Chương 609: Phan Kế An tha hổ về rừng
Toán quân truy Đào Khiêu được hơn trăm trượng, nhận thấy Đào Khiêu không có ý định giao chiến, chỉ huy toán này sợ trúng phục binh bèn hạ lệnh dừng lại. Trông về sau, thấy Bùi Sơn Lâm bị chặn đánh, lại không còn thấy Trương Bồ, chỉ huy bèn dẫn quân quay lại, định t·ấn c·ông vào sườn bên cánh hữu của Nguyễn Lạc Thổ, trợ chiến cho chủ tướng. Đào Khiêu thấy địch không truy cũng chẳng chạy nữa, lại thấy địch có ý định t·ấn c·ông chủ tướng của mình, liền dẫn hữu đội đuổi theo. Hành động này của Đào Khiêu khiến chỉ huy toán binh vừa truy đuổi lúng túng. Đánh vào trung quân của Thiên Đức sẽ bị Đào Khiêu dồn sau lưng mà đuổi thì Đào Khiêu lại chạy. Sau cùng, toán quân này quyết định trở về đội hình trước đó, giúp chủ tướng hạ thủ đám cản lối.
Lúc này, Bùi Sơn Lâm tiến lên không được, thuộc hạ lần lượt ngã xuống sau những tiếng đì đùng. Lâm như phát điên, vung đao đánh bên tả, chém bên hữu, đâm chính diện, chẳng cần bài vở, cốt sao đánh dạt toán xạ tiễn chắn lối hòng trừ bỏ các tay súng.
Trận chiến đương hồi ác liệt, mặt phía Nam rộ lên tiếng reo hò ba quân. Bùi Sơn Lâm ngoảnh nhìn, thấy đằng xa có cả nghìn binh Thiên Đức đang đến thì rụng rời tay chân. Hô quân tháo chạy cho mau.
Biết quân nhà sắp đến, tướng địch lại ngay trước mặt, không thể để trốn mất. Toán hoả khí bấy giờ mới rút đao cận chiến. Đào Khiêu cũng vừa dẫn binh đến, cán cân lực lượng nghiêng về bọn Đào Khiêu vì nhiều thuộc hạ của Bùi Sơn Lâm b·ị t·hương chẳng còn sức chiến đấu. Bùi Sơn Lâm chẳng còn thiết tha đâm chém, muốn tìm đường chạy cho mau nhưng luôn bị cản lối. Sau một lúc mải mê mở lối, Ngọa Hổ tướng ngoái nhìn thì giật mình kinh sợ bởi chỉ còn mấy chục thuộc hạ theo sát, phần còn lại đã bị chia cắt mất rồi. Chẳng còn thì giờ suy nghĩ, Bùi Sơn Lâm múa thanh đại đao mở đường, đánh dạt được quân Hoan châu, cắm đầu cắm cổ chạy thật lực về hướng Đông Bắc.
Đội binh thuộc quyền của Bùi Sơn Lâm thấy chủ tướng đã chạy cũng không còn lòng dạ chiến đấu, kéo nhau chạy về mé bên hữu, nơi Đinh Đệ vẫn đang khốn đốn. Đệ không giải quyết được đối thủ mà quân Thiên Đức tiếp viện đã đến gần lắm rồi, chậm chân sẽ khó thoát bèn hô binh tháo chạy về hướng Tây Bắc. Quân sĩ Hoan châu thắng thế, tinh thần lên cao, hò nhau đuổi bắt Đinh Đệ cho kì được.
Đệ sai thuộc hạ chặn hậu, vắt chân lên cổ chạy cho mau. Thuộc hạ của Đệ nào còn tinh thần chiến đấu, phần lớn vứt khí giới giơ tay xin hàng, b·ị b·ắt rất nhiều. Đệ cùng một số thuộc hạ ngửa mặt lên trời mà chạy, bỏ xa quân truy một quãng dễ đến hơn một dặm. Khốn nỗi nơi này bốn bề hoang vắng, bụi tre làng gần nhất bé cỏn con, xa tít phía chân trời. Lúc Đinh Đệ nghĩ sẽ tạm thoát được, ngoái cổ lại nhìn chỉ biết than thầm vì đằng sau thấp thoáng bóng dáng mấy quân kị đang đuổi gấp. Hai chân khó nhanh bằng bốn chân, xung quanh lại chẳng có nơi ẩn nấp, bờ sông còn đến mấy dặm.
