Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 543: “Nước bạc” ở Điếu Ngư




Chương 543: “Nước bạc” ở Điếu Ngư

Chương cưỡi ngựa thong dong trên những con đường trải đá dăm nằm giữa những cánh đồng rộng mênh mông sau vụ gặt hãy còn trơ gốc rạ. Xe bò kéo, trâu kéo và ngựa kéo ngược xuôi, có nhiều quãng bọn Chương phải nhường đường cho những xe bò chất đầy rơm rạ ngược chiều. Ven đường, cứ cách một quãng chừng 4 dặm đến 6 dặm lại cho một hàng cây mới trồng được hơn 2 năm, những nơi như vậy đều có một hàng nước không thể đơn sơ hơn đặt ngay bên cạnh dịch trạm nhỏ. Các dịch trạm ven đường là nơi đổi ngựa, đồng thời là nơi chuyển tiếp công văn giữa các địa phương hoặc về Vạn Xuân. Các dịch trạm ngày đêm đều có 3 quân sĩ luân phiên túc trực. Cứ 10 dịch trạm nhỏ sẽ có 1 dịch trạm lớn, quan nhân các địa phương có thể tạm nghỉ chân ở các dịch trạm nhỏ lắng nghe bách tính tán chuyện hoặc nghỉ qua đêm ở dịch trạm lớn.

Bách tính phủ Tế Giang thuần nông, tính tình chất phác. Trên đường đi, Chương thấy dân túm năm tụm ba đặt gánh lúa mới gặt í ới hỏi thăm nhau, thảng hoặc Chương lại trông thấy các cô thôn nữ ống quần xắn cao, chân lấm lem bùn đất đưa nón lá che nửa mặt cười khúc khích với nhau. Khung cảnh yên bình như vậy mà gần đây lại có nhiều người m·ất m·ạng oan uổng chẳng rõ nguyên do. Mấy năm trước, Chương phá được đường dây gian tế Đằng Châu tại huyện Nghĩa Trụ Hạ. Sau đận ấy, quan quân phủ Tế Giang và dân chúng đều đề cao cảnh giác vì sợ vạ đến thân. Chẳng ai muốn một ngày quan binh đến nhà lôi họ đi vì tiếp tay gian tế p·há h·oại.

Dân không tính là nghèo, gọi là đủ ăn và dư dả đôi chút. Quân với dân như vậy, gian tế trà trộn, hạ sát dân lành và quân binh như thế nào? Được biết, quân ở dịch trạm đều là người làng cử ra, chẳng ai lại hạ sát con cháu trong làng mình. Một làng thì không nói, đằng này nhiều dịch trạm sau một đêm 3 quân binh m·ất m·ạng khiến Đại đoàn Thiên Đức đang đóng quân ở phủ Tế Giang tạm thời phải điều động quân chủ lực kết hợp với quân địa phương tăng cường thêm người tại các dịch trạm vào ban đêm. Có lẽ vì thế, quãng đường hơn năm mươi dặm, cứ gặp dịch trạm là bọn Chương bị chặn lại hỏi giấy tờ. Đồng thời, ánh mắt của những người nông dân dưới ruộng hay trên đường đều nhìn bọn Chương có phần thiếu thiện cảm.

Vụ thu hoạch lúa gần xong, trên đồng nông dân hăm hở vì mùa màng bội thu, dưới sông thuyền bè ngược xuôi chuyên chở hàng hoá. Thương nhân khắp nơi tìm đến thương lượng đề nghị thu mua nông sản tại các thương điếm. Phủ Tế Giang chiêm trũng, kết hợp với phủ Đằng Châu đất đai bằng phẳng chẳng có núi đồi, Duệ đã bàn định và đi đến thống nhất tập trung phát triển chuyên canh trồng lúa trên một vùng rộng lớn nhằm đảm bảo an ninh lương thực. Để làm được điều ấy, Duệ cần phát triển giao thông đường thuỷ nội vùng cùng hệ thống tưới tiêu nội đồng.

Chương chọn dừng nghỉ ở Điếu Ngư khi bóng chiều đã ngả. Điếu Ngư thị tứ nằm ở bờ Bắc sông Nghĩa Trụ, thuộc địa phận huyện Kim Động. Qua sông sẽ sang địa phận Nghĩa Trụ Hạ, cưỡi ngựa độ 1 khắc đồng hồ sẽ sang đất Nghĩa Trụ Thượng. Có lẽ nằm ở vị trí thuận lợi nên Điếu Ngư sầm suất hơn hẳn những nơi vó ngựa của Chương vừa đi qua trên đất Kim Động.

