Vĩ Lam

Vĩ Lam - Chương 87: Quyết Định Của Bà Diệp




Diệp Huyên là con gái độc nhất của một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu trong một thôn nhỏ.



Diệp gia tuy không giàu có nhưng vẫn khá khẩm hơn nhiều so với những nhà nông khác.



Bà lớn lên xinh đẹp diễm lệ, vóc dáng thanh thoát, dịu dàng và được bố mẹ chăm lo hết sức kỹ lưỡng từ nhỏ nên không hề có sự thô kệch của một người phụ nữ vùng nông thôn, dẫn đến bà trở thành tâm điểm chú ý của nhiều người.



Tuy nhiên, bà là người tâm cao khí ngạo đương nhiên sẽ không để những hán tử vào mắt.



Một ngày, bố mẹ bà thấy con gái đã trưởng thành, liền đề xuất hôn sự cho bà, đối tượng là một thanh niên tri thức.



Gia đình người đàn ông này theo dòng dõi tri thức và rất giàu có.



Đây chính là hai lý do mà bố mẹ Diệp nhanh chóng liệt ông vào danh sách con rể.



Nghe nói, ông ta đã tốt nghiệp một trường đại học lớn ở thành phố, Hạ gia thấy tuổi tác con trai ngày càng lớn càng lớn càng gấp gáp không thôi, liền quyết định tuyển chọn con dâu, nhưng họ sợ con gái thành phố không sạch sẽ nên liền hướng tới những thiếu nữ trong thôn.



Diệp Huyên đối với hôn sự do cha mẹ đề ra phải nói là cực kỳ hài lòng, nhất là khi tận mắt nhìn thấy ông, tâm bà liền nhộn nhạo.





Trong những ngày đầu về nhà chồng, Diệp Huyên hưởng thụ một cuộc sống vô cùng hạnh phúc, có bố mẹ chồng yêu thương, chồng chiều chuộng và bà không cần phải khom lưng làm công việc nhà.



Thế nhưng, mọi thứ gần như sụp đổ sau khi bà sinh ra đứa con đầu lòng.



Mặc dù Hạ gia rất coi trọng tri thức, nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ đã thấm sâu vào máu, không thể bỏ được.





Cho nên, khi Hạ gia phát hiện ra cháu là một đứa bé gái thì ngay lập tức trở mặt.



Địa vị của Diệp Huyên ở Hạ gia tuột dốc không phanh.



Ngày nào cũng mẹ chồng mắng nhiếc, chồng thì thờ ơ khiến bà ta cảm giác như ở tù.



Nhưng Diệp Huyên cũng không phải là loại con dâu hiền thục cắn răng chịu đựng cho đến hết đời, khi bị bắt phải làm việc nhà nặng nhọc, bà ta tức điên, chỉ vào mặt mẹ chồng không ngừng mắng chửi.




Điều này làm cho xích mích giữa hai người càng lớn, và Diệp Huyên cũng thành cái gai trong mắt nhà họ Hạ.



Ông Hạ thấy vợ dám lớn tiếng với mẹ, liền cầm roi đánh bà một trận.



Tính Diệp Huyên vốn quật cường và ngang bướng, chồng càng đánh bà càng chống đối mẹ chồng, quyết tâm phải làm mẹ chồng tức chết mới thôi.



Kể từ lúc đó, sân nhà Hạ gia náo nhiệt hơn không ít, ngày nào cũng vang lên tiếng đấu đá lẫn nhau giữa mẹ chồng và con dâu, sau đó lại vang lên tiếng roi cùng tiếng khóc thét của phụ nữ.



Đứa bé nhìn thấy mẹ mình bị bố đánh tàn nhẫn ban đầu khóc đến khàn giọng, còn đi đến an ủi mẹ.



Tuy nhiên, Diệp Huyên vô cùng chán ghét đứa bé này, coi nó như xui rủi và tai họa, sau mỗi lần bị chồng đánh, bà lập tức lôi đứa bé ra trút giận, đánh đến khi mỏi tay mới thôi.



Đến lúc bà mỏi tay cũng là lúc da thịt non mịn của đứa bé đã tím bầm, nơi nào cũng có vết thương, hơi thở chỉ còn thoi thóp.



Đứa bé sinh ra đã bị ghét bỏ, ông bà nội thì không phải nói, đến bố cũng lười nhìn mặt, nên ở Hạ gia cũng bị đối xử rất tệ.



Do thiếu dinh dưỡng trầm trọng, dẫn đến đứa bé đã 7 tuổi nhưng lại gầy ốm không khác gì 4 tuổi.





Ông Hạ có đánh bao nhiêu bà Diệp cũng không chừa, dần chán nản không thèm đánh nữa, chỉ là số lần ông về nhà ngày càng ít đi.



Không lâu sau, ông đã phải lòng một người phụ nữ làm cùng công ty, hai người họ bắt đầu tiến hành giai đoạn yêu nhau thắm thiết.



Bà Diệp ngày ngày lo tính kế chọc tức mẹ chồng nên không hề phát hiện ra sự khác thường của chồng mình cho đến khi ông Hạ dẫn người tình về nhà với lý do người phụ nữ ấy đã có thai.



Tình nhân của ông ta là con gái rượu của một ông lớn, và biết cách cư xử, lời lẽ nhẹ nhàng lấy lòng người khác, hoàn toàn đối lập một vực với bà Diệp, thế nên Hạ gia ngứa mắt bà ta đã lâu nay lại tìm được con dâu như ý, tất nhiên không có thái độ tiêu cực gì với hành vi ngoại tình của con trai mà còn khen ông có mắt chọn.



Bà Diệp cứ thế bị Hạ gia dùng thế lực ép buộc ký vào đơn ly hôn, cuối cùng bà ta phải dẫn con gái ra khỏi Hạ gia, về nhà mẹ đẻ.



Diệp gia không có tư tưởng gọi là con gái đã gả như bát nước hắt đi nên vẫn nghênh đón hai mẹ con trở về, nhưng vài năm sau, mẹ bà Diệp trở bệnh nặng, không bao lâu thì mất, bạn già cũng vì thế mà đau buồn, không lâu sau cũng đi theo bà.




Hai mẹ con Diệp Huyên cứ thế phải sống nương tựa lẫn nhau.



Diệp Huyên vốn là người phụ nữ phóng đãng, đương nhiên không chịu nổi tịch mịch, ngày nào cũng bỏ lại con gái nhỏ ở nhà một mình, bản thân thì đi suốt, có khi cả tuần không thấy mặt mũi.



Mà cô bé đã sớm không còn ôm ấp hy vọng gì với mẹ mình, không có ông bà ngoại, cô bé phải tìm cách tự lo cho bản thân.



Vào một ngày Diệp Huyên trở lại, gương mặt xinh đẹp tươi cười, tinh thần vô cùng phấn chấn.



Bà ta mở cửa đi vào phòng bếp, thấy con gái gầy nhom, tóc tai xơ xác đang ăn một bát mì gói, tâm trạng bỗng khó chịu, hai mày nhíu lại thật chặt, nhìn cô bé với ánh mắt ghét bỏ.



Sao bà ta lại có một đứa con xấu xí như vậy chứ?



Hoặc đây vốn không phải là con gái bà?

Bà từng nghe có trường hợp y tá ôm nhầm đứa bé, chắc là mình cũng vậy đi.



Bà ta chỉ nghĩ thoáng qua rồi thôi, tâm trạng bà ta lúc này rất vui vẻ, không còn sức để nghĩ chuyện không đâu.



Diệp Huyên bước đến, chân đá vào đùi của cô bé, thúc giục:

"Mau thu dọn đồ đạc đi, ngày mai chúng ta chuyển nhà."

Đôi mắt đen láy ngập nước bỗng lóe lên sự ngạc nhiên, cô bé đứng dậy vào phòng thu dọn đồ đạc.



Diệp Huyên nhìn con gái, khẽ gật đầu.



.



truyện kiếm hiệp hay

Con nhóc này cái gì cũng xấu nhưng được cái rất biết nghe lời.



Nếu bà để ý kỹ một chút sẽ phát hiện ra ánh mắt con gái bà càng lúc càng âm trầm và...thâm sâu khó lường, những điều không bao giờ xuất hiện ở những đứa trẻ 11 tuổi..