Biết chạy không thoát, Đinh Đệ dừng chân thở dốc, mấy mươi thuộc hạ cũng thở hồng hộc, một vài kẻ đuối sức tụt hẳn lại phía sau. Mấy quân kị Thiên Đức chẳng ngó đến đám tốt, thúc ngựa vòng lên mặt trước chặn đầu Đinh Đệ. Đinh Đệ trông quân Thiên Đức còn xa, nếu trừ được kị binh sẽ c·ướp ngựa mà chạy. Nghĩ vậy, Đinh Đệ nén cơn mệt nhọc, rút hai cây roi da cất sau lưng quất đánh chát một tiếng xuống đất thị uy.
Mấy quân kị vốn là thám mã, được giao nhiệm vụ truy, tự lượng sức chẳng địch được tướng địch nên phân tán, giữ khoảng cách với bọn Đinh Đệ. Đệ rất dũng mãnh, dùng roi thành thục, dư sức địch dăm bảy quân tốt nhưng quân kị chỉ đeo bám nên hai cây roi trong tay Đệ chẳng có cơ hội phát huy tác dụng. Đệ tiến lên, quân kị lùi, Để đuổi thì quân kị phi nước đại. Đã vậy mấy tên quân kị còn cười sằng sặc chế giễu khiến Đệ tức ói máu.
Đệ lệnh đám thuộc hạ chia nhau xông lên để rảnh đường chạy. Mấy quân kị lại thúc ngựa chạy ra các hướng, để mắt đến Đệ. Cù cưa như vậy thêm độ một khắc, có thêm vài quân kị kéo đến. Quân Hoan châu cũng chỉ còn cách hai tầm tên nữa mà thôi.
Đinh Đệ và đám tàn binh bị vây chặt vào giữa, Đệ không cam lòng, luôn miệng gào thét bảo quân Hoan châu xông vào mà bắt. Trần Quan Sơn đến, khắp người nhễ nhại mồ hôi dù trời đang lạnh, chờ đến lúc hơi thở ổn định, Trần Quan Sơn một tay chống nạnh, một tay chỉ mặt yêu cầu Đinh Đệ quy hàng nếu không sẽ hạ lệnh g·iết sạch thuộc hạ. Đinh Đệ chẳng dễ dàng nghe lời. Trần Quan Sơn sai quân bắn b·ị t·hương một vài thổ binh, thổ binh vứt khiên giáo, ngồi thụp xuống xin hàng.
Đinh Đệ như con hổ b·ị t·hương, hai mắt vằn lên những tia máu, quyết một phen sống c·hết, nhào đến t·ấn c·ông Trần Quan Sơn. Đệ chưa kịp ra roi, hai mũi tiễn cắm phập vào bên đùi trái. Quân Hoan châu giơ khiên sắt che đầu ào đến đè ngửa Đinh Đệ ngã ra đất khống chế. Đệ bị trói chặt như gói bánh chưng, quân dùng giáo làm đòn, khiêng Đệ về trình chủ tưởng. Thuộc hạ của Đệ, cứ ba người bị trói tay chung vào một ngọn giáo, theo hàng dọc cúi đầu lầm lũi theo sau.
Lúc này mặt trời đã treo gần trên đỉnh đầu.
Theo lệnh của Nguyễn Lạc Thổ, Trần Quan Sơn đỗi đãi với tù binh tử tế. Cho ngồi ở nơi khuất gió, cho mỗi người một cái áo khoác cũ, cho ăn cơm nóng với canh rau rừng và… ruốc mặn làm từ củ cải khô, nấm rừng. Trần Quan Sơn cũng tranh thủ tuyên truyền về tấm lòng nhân đức của Vạn Thắng vương, và rằng không ai bị đ·ánh đ·ập, chờ Vạn Thắng vương nghị hoà với quan lang sẽ thả họ về! Thổ binh nghe và gật, thật giả chẳng biết đâu mà lần. Có điều gieo vào lòng họ hi vọng ngày trở vể bản mường đồng nghĩa với đánh quỵ chút ý chí phản kháng cuối cùng của các thổ binh.
