Chương 554: Tháng Chạp năm Thiên Đức 33
Sau gần chục ngày trời mật phục chờ đợi, Phạm Bỉnh Di nhận tin thương thuyền họ Dư sẽ đi qua Điếu Ngư.
Thuyền quân chèo ra giữa dòng yêu cầu đoàn thương thuyền họ Dư cập bến kiểm tra. Dư Thừa Văn tuân thủ. Vào gần đến bờ, thuộc hạ của Dư Thừa Văn đứng trên cột thuyền phát hiện sau lau sậy có quân sĩ mai phục liền báo động và nhảy xuống sông, bơi sang bờ Nam. Hàng chục kẻ khác nhảy theo nhưng tại bờ đối diện, quân sĩ của Lưu Cơ tóm gọn hết cả. Dư Thừa Văn luống cuống, buộc phải giơ tay xin hàng trước hàng chục họng súng sẵn sàng nhả đạn sau khi đã bắn chỉ thiên.
Lục soát thương thuyền không phát hiện ra bất cứ vật nào khả nghi. Phạm Bỉnh Di không vội nản lòng, anh bắt giữ các nữ nhân có mặt trên đoàn thương thuyền, chia họ ra tra khảo. Phạm Bỉnh Di sau đận Cao Mộng Dao, không ngại đụng tay với nữ sắc và có được vài lời khai hữu ích khiến Dư Thừa Văn không thể chối tội.
“Bằng các biện pháp nghiệp vụ” Dư Thừa Văn khai không sót chữ nào. Phạm Bỉnh Di, trái với vẻ ngoài có phần nho nhã, thực sự là hung thần của gian tế nói riêng và những kẻ cứng đầu nói chung. Thay vì dùng cực hình như năm xưa, Chương từng mách cho Phạm Bỉnh Di cách đổi người hỏi cung liên tục, bất kể thời gian nào trong ngày, kể cả nửa đêm, phải khiến n·ghi p·hạm thiếu ngủ trầm trọng, tinh thần lơ mơ, muốn c·hết không xong.
Dư Thừa Văn nắm trong tay mấy chục gian tế trà trộn ở dọc hai bờ sông Nghĩa Trụ và cả bên Đằng Châu. Người cho tiền Dư Thừa Văn phát triển đội thương thuyền không ai khác Chu đại quan nhân, thông qua một thuộc hạ thân tín ở Sơn Nam Hạ. Trương Văn Long đích thân dẫn binh ập vào bắt giữ kẻ đó, vỏ bọc của hắn là chủ một quán ăn gần bến sông. Chỉ trong vài ngày ngắn ngủi, Trương Văn Long đã bắt được hơn ba mươi gian tế hoạt động ở Sơn Nam Hạ cùng hàng trăm kẻ chỉ điểm nơi bố phòng binh lực, theo dõi di biến động của các trại quân Thiên Đức trên địa bàn.
Hai người ở Hiến Doanh b·ị b·ắt vì cung cấp các thông tin quân sự cho Dư Thừa Văn, họ là binh sĩ địa phương.
Theo lời khai của Khuất Dụ, người phụ nữ b·ị s·át h·ại vứt xuống giếng hoang làng Bái Tử là Hoàng Thị Thêu. Hoàng Thị Thêu có mang, bụng lớn, giúp đám gian tế dễ dàng lọt qua một số dịch trạm. Tại chùa làng Bái Tử, do một trong số các thuộc hạ của Dư Thừa Văn uống rượu say lỡ miệng nói ra ý đồ s·át h·ại dân làng Bái Tử bằng cách bỏ độc xuống một số giếng khơi trong làng. Hoàng Thị Thêu nghe được, không muốn đứa con sau này sinh ra chịu nghiệp nên nửa đêm lẻn ra khỏi chùa định cáo với dân binh. Rủi thay cô bị phát hiện và b·ị s·át h·ại ngay trong vườn chùa. Anh họ của Hoàng Thị Thêu và một người cùng làng cũng bị b·óp c·ổ c·hết lúc đang say ngủ. Khuất Dụ muốn toàn mạng buộc phải tham gia s·át h·ại Hoàng Phục.
Sát hại ba người xong, cả bọn lợi dụng đêm tối khiêng hai cái xác ném xuống sông Nghĩa Trụ. Đến xác của Hoàng thị, do trời gần sáng, dân binh đi tuần gõ kẻng đánh thức dân làng ra đồng gặt lúa nên cả bọn đành cho vào rương vứt xuống giếng hoang ngoài đồng.
Khuất Dụ khai sạch sẽ những gì hắn biết, thấy và nghe với lời đảm bảo của Phạm Bỉnh Di, hắn sẽ toàn mạng và được giảm tội. Từ lời khai của Khuất Dụ, Phạm Bỉnh Di xuôi dòng Nghĩa Trụ sang đất Nam Sách rồi Ninh Hải, bắt giữ tất cả những người Dư Thừa Văn từng gặp hoặc buôn bán đưa về phủ Thiên Đức tra xét.
Dư Thừa Văn có đến Lâm gia phủ gặp thuộc hạ của Lâm Minh Tự một lần, đề nghị thuê thuyền bè chở ngũ cốc từ Kim Động đến bến Ninh Hải. Dư Thừa Văn được mời nghỉ tại Lâm gia phủ một đêm.
Ai cũng biết Lâm gia phủ liên quan mật thiết với Ái phi, quân tướng không dám vào phủ. Phạm Bỉnh Di đích thân đến gặp Lâm Minh Tự trình bày mọi chuyện. Lâm Minh Tự mặt cắt không ra giọt máu. Vướng vào chuyện gian tế, tiếp tay gian tế s·át h·ại dân lành chưa nói đến bên trên gọi lên mà giới thương nhân nào ai dám làm ăn cùng nữa. Lâm Minh Tự nói với Phạm Bỉnh Di, ông ta sẽ tự đến Vạn Xuân thưa rõ đầu đuôi. Nếu Lâm gia phủ tiếp tay gian tế, Lâm Minh Tự xin đem đầu chịu tội.
Phạm Bỉnh Di không làm khó nhà họ Lâm bởi từ lúc Vạn Thắng vương dựng cờ, nhà họ Lâm đã đem gia sản tặng cho quân. Chẳng lí nào bây giờ vang danh khắp chốn, nữ nhân Lâm gia là Ái phi, dù có ngu dại cũng không ai đem cả cơ nghiệp bao đời tiếp tay cho đám tép riu quấy phá.
Lâm Minh Tự chưa đến Vạn Xuân đã có ý chỉ tuyệt đối không truy cứu Lâm gia phủ, trừ phi có lệnh từ Bộ Quốc phòng hoặc Văn phòng Vạn Thắng vương.
Biết con rể không nghi vì làm ăn nào tránh được gặp người tốt kẻ xấu. Lâm lão gia thân chinh đến Vạn Xuân thăm cháu ngoại đúng lúc Chương ốm nên nán lại ăn Tết cùng con cháu. Ông không đề cập chuyện Phạm Bỉnh Di đến phủ. Trước khi Lâm lão gia về Ninh Hải, Chương gặp riêng ông tâm sự nhỏ to. Chẳng biết Chương đã nói gì, chỉ biết về đến Lâm gia phủ, ông gọi Lâm Minh Tự đến thư phòng căn dặn.
Lâm lão gia khẳng định:
- Nhà họ Lâm còn phát tài, chỉ cần một lòng một dạ phò tá Mạc vương!
Còn cụ thể như thế nào rất nhanh thôi sẽ biết.
Những nữ khách thương bọn Dương Yên Thư theo dõi từ Điếu Ngư đến các vùng khác trong cả tuần trời, quả thật là người phương Bắc được chiêu mộ tại huyện Sơn Lăng, phủ Sơn Tây. Bị bắt giữ, họ khai người tuyển mộ cũng mang họ Chu. Đặc biệt, họ từng gặp Liễu Môn Nhân trong một buổi đại yến. Một trong số nữ khách thương từng ở Điếu Ngư được xác định là h·ung t·hủ s·át h·ại hai vợ chồng già ở ven thị tứ. Vài nữ nhân khác bị định tội đầu độc, gieo mầm bệnh…
Có thể nói, nhờ oan hồn của Hoàng Thị Thêu báo mộng, đưa đường chỉ lối mà bọn Phạm Bỉnh Di lần ra đầu dây mối nhợ, bóc gỡ các đường dây gian tế từ Siêu Loại đến phủ Tế Giang, Đằng Châu và Sơn Nam Hạ. Biết ngọn nguồn, Chương ban thưởng cho gia quyến Hoàng thị tại làng Đinh Xá. Đồng thời, anh giao cho chính quyền địa phương xây cất một ngôi miếu thờ cạnh mộ của hai mẹ con họ Hoàng, đặt tên miếu là Hoàng liệt nữ, giao cho dân làng Bái Tử khói hương vì Hoàng thị m·ất m·ạng, cả làng mới không bị gian tế hạ độc.
Dân làng Bái Tử quen gọi miếu Mẫu Tử, coi đó là một ngôi miếu thiêng, che chở và phù hộ dân làng khi giặc phương Bắc kéo đến dày xéo quê hương. Nhiều đời sau, dân làng Bái Tử vẫn lưu truyền câu chuyện tổ tiên đã kể. Rằng năm ấy giặc phương Bắc đưa binh lên cánh đồng Bái Tử t·ấn c·ông quân Thiên Đức. Đương lúc nguy khốn, chỉ huy quân phòng thủ ở đồng Bái Tử thắp hương khấn nguyện tại miếu Hoàng liệt nữ, gió lốc từ đâu thi nhau nổi lên, cát bụi bay mù mịt đẩy lui quân phương Bắc trở ngược về phía sông Nghĩa Trụ. Dân trong vùng bảo nhau rằng linh hồn hai mẹ con muốn trả ơn binh sĩ của Vạn Thắng vương.
Đầu năm Thiên Đức 34, trong bộ luật Thiên Đức có ghi, s·át h·ại phụ nữ mang thai là t·rọng t·ội, phải xử trảm. Hành hạ phụ nữ mang thai, tội nâng thêm một bậc. Nữ nhân đang mang thai nếu phạm tội sẽ cho tại ngoại hầu tra, nếu bị định tội, con nhỏ đủ ba tuổi mới chịu phạt. Chưa muốn đi tù thì cứ hơn hai năm lại đẻ, đẻ Nhà nước trợ cấp, nào không đẻ được nữa thì xếp quần áo đi tù. Nghe rất nhân văn nhưng sự thật là phụ nữ đi tù chả làm được việc nặng, Vạn Thắng vương lại tìm mọi cách, tạo điều kiện kích dân đẻ nhiều. Mà đi tù sao đẻ được nữa.
Gần năm trăm gian tế và người cộng tác b·ị b·ắt, một con số quá khủng kh·iếp. Ban đầu Chương nghĩ ít, tính bắt được đem tùng xẻo nhưng bắt đông quá lại không nỡ xuống tay. Bởi vậy, anh yêu cầu Phạm Bỉnh Di phân những kẻ b·ị b·ắt thành ba nhóm dựa theo tội trạng.
Những kẻ chỉ điểm, mật báo tin tức quân sự, tuỳ tội nặng nhẹ mà định án tù từ 5 đến 8 năm, đưa lên miền Sơn Cước khai thác đá, gỗ.
Nhóm thứ hai, gồm thuộc hạ đắc lực của Dư Thừa Văn, những kẻ giúp sức nhưng chưa trực tiếp s·át h·ại người, định án tù khổ sai từ 8 đến 15 năm không ân xá.
Nhóm thứ ba, gồm Dư Thừa Văn cùng những tên đầu sỏ, Chương cho La thành chuộc người nhưng nào ai dám nhận trứng thối. Bởi vậy, bọn Dư Thừa Văn và hơn ba mươi nữ sát thủ từng trực tiếp s·át h·ại người vô tội và gần bảy mươi nam nhân bị xử tử thị chúng. Toàn bộ gia sản của Dư Thừa Văn bị sung công, gia quyến bị đuổi đi nơi khác.
Chương về Vạn Xuân sau khi bắt được Phan thị, chuyến đi tưởng chừng như vô định giúp Chương có thêm nhiều cái nhìn mới về đời sống dân sinh, nhận ra nhiều vấn đề trong quân, trong dân tại địa phương sát nách thủ phủ.
Sau mỗi chuyến đi của Chương là những cải cách có chiều sâu. Chương kiên định với mục tiêu đất nước cường thịnh mới có thể là chỗ dựa cho những đội binh xuất chinh.
Chân lý ấy ngàn đời không thay đổi.
Quách Thương Hiệu hồ hởi trở về phủ Tế Giang sau cuộc họp. Anh chàng tạt qua thăm Đào Huyện thừa, khoe rằng các đề đạt của Ty Nông nghiệp Tế Giang được chấp thuận và cần phải nhân rộng.
Quách Thương Hiệu kể, anh ta được tuyên dương trên bục cao vì các sáng kiến chuyên canh các loại cây trồng theo thổ nhưỡng từng địa phương, kết hợp với đó là chăn nuôi gia súc gia cầm, đào ao thả cá theo dạng trang trại nhằm tận dụng nguồn phân bón cây…
Quách Thương Hiệu thở dài:
- Tôi có đến Bộ Công an đóng ở Luy Lâu, đề đạt gặp Quan Bình mà người ở đó khẳng định không có Quan Sĩ sư nào sất. Thậm chí, cả trụ sở Bộ Công an gần ba trăm người còn chẳng ai mang họ Quan. Tôi thật không hiểu, rõ là kim bài Sĩ sư, cái anh Luật ở huyện này luôn miệng vâng dạ, chả lẽ Quan Bình không phải thượng cấp của anh Luật ư?
Đào Sư Tích tủm tỉm cười, hỏi rằng:
- Anh tìm anh Quan Bình làm gì? Việc bên anh đâu liên quan bên Bộ Công an?
Quách Thương Hiệu tặc lưỡi:
- Tôi muốn chia vui và cảm tạ anh ấy, phần nhiều ý kiến của tôi đều do anh ấy gợi ý. Thiên Đức ta mà có nhiều người như anh Bình thì chẳng mấy mà cường thịnh. Tôi không nghĩ chỉ vì tôi vạ miệng lung tung mà anh Bình tìm được xác người ngoài đồng, tôi nể thật sự.
Đào Sư Tích nhoẻn miệng cười, ngửa cổ uống cạn chén rượu. Quách Thương Hiệu chợt hỏi:
- À, còn vụ tay công tử họ Đặng kia sao rồi? Tôi nghe nói cậu hắn là Trung đoàn trưởng thuỷ quân thuộc Đại đoàn Thần Sách đóng ở Ninh Hải. Cha hắn là Đặng Huyện thừa. Gốc to như thế chắc êm rồi hả?
Đào Sư Tích trố mắt:
- Êm? Sao anh lại nghĩ vậy?
- Thì tôi thấy vậy, xưa nay con quan mấy ai dám đụng. Tôi sang huyện Thừa Thiên có dò hỏi nhưng… - Quách Thương Hiệu nhún vai, tỏ vẻ bất lực. - Hầu như không ai biết chuyện. Đặng Huyện thừa nghỉ ốm vài hôm, có đến gửi quà của huyện cho chúng tôi.
Đào Sư Tích cười khinh bỉ:
- Hãm h·iếp bất thành, coi thường kỷ cương phép nước và nhục mạ người trên. Hai tội đầu tiên hắn bị định 10 năm, thông qua xét xử kín, chóng vánh. Tội danh nhục mạ thượng cấp, nếu cha và cậu hắn không phải đã cống hiến cho ba quân và chính phủ, lại có tiếng thanh liêm thì sợ là đầu lìa khỏi cổ rồi. Nếu như vài mươi năm trước, tôi e họ Đặng bị tru di.
- Thật chứ? - Quách Thương Hiệu ngạc nhiên. - Hắn bị định 10 năm à? Đày đi đâu vậy?
Đào Sư Tích nhịn cười:
- Nào có dịp qua Đằng Châu, biết đâu chạm mặt Đặng Hoàng Chiều đang xẻ đá làm đường hoặc chăn bò, nuôi lợn. Trong quá trình đi đày, gia đình hắn không được đến thăm nom. Hôm xử kín ở huyện đường, tôi có gặp Đặng Huyện thừa. Ông ta tức muốn phát điên, quát mắng bà vợ chiều con không phải lối. Nếu Vạn Thắng vương không có lòng độ lượng thì họ Đặng c·hết sạch cả rồi.
Quách Thương Hiệu lại tặc lưỡi:
- Làm gì đến nỗi tru di cả họ, anh nói quá. Luật Thiên Đức định, ai làm nấy chịu, đâu liên quan gia quyến.
- Nhưng luật cũng viết, mạo phạm đến người định ra luật thì không thể sống, bị khép vào tội đại nghịch đấy.
Quách Thương Hiệu nhăn mặt không hiểu. Đào Sư Tích chợt hỏi:
- Đâu? Chả phải anh được thưởng 2 nén bạc và mấy tấm lụa à? Chưa kể có người còn nói sẽ làm mối cho anh cơ mà.
Quách Thương Hiệu đặt mấy nén bạc lên bàn, nét mặt lộ rõ vẻ tự hào. Anh ta có quyền như vậy. Đào Sư Tích lại hỏi:
- Còn ai được thưởng 2 nén bạc không?
Quách Thương Hiệu vênh mặt, vỗ ngực:
- Mỗi tôi!
Đào Sư Tích phá lên cười khiến Quách Thương Hiệu không khỏi ngạc nhiên.
- Tôi xin lỗi vì thất lễ! - Đào Sư Tích quệt nước mắt. - Hai nên bạc đó thưởng cho anh vì anh có công gợi ý cho Đại Vương tìm ra n·ạn n·hân Trương Ba đó thôi.
Quách Thương Hiệu ngây ra không hiểu. Đào Sư Tích bèn hỏi đầy ẩn ý:
- Ở Bộ Công an chẳng có anh họ Quan nào là phải. Anh có tìm khắp cũng vậy thôi. Anh đã đến điện Hưng Quốc đôi ba lần, hẳn có nghe danh Thị vệ trưởng của Đại Vương là ai không?
- À… hình như họ Triệu, cô ấy người Tống, nghe nói rất đẹp. - Quách Thương Hiệu đáp.
- Triệu Nhã Lâm phải không?
Quách Thương Hiệu lưỡng lự giây lát, cố nhớ rồi gật đầu. Đào Sư Tích lại hỏi:
- Vậy cô Triệu Nhã Lâm mà anh Quan Bình nói sang năm sẽ thành thân thì thế nào?
- Cô ấy rất đẹp! Quan tiểu thư cũng vậy. Bởi tôi mới nói anh Quan Bình có số đào hoa, đến em gái cũng đẹp.
Đào Sư Tích tủm tỉm cười, khẽ lắc đầu:
- Anh là người sáng dạ, vì sáng dạ nên mới làm Phó ty của phủ dù tuổi mới 22. Anh không nhận ra điều gì lạ à?
- Điều gì lạ? - Quách Thương Hiệu nhăn mặt.
Đào Sư Tích không đáp, anh chàng chậm rãi rót rượu rồi từ từ thưởng thức, mặc cho họ Quách bóp trán suy tư.
- Ý anh nói… anh Quan Bình là Vạn Thắng vương, là Đại Vương của chúng ta?
Đào Sư Tích tỉnh bơ:
- Anh nói chứ không phải tôi nhé!
- Không thể nào! - Quách Thương Hiệu xua tay. - Đại Vương sao có thể là anh Quan Bình được chứ. Anh có nhầm không?
Đào Sư Tích thủng thẳng đáp:
- Mấy năm trước tôi theo hầu Đại Vương ở bên Nghĩa Trụ Hạ. Đận ấy Đại Vương bắt được đám gian tế Đằng Châu. Anh Luật và anh Đô đều biết thân phận của Đại Vương nên bọn tôi đêm ấy nào dám uống nhiều. Anh nghĩ xem, ngồi chung mâm với rồng phượng thì rượu chẳng ngon đâu. Bởi thế mới nói, phúc nhà họ Đặng còn dày. Ông Đặng Cẩn đã tự xin cắt bổng lộc 1 năm và bồi thường cho vợ Trương Ba 10 nén bạc.
Quách Thương Hiệu vừa nghe vừa vã mồ hôi, nhớ lại đêm ấy choàng vai bá cổ, anh em ngọt như mía.
- Anh đừng sợ! Đại Vương tặng anh bạc, Thần phi ủng hộ sáng kiến của anh là không muốn ai biết Đại Vương gợi ý. Điều này tôi được mấy anh đi trước truyền đạt lại. Anh cứ gắng sức mà làm việc, nhớ ưu ái đôi chút cho huyện tôi với nhé. Mà này! Đại Vương nói sẽ làm mối cho anh, gì chứ vụ này tôi tin là sớm thôi, anh sẽ có ý trung nhân.
Quả thật một thời gian sau, cô gái trẻ đẹp xin gặp Quách Thương Hiệu, trình giấy và tự giới thiệu là Vân Hạ, được Văn phòng Vạn Thắng vương cử đến Ty Nông nghiệp làm thư ký riêng cho Phó ty.
Liệu họ Quách có lưu truyền trong sử sách Vạn Xuân hay không? Chỉ biết rằng đời sau có Quách Thương Gia, người phủ Tế Giang, một lòng phò tá nhà Mạc.