Chương 3: Quen Thuộc Hay Xa Lạ
Ào ... Ào ... Rào...
Mưa như trút nước, sấm chớp rầm rầm rạch ngang bầu trời tối đen. Gió lớn thổi qua làm những chú chim chưa kịp về tổ phải chao cánh. Cuồng phong làm ngã nghiêng những cây cao đón gió. Tia chớp lại nhá lên chiếu sáng cả khu rừng.
Lúc này, một chàng trai đang ngồi bệt trên một bãi đất trống của khu rừng. Mặc cho những giọt mưa rơi trên người, hắn ta vẫn ngồi ôm đầu tựa hồ đau đớn lắm. Nửa giờ sau, chàng trai dần lê thân mình đến ngồi tựa gốc cây gần đó. Một tia chớp lại rạch ngang trời, ánh sáng loé lên lộ rõ khuôn mặt của hắn. Đó chính là Nguyễn Long.
Vỗ vào đầu vài cái như xua đi cơn đau, Nguyễn Long bắt đầu nhìn xung quanh. Đây là một khu rừng với nhiều cây cổ thụ trông có vẻ lâu năm, xa xa có vài tiếng hú nghe rợn cả tóc gáy. Nguyễn Long dần nhớ lại những gì đã xảy ra.
Sau khi bước vào thiết bị dịch chuyển để đến Viện nghiên cứu, ngay thời điểm ánh sáng loé lên, Nguyễn Long nghe âm thanh một t·iếng n·ổ từ đằng xa vọng lại, sau đó mọi thứ rơi vào tĩnh mịch, chỉ còn nghe được tiếng đập của chính tim mình.
Hơn thế nữa, không như những lần trước dịch chuyển, ngay tức khắc được chuyển đi, lần này Nguyễn Long vẫn đứng như cũ trong màn sáng.
Biết có chuyện chẳng lành, Nguyễn Long liền lui lại với mong muốn bước ra khỏi đó. Ngay lúc này hắn liền chao đảo, bệ vuông dưới chân đã biến mất tự bao giờ, nơi hắn đứng toàn là ánh sáng trắng, không thể phân biệt phương hướng trên dưới trái phải. Cẩn thận bước tới vài bước, nhưng không có tiến triển gì, vẫn một màu trắng. Chạy thật nhanh về phía trước nhưng mọi thứ xung quanh vẫn không thay đổi, quay đầu chuyển hướng đủ mọi kiểu vẫn vậy. Cứ như Nguyễn Long đang chạy trên máy chạy bộ, dù chạy kiểu nào hắn cũng vẫn đứng tại chỗ. Hay thật sự có di chuyển nhưng mọi nơi đều giống như nhau.
Sau một thời gian, Nguyễn Long chán nản ngồi xuống, lòng rất hoang mang. Tự trấn an mình rằng phải bình tĩnh, dù sau còn thở vẫn còn gỡ.
Nguyễn Long bắt đầu suy nghĩ, có lẽ thiết bị dịch chuyển bị sự cố, hắn đang thật sự lạc vào đường hầm thời không. Nếu vậy muốn thoát khỏi nơi này cần xác định phương hướng cùng toạ độ nhất định. Thế nhưng hiện tại mọi nơi đều như nhau, làm sao để xác định phương hướng lại là một vấn đề nan giải.
Suy nghĩ lúc lâu vẫn không tìm ra được hướng giải quyết, Nguyễn Long sực nhớ đến mình có cầm theo điện thoại, có lẽ nó giúp được mình. Lập tức mở điện thoại, nhưng làm hắn thất vọng là màn hình điện thoại giờ chỉ còn là một màu trắng xoá.
“Có lẽ do nhiễu loạn thời không nên các mạch không thể nối kết với nhau”.
Đặt điện thoại xuống bên cạnh, hắn thử lấy nó làm điểm mốc để di chuyển ra xa. Thế nhưng dù có dùng cách nào đi nữa hắn cũng không thể nào rời xa chiếc điện thoại. Rõ ràng từ nảy đến giờ Nguyễn Long vẫn ở chỗ cũ, không thể đi ra khỏi không gian xung quanh quá một mét.
Vài tiếng sau, Nguyễn Long dần mệt mỏi và ngủ th·iếp đi. Không biết qua bao lâu, một t·iếng n·ổ lớn làm hắn bừng tỉnh, hắn đang xuất hiện tại một nơi xa lạ, trong đầu truyền ra từng trận đau đớn.
Bằng cách nào đó, Nguyễn Long đã thoát khỏi cái màng sáng trắng quái quỷ nhưng xui xẻo thay đầu hắn lại va vào một gốc cây tối sầm mặt mũi.
Lúc này mưa đã tạnh, từng tiếng hú vang lên ngày càng lớn. Nguyễn Long bất chấp đầu u lên một cục vẫn còn đau điếng mà tìm một cái cây có nhiều cành thấp để leo lên. Dù không biết đây là đâu nhưng trong rừng sợ có thú dữ, vì an toàn hơn nữa để tiện quan sát, hắn cần phải tìm cây cao để trú qua đêm nay.
Sau khi đã vắc vẻo trên một cành cây cứng cáp, dùng thắt lưng cột chặt người vào phòng khi lỡ ngủ quên không bị té c·hết, hắn lại suy nghĩ những gì đã trải qua và những việc sắp tới. Có lẽ do một sự cố nào đó mà toạ độ điểm đến gặp trục trặc, mà thời gian trong đó cũng khá lâu nên Nguyễn Long nghĩ mình đang ở một nơi xa xôi nào đó, có thể vẫn còn trên trái đất hay một hành tinh có sự sống nào khác ngoài trái đất.