Sớm hôm sau tất cả tù binh được áp giải về thành Sơn Tây. Tại đây, người có chức trách phân loại tù binh thành nhiều nhóm nhỏ độ dăm ba mươi người, lần lượt đưa xuống thuyền chở tù binh thẳng đến lộ Mạo Khê, lộ Lạng Giang. Tù binh sẽ phải lao động không công ít nhất một năm. Đường về Mường Động xa hay gần tuỳ thuộc vào thành tích đốn gỗ, xúc than, đập đá làm đường, khai khoáng…
Nói đến Hà Duy, lúc hai bên giáp trận, Hà Duy nằm đơ như cây gỗ bên cạnh mô đất, giương mắt nhìn trận chiến, nước mắt trào ra, lòng đầy căm hận. Quân thua chạy, nào còn ai nhớ đến Hà Duy nữa.
Với tù binh đặc biệt như Hà Duy, Đinh Đệ hay Bùi Lạc Thủy thì cách đối đãi khác hẳn. Cả ba bị giam ở thành Sơn Tây, cơm nước có nữ nhân hầu ba bữa một ngày, nằm có nệm rơm. Mấy ngày đầu bọn Bùi Lạc Thủy mắng chửi ghê lắm, lôi tổ tiên Vạn Thắng vương về chầu. Có điều bọn Thủy chửi tiếng Mường, quân canh nhận lệnh trên cứ cho chúng chửi chán thì thôi.
Chửi mà không ai chửi lại mau chán lắm!
Nữ nhân phục dịch cho ba tướng xứ mường là người các nơi, nhận lệnh cấp trên mỗi lần đem cơm đều ăn mặc trễ nải, trời lạnh cũng chỉ bận có cái yếm đào mỏng dính. Mặc các ông tướng chửi, nữ nhân phục dịch chỉ cúi đầu vâng dạ.
Bùi Lạc Thủy biết kế mỹ nhân của Thiên Đức. Biết là một chuyện, cưỡng lại cám dỗ được hay không lại là chuyện khác. Dăm bảy ngày chẳng tính, nhưng nửa tuần trăng cũng phải nhớ nhung hai trái đào tiên lấp ló sau cái yếm mỏng.
Chẳng ai nghe thấy bọn Bùi Lạc Thủy chửi nữa. Bấy giờ thông ngôn mới xuất hiện, lại cũng là nữ nhân ăn vận hờ hững ngồi bên chấn song lắng nghe tướng xứ mường kể lể. Mỗi ngày một lần, các nữ thông ngôn đều nhắc rằng người Mường và người Kinh là anh em một nhà. Tại người Mường thật thà, nghe theo lời xúi bẩy của Điền Hoành, gian tế Vân Nam, mới có cảnh nồi da xáo thịt chứ Vạn Thắng vương không muốn đánh với người Mường, chỉ muốn kết anh em. Rồi viện dẫn, Tôn Ninh Hà hành thích Vạn Thắng vương tự đến nộp mạng cũng chẳng bị g·iết, nếu là người Kinh hẳn đã chu di chín họ. Hay như Tôn Viết Văn b·ị t·hương được cứu chữa mà không m·ất m·ạng. Để làm tin, Tôn Ninh Hà còn được gặp mấy ông tướng một lúc.
Cứ như vậy, lòng thù hận Vạn Thắng vương của mấy tướng xứ mường dần đổ hết lên người Điền Hoành. Các yếu nhân Thiên Đức đã dựa vào tính thật thà, dễ tin người của dân tộc Mường để dần khuất phục và đồng hoá. Bởi thế, các sắc dân miền thượng du bảo rằng Kinh tộc lắm mưu mẹo, giảo hoạt chẳng sai. Và để từng bước kết nối các sắc dân, ngoài việc trộn dân, khuyến khích cưới nhau… thì cụm từ người Vạn Xuân dần được dùng trong văn bản tuyên truyền, giao tiếp hàng ngày, kết hợp với truyền thuyết chung nguồn cội.
