thất Sơn Đạo Thống” này.
Trở lại chuyện chính vì thường xuyên đọc những cuốn sách như thế nên tôi cũng dần dần hiểu được những việc mà ông tôi đang làm. Và còn học được một số bản lĩnh từ ông như là xem phong thủy và một số phép trừ tà đơn giản. Tuy tôi đã đọc đến thuộc lòng cả cuốn “Thất Sơn Đạo Thống” nhưng những thứ tôi biết đa số lại không dùng được. Đơn giản vì tôi dù có thuộc lòng tất cả thì cũng chẳng hiểu được bao nhiêu khi không được giải thích quá nhiều.
Nói như thế nhưng nhiều lúc thấy ông tôi làm việc tôi tôi lại có cảm giác bán tín bán nghi. Tôi thường xuyên suy nghĩ rằng phải chăng ông tôi đang làm trò lừa bịp người khác chăng. Đúng vậy đấy tôi đã có ý nghĩ như thế, biết làm sao được tôi lớn lên ở thành phố và tiếp nhận nền giáo dục tiên tiến nên việc bán tín bán nghi về những việc này cũng là đương nhiên, mọi thứ đều do môi trường sống từ nhỏ tạo thành cả. Nhưng có một sự kiện diễn ra vào năm tôi 13 tuổi đã làm tôi thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi. Một sự kiện mà chắc chắn cả đời tôi sẽ không quên.