“Chẳng lẽ hên vậy sao, đánh bậy đánh bạ đánh ra một hành tinh khác. Điều này tuy rất khó xảy ra nhưng biết đâu. Hên xui” Nguyễn Long tự giễu.
Nhìn những thân cây cao to xung quanh có vẻ lâu năm, hắn thầm nghĩ nếu là trái đất thì đây hẳn là một trong những khu rừng lớn trên thế giới, nhưng hắn vẫn không tài nào nghĩ ra có khu rừng nào mà toàn cây cổ thụ như thế. Với kiến thức đồ sộ của mình trải dài trên nhiều lĩnh vực nhưng Nguyễn Long vẫn bó tay.
“Thôi mặc kệ, miễn sống là tốt rồi, từ từ tìm cách sau vậy, biết đâu đây lại là một hành tinh khác, có tu luyện các kiểu như trong tiểu thuyết”. Nghĩ đến đây, mắt Nguyễn Long bèn loé sáng.
Nhưng hắn chợt cười khổ, “người ta đến dị giới có được bảo vật nghịch thiên, bí kiếp cực mạnh hay hệ thống buff cấp thần thánh, còn mình chỉ có mỗi cái nịt”.
Đúng thật là chỉ có mỗi cái nịt, nó đang cột chặt hắn vào cây đây này. Tuy nghĩ vậy nhưng hắn vẫn cảm thấy lâng lâng.
Một lúc sau, Nguyễn Long nhắm mắt hít thở đều theo nhịp. Dần dần rơi vào trạng thái không linh.
Đây là cách Nguyễn Long hay dùng những khi quá mệt mỏi hay căng thẳng. Tập trung chú ý vào một điểm, gạt bỏ hết mọi suy nghĩ trong đầu để lòng mình trở nên trống rỗng, từ từ quên hết mọi sự vật ngay những cả chính mình. Không còn ta hay vật, điểm chú ý đặt vào cũng dần biến mất.
Điều này khác với ngủ, khi ngủ ta không còn ý thức vào xung quanh nhưng não bộ vẫn hoạt động dẫn đến những hình ảnh chập chờn trong tâm trí là những giấc mơ, còn trạng thái không linh là ta vẫn ý thức, nhưng ý thức đó là một mảnh hư không, não bộ trở nên tĩnh lặng, không ngủ nhưng cũng không hoàn toàn thức.
Nghe có vẻ đơn giản nhưng để đạt được trạng thái không linh cần một thời gian dài luyện tập. Việc tập trung vào một điểm đâu phải chuyện dễ, nên biết rằng con người luôn bị ảnh hưởng bởi ngoại giới, một tiếng động, một làn gió cũng có thể làm chúng ta phân tâm. Hơn nữa cũng rất khó để bộ não chúng ta dừng suy nghĩ, “tâm viên ý mã” tâm trí con người luôn hoạt động không thể đứng yên.
Ngoài ra, chúng ta cũng dễ rơi vào tình trạng ngủ quên khi mọi sự tĩnh lặng. Do đó, thường thì trạng thái không linh chỉ có thể thực hiện nơi giới tu trì có trình độ nội tâm thâm sâu.
Không linh cũng chia làm hai loại, không linh tĩnh như vừa nói và không linh động. Không linh động là tiến nhập trạng thái không linh khi vẫn đang làm việc. Những nhà tu hành Ấn Độ có thể nằm trên gai nhọn hay đi trên than hồng là ví dụ điển hình cho không linh động. Họ vẫn hoạt động nhưng mọi cảm giác biến mất, ngoại giới như không có gì. Hay như danh tướng Phạm Ngũ Lão vào thời nhà Trần, ngồi đan sọt bên đường, quân lính của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn dùng giáo đâm vào đùi mình nhưng ông vẫn không hề hay biết.
Còn Nguyễn Long, hắn đã luyện tập từ thời còn đi học để đạt được trạng thái không linh. Với khả năng tập trung tuyệt vời của mình nhưng cũng mất mấy năm trời hắn mới có thể đạt thành tựu như hiện tại. Không linh giúp hắn giải toả mọi căng thẳng, làm cho tâm trí hắn như mặt gương tĩnh lặng, nhờ đó hắn mới có thể tạo nên một phát minh vĩ đại như thế. Không linh giúp cho hắn có nhiều thời gian để làm việc. Mỗi ngày hắn chỉ ngủ chừng 4 tiếng. Những khi mỗi mệt hắn chỉ cần nhập định một lúc là có thể khoẻ khoắn trở lại. Nhiều đêm hắn cũng chẳng thèm ngủ.
Màn đêm đã dần trôi qua nhường cho ngày mới bắt đầu, Nguyễn Long dần tỉnh giấc. Đêm qua sau khi nhập định chừng hơn một giờ, Nguyễn Long cảm thấy khoẻ khoắn vô cùng nhưng trong rừng trời tối có nhiều nguy hiểm nên hắn quyết định ngủ luôn trên cây. Cảm giác đầu tiên của hắn là đói. Từ lúc bước vào thiết bị dịch chuyển đến giờ cũng gần hai ngày chưa ăn gì rồi.
Nhìn qua khe lá, ánh nắng mặt trời dần chiếu xuống. Nguyễn Long thầm nghĩ thật sự đây là trái đất. Mặt trời quen thuộc, ánh nắng ấm áp, bầu trời trong xanh thế này thì không lầm đâu được. Duy chỉ có khu rừng đầy cổ thụ và bầu không khí trong lành hơi xa lạ, vì từ lâu hắn đã sống trong sự ô n·hiễm n·ặng nề nơi phố thị đông đúc và khói bụi do c·hiến t·ranh mang lại.
Một cảm giác vừa quen thuộc vừa xa lạ trào dâng.