Điếu Ngư trước đây là một làng chài nhỏ với dăm bảy chục nóc nhà, nhoáng một cái dân các nơi đổ về sinh sống, nay có tới gần một nghìn dân. Thương điếm, khách điếm, cửa hàng Bách hoá tổng hợp, trường học, cơ quan chính quyền xã xây đã cất một thời gian. Doanh trại của một đơn vị cấp tiểu đoàn trực thuộc Đại đoàn Thiên Đức mặc định nằm bên rìa thị tứ. Do mấy năm Chương chú trọng, khích lệ và tạo điều kiện nên tầng lớp thương nhân, tiểu thương ở phủ Tế Giang cũng như các vùng khác tăng nhanh về số lượng. Thương nhân người Vạn Xuân phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng, tính bằng vốn, vẫn chưa nhiều. Thương nhân phủ Tế Giang khởi nghiệp bằng những mặt hàng nông sản là chính.

Các mặt hàng ngũ cốc, nông dân muốn bán cho Chính phủ Vạn Xuân hay thương nhân đều được, bên nào trả giá cao hơn thì bán cho bên ấy. Duệ và Uyển Như dùng các đơn vị, tổ chức thuộc quyền neo giữ giá nông sản, giá ngũ cốc dẫn đến việc thương nhân muốn thu mua trực tiếp đều phải mua cao hơn ít nhất một giá. Thương nhân cũng có thể đặt mua trước số lượng tại thương điếm trực thuộc Công ty Vạn Xuân. Giá nông sản do Công ty Vạn Xuân cung cấp cho thương lái chênh không đáng kể so với giá thu mua tại ruộng vườn mà lại không tốn thời gian thu gom. Nhìn chung, thương nhân phương Nam, phương Bắc sẽ chọn cách mua bán với thương điếm Vạn Xuân trong khi thương nhân Vạn Xuân vì thông thuộc địa bàn, cất công mò mẫm, dùng miệng lưỡi để mua với giá tốt hơn nhằm ăn chênh lệch nhưng phải tự lo vận chuyển và các rủi ro khác.

Chương chọn dùng bữa tối đạm bạc trong khách điếm Điếu Ngư thay vì chọn mấy tửu điếm tư nhân tấp nập gần đó. Trong bữa tối dưới sảnh, Chương để ý đến hai người phụ nữ tuổi ngoài ba mươi có vẻ sắc sảo, đầu vấn khăn mỏ quạ ngồi chung bàn với hai thương nhân. Phải biết rằng Chương hay quan tâm đến nữ nhân, vì nhiều lẽ. Anh vui khi nhìn thấy một số nữ nhân không còn cam chịu quanh quẩn trong xó bếp hoặc ruộng vườn.

Thiên Bình có vẻ không bằng lòng, nàng nói:

- Anh ra ngoài mà cứ đau đáu nhìn nữ nhân như vậy, em yên lòng sao được? Chưa kể nữ nhân anh để ý toàn những bà, những cô không sắc nước hương trời gì cả.

Chương cười:

- Chỉ là quan tâm đến bách tính mà thôi. Hãy nhìn hai người đàn bà kia kìa.

Thiên Bình không nhìn, nàng cười nhạt bảo rằng:

- Trông họ sắc sảo, đon đả và… đang câu dẫn hai gã thèm của lạ hòng bắt mối làm ăn. Tiểu thương buôn hoa bán phấn hoặc dùng thứ đó đổi chác là em không để vào mắt.

Chương tặc lưỡi:

- Em thính thật, anh chẳng nghe rõ họ bàn chuyện gì.



Thiên Bình dừng đũa ngoảnh sang hỏi:

- Anh định thong dong như này đến bao giờ? Qua sông là đến Nghĩa Trụ Hạ rồi.

Chương thản nhiên đáp rằng:

- Cuộc sống yên bình là phúc của muôn dân nhưng sẽ khiến cuộc điều tra này nhàm chán. Điếu Ngư xô bồ, lắm hạng người, kẻ thủ ác sẽ chọn những nơi như thế này nương náu.

Thị tứ Điếu Ngư gần đây có mấy người t·hiệt m·ạng, quan binh không bắt được ai khả nghi. Ngay cả khi quan binh tăng cường tuần tra, canh gác thì xung quanh Điếu Ngư vẫn xảy ra mấy vụ án mạng mà n·ạn n·hân tiểu thương, thương nhân đi sớm về khuya. Chẳng ai biết được những n·ạn n·hân xấu số m·ất m·ạng như thế nào.

Còn hai vợ chồng trong phòng riêng, Thiên Bình lại hỏi:

- Anh vẫn khẳng định thủ phạm ẩn náu trong giới khách thương?

- Chắc chắn là thế, chỉ có thể là như thế mà thôi.