Lại nói Trương Bồn sau khi phá vây chạy về hướng Bắc cùng tàn quân. Truy binh đuổi gắt quá, tướng sĩ chia nhau tháo chạy toán loạn. Trương Bồ chạy được bốn, năm dặm thì gặp một làng nhỏ. Dân binh trong làng phát hiện bọn Trương Bồ xộc vào làng bèn hô dân vây bắt. May Trương Bồ c·ướp được hai con ngựa chạy tháo thân, tàn quân b·ị b·ắt mất mấy người, còn lại gần hai chục thuộc hạ lếch thếch chạy theo rồi rơi rụng dần.
Chạy chưa được bao xa, Trương Bồ đụng phải một toán lính của Trịnh Tú đang đi lùng. Bồ múa đại đao xông lên đánh, toán lính của Trịnh Tú chỉ có mấy người liền quay đầu bỏ chạy. Trương Bồ không dám đuổi theo, lại nghĩ hướng Bắc có phục binh, bèn quay ngựa đổi sang hướng Đông ghé Bắc chạy dài. Trương Bồ đoán đúng, bởi chạy một quãng ngoái nhìn đã trông thấy quân của Trịnh Tú lố nhố phía chân trời. Trương Bồ ra roi, thúc ngựa chạy được chừng hơn ba dặm, trông bên cánh tả có toán quân lố nhố chạy trên cánh đồng liền giật mình gò cương. Trông kĩ hơn, nhận ra đó là bọn Bùi Sơn Lâm, Bồ mừng húm.
Bùi Sơn Lâm bị đuổi gắt, quân thưa dần, thở chẳng ra hơi. Gặp lại Trương Bồ, cả hai chẳng nói gì, chỉ ôm nhau mà khóc. Quân Thiên Đức từ mạn Tây Nam và Tây Bắc đuổi đến, Bùi Sơn Lâm lên con ngựa còn lại tiếp tục cuộc trốn chạy. Toán truy binh thuộc quyền Trịnh Tú có hơn hai chục chiến mã, định cắt đường chặn đầu bắt Lâm và Bồ. Thuộc hạ của Bùi Sơn Lâm còn gần trăm người ra sức cản, nhờ thế hai tướng người Mường và thân tín hơn chục người bỏ xa được vài dặm đường. Còn cách bờ sông chừng ba dặm, hai con ngựa đuối sức vì chỉ là ngựa thồ, cũng chẳng phải loại tốt, lại chạy lòng vòng đến mấy mươi dặm. Mặc cho Trương Bồ quất, con ngựa đi thêm vài bước thì ngã quỵ. Quân tướng bỏ ngựa, chạy trối c·hết về phía sông Hắc.
Thuộc hạ vội vàng chặt được hơn chục thân chuối, đốn cành cây xiên ngang gấp rút làm bè. Bóng chiều buông dần, quân Trung đoàn 1 Sơn cước đuổi đến, phạt lau sậy ven sông tìm bọn Sơn Lâm. Quân tướng xứ mường chẳng kịp làm mái chèo, vội vã thả ba cái bè chuối xuống sông rồi nhảy lên dùng tay và chính thanh đao thay cho mái chèo.
Bè chưa rời bờ bao xa, binh sĩ Trung đoàn 3 Sơn cước đã tìm được. Một vài binh sĩ nhảy ùm xuống sông định bơi đuổi theo nhưng đúng lúc triều dâng đành quay vào. Quân trên bờ giương cung định bắn vì bè chuối còn chưa xa khỏi tầm tiễn, chỉ huy vội ngăn lại.
- Bùi Sơn Lâm và Trương Bồ nghe cho rõ. Đại Vương có lệnh tha chúng bay một mạng, về xứ mường nhớ đặt tay lên trán ngẫm cho kĩ vì sao ra cớ sự này. Còn muốn chống lại Đại Vương cứ luyện binh cho kĩ, Đại Vương chỉ tha một lần, lần sau có làm ma chớ oán trách.
Người vưad lớn giọng chính là Phan Kế An, Đại đội trưởng trong quân Trịnh Tú. Dạo trước từng trong quân Thiết kị của Lê Phụng Hiểu.
Một binh sĩ dịch lời Phan Kế An. Bùi Sơn Lâm dừng chèo vài nhịp, ngoái nhìn lại bờ sông rồi ra sức cùng thuộc hạ khua nước. Tình cảnh thật bi đát.
Sang được bờ bên tả thì trời đã tối đen, Bùi Sơn Lâm đứng lặng người hồi lâu, cơ hồ muốn nói điều gì nhưng nghẹn nơi cổ họng.
Mới hơn nửa tuần trăng trước hồ hởi qua sông, nay nhờ tướng địch tha c·hết cho về với vài quân rách rưới khiến tâm can Ngọa Hổ tướng như mớ bòng bong.
- Thù Thiên Đức phải trả nhưng trước tiên phải lôi cổ thằng xúi dại ho sang sông. - Bùi Sơn Lâm uất hận, gằn giọng. - Cớ sự này do thằng mặt trắng họ Điền, nó xúi ho chọc tổ ong vò vẽ.
Nói đoạn, Bùi Sơn Lâm quay lưng bỏ bề hướng Đông Nam. Cả bọn thất thểu luồn rừng mấy ngày trời, về đến nhà lang chịu tội với quan lang nhưng cũng chỉ bị trách phạt mà thôi.
Điền Hoành không về, chẳng biết đã mất dạng nơi nào hay bị Thiên Đức túm mất rồi. Bùi Sơn Lâm kiếm cớ trút giận lên bọn Âu Minh Thông trong lúc quan lang còn lo sốt vó vì quân Thiên Đức đã qua sông. Âu Minh Thông thấy lành ít dữ nhiều, sợ còn ở đất mường đương đêm Bùi Sơn Lâm kề đao vào cổ lấy thủ cấp bèn bàn với Lạc Hi, Yên Định tìm đường trốn.
Nhắc mưu sĩ Điền Hoành sau khi chạy một mạch xuống chân núi mới hoàn hồn nhớ ra đống sổ sách hãy còn trong rương, định quay trở lên lấy, lại nghe súng pháo đì đùng, chốc chốc bầu trời loé sáng một quãng, sợ quân Thiên Đức đã theo ròng rọc mà sang, ngộ nhỡ rơi vào tay họ Mạc thì mạng nhỏ khó giữ. Còn như về gặp quan lang, nay mai Thiên Đức đem sổ sách ghi chép sang trả cũng lại mất đầu, chỉ còn cách trốn luôn lúc này mới là hơn. Nghĩ vậy, Điền Hoành lỉnh vào bụi rậm chờ đến lúc mặt trời lên, xác định phương hướng chuồn thẳng lên hướng Bắc tìm đường về Vân Nam.
Quả nhiên Chương sai người chép lại những chỗ Điền Hoành nhận xét về xứ mường, về thuộc hạ nhà quan trong đống sổ sách thu được, đem giao cho Đinh Sơn. Đinh Sơn đọc xong vừa giận vừa thẹn, mắng chửi om sòm. Bọn thuộc hạ lại nói đó là kế sách của Thiên Đức nhằm chia rẽ lòng người. Nay Thiên Đức bắt giữ mấy trăm người, có cả bọn Bùi Lạc Thủy, thể nào chẳng khai thác được dăm ba điều cơ mật.
Đinh Sơn nghe xuôi tai, lại chẳng muốn thừa nhận bản thân dùng sai người, sẽ ê mặt với chúng tướng nên vứt đống sổ sách vào bếp lửa.
- Mạc Thiên Chương quỷ kế đa đoan, nó muốn ta nghi ngờ người mình.
Lời này chẳng biết có phải lời thật lòng của quan lang họ Đinh hay không. Dẫu sao Điền Hoành đã biệt tích, nào có đối chứng mà tỏ thực hư.