Thiên Bình ngồi trong lòng, vò đầu Chương, hỏi thêm. Chương giải thích:

- Trước khi thắt chặt an ninh, n·ạn n·hân gồm cả nông dân nhưng gần đây chỉ còn thương nhân bị nhắm đến. Em cứ suy luận sẽ hiểu ngay thôi. Nhìn chung nông dân quanh quẩn trong làng ngoài xóm, mối quan hệ họ hàng của họ phức tạp song quan hệ xã hội lại vô cùng đơn giản. Họ thù hằn hay xích mích với ai thì người trong làng ngoài xóm đều tỏ mà tìm không ra. Kẻ thủ ác nhất định không phải người bản địa mà có thân phận minh bạch, công khai đi lại giữa các vùng giữa thanh thiên bạch nhật.

- Anh đãi ngộ thương nhân, giờ hướng nghi ngờ vào họ, anh lo lòng dạ họ không yên, ảnh hưởng đến thông thương chứ gì?

Chương không trả lời mà thở dài. Kẻ đứng trong bóng tối nhắm vào giới thương nhân nhiều thành phần xuất thân, nếu không tìm ra phương thức tổ chức của chúng và cách thức hạ sát người vô tội hàng loạt mà vội kết luận sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường, khó kiểm soát.

Sớm hôm sau, Chương nghe bọn Vi Thọ Kỳ báo cáo, ngoài bờ sông phát hiện một t·hi t·hể bị vùi dưới cát. Chương đến nơi, thấy bà con hiếu kỳ tụ tập rất đông, quân binh đang canh gác chờ người có chức trách đến ghi nhận, điều tra hiện trường và k·hám n·ghiệm t·ử t·hi.

Nạn nhân là nam giới, tuổi trạc tứ tuần, không có giấy tờ tuỳ thân nhưng chủ một khách điếm báo quan binh, n·ạn n·hân mang họ Dư, là thương nhân bên Sơn Nam Hạ thuê phòng nghỉ ở khách điếm mấy ngày và mới trả phòng vào tối ngày hôm qua. Xác n·ạn n·hân bị vùi vội dưới cát gần mép sông, một ngư phủ và vợ gánh cá từ thuyền chài lên bờ đã phát hiện ra đôi bàn chân người lẫn trong đám cỏ rác. Trên t·hi t·hể không phát hiện v·ết t·hương do ngoại lực tác động, cổ cũng không có vết bầm tím, khoang miệng không có cát. Quanh hiện trường có nhiều dấu chân của đám đông hiếu kỳ nhưng vợ chồng người ngư phủ khẳng định với quan binh rằng lúc họ phát hiện t·hi t·hể thì không có dấu chân nào xung quanh.

Chương khoanh tay đứng theo dõi từ đầu, đến khi t·hi t·hể người xấu số được quan binh đưa về nhà xác và bách tính hiếu kỳ trở lại với công việc thường nhật thì Chương vẫn ở lại. Anh men theo con đường cặp bờ sông về hướng Đông Nam vài chục thước như thể đang tìm kiếm thứ gì đó và bỗng dừng lại, cúi xuống dùng tay kiểm tra cây cỏ.

Chương nói với thuộc hạ:



- Cỏ lau chỗ này đổ rạp về hướng bờ sông, trên cỏ còn lưu dấu bùn đất và cát.

Bọn Vi Thọ Kỳ vâng dạ. Chương đứng dậy chỉ xuống sông hỏi rằng:

- Nước cạn mà sao từ chỗ này đến chỗ giấu xác không có dấu chân người? Cũng không thấy có dấu vết của việc xoá dấu vết. Theo cách hiểu của ta, dưới kia đầy bùn, một khi giẫm xuống nhất định n·gập s·âu và trong đêm tối không thể nào xoá sạch như vậy được.

Bọn Vi Thọ Kỳ đồng tình, ghi nhớ những lời Chương nói và cẩn thận tìm kiếm kỹ càng quanh nơi cỏ cây đổ rạp. Lúc sau Vi Thọ Kỳ chạy đến báo cáo:

- Bọn thuộc hạ phát hiện hai dấu chân, mời Quan gia đến xem thử ạ.

Chương vội đến xem xét kĩ càng hai dấu chân hằn dưới đất mềm mà khi nãy đứng trên con đường đất, cỏ cây che khuất anh không nhìn thấy. Hai dấu chân nhỏ nhưng hằn khá sâu khiến Chương khẽ nhếch miệng cười. Từ chỗ hai dấu chân, nhìn kỹ, Chương phát hiện ra những dấu vết mờ nhạt, góc cạnh, bề ngang gần 1 thước, bề dài chừng hơn 5 thước cùng những vệt song song thể hiện ai đó đã kéo một vật có tiết diện phẳng về hướng Tây Nam.

- Ván gỗ! - Chương nhận định. - Bọn chúng dùng ván gỗ đặt trên đất mềm và bùn để khiêng xác. Như vậy, bọn này không thể ít hơn hai người. Các anh bảo vệ dấu vết, gọi người có chức trách đến đây, lập tức phong toả bến sông và thị tứ, không cho bất kì ai trở ra.

Ma Kê định chạy đi, Chương vội dặn:

- Đặc biệt lưu ý đến nữ nhân.

Ma Kê đi rồi, Vi Thọ Kỳ thắc mắc, Chương bèn giải thích cho cả Nghiêm Đạt và Lưu Nhất Vạn cùng nghe:

- Dấu chân nhỏ gọn có thể của nữ nhân. Từ chiều qua đến đây ta thấy bách tính thường đi chân đất. Hai dấu chân thực là hai dấu giày cói. Các anh nghĩ đi, nếu nữ nhân nặng khoảng năm mươi cân chẳng thể để lại dấu giày sâu như vậy, hẳn bọn họ đem theo vật nặng.

- Quan gia chắc là nữ nhân chứ ạ? Có thể của nam nhân thấp bé.

Chương gật đầu đồng tình:

- Không loại trừ điều đó. Chờ quan binh đến, các anh cùng họ toả ra lùng sục từ chỗ này về thị tứ. Hãy nhớ lùng sục kĩ càng từng gốc cây ngọn cỏ, lần dấu cỏ đổ rạp hoặc bùn đất vương vãi.

Nghiêm Đạt hộ tống Chương trở lại khách điếm, anh tin rằng vận may đang đến và kẻ thủ ác vẫn đang ở trong thị tứ.

Quãng buổi trưa, Vi Thọ Kỳ trực tiếp về bẩm báo, quan binh tìm được 4 miếng ván gỗ dính đầy bùn đất vứt trong một bụi rậm cách bờ sông khoảng hơn trăm thước. Bùn đất dính trên ván gỗ hãy còn chưa khô.



- Đúng như lời Quan gia nhận định, dấu vết lưu lại cho thấy sát thủ sau khi khiêng xác n·ạn n·hân vùi tạm gần bến sông, vứt ván gỗ trong bụi rậm đã trở về thị tứ. Bọn thuộc hạ lần theo cỏ cây bị giẫm đạp đến rìa thị tứ thì mất dấu ạ.

Chương liền bảo:

- Anh đưa Quan Lam Giang đến nhà xác để cô ấy kiểm tra thêm. Lam Giang tin rằng n·ạn n·hân bị hạ độc trước khi vùi xác.

Quan Lam Giang theo Vi Thọ Kỳ rời khách điếm, giúp quan binh địa phương tìm thủ phạm. Vương Văn Trà, Trưởng Công an huyện Kim Động, cùng Huyện đội trưởng Văn Như Võ và Lý Tài, người đứng đầu huyện đem theo hơn trăm quân sĩ có mặt theo lệnh khẩn cấp của Chương vào canh Hai. Lưu Cơ, Tiểu đoàn trưởng Kim Động có mặt từ sớm, bố trí một đại đội quanh khách điếm bảo vệ Quan gia và phu nhân. Tin tức Vạn Thắng vương ở Điếu Ngư được giữ kín.

Đứng trước Vạn Thắng vương, Hoàng hậu và quan nhân, Quan Lam Giang khẳng định, n·ạn n·hân trúng loại kịch độc được chiết xuất từ cá ngừ, tương tự như chu sa. Nàng cho biết nguồn gốc c·hất đ·ộc không thể có ở Vạn Xuân và chỉ cần uống phải sẽ dẫn đến c·ái c·hết vô cùng đau đớn.

Nghe Quan Lam Giang trình bày xong, Chương hỏi lại:

- “Nước bạc” như em nói, người phương Bắc dùng để lọc vàng ư? Thứ nước đó có phải màu trắng bạc?

Quan Lam Giang xác nhận, Chương lẩm nhẩm:

- Đó có phải thuỷ ngân không nhỉ?

Vương Văn Trà và Lưu Cơ cùng nói:

- Nếu gian tế dùng nước bạc làm c·hất đ·ộc quả thật rất khó cho quan binh lục soát. Chưa kể, như lời Quan đại phu thì chất kịch độc ấy lấy từ cá ngừ càng khiến bọn hạ quan khó tra. Chất đó chẳng phải dùng để bào chế một số loại thuốc hay sao?

Chương ra hiệu cho Quan Lam Giang ngồi xuống, anh nói:

- Việc đó bàn sau, nếu thực bọn chúng dùng c·hất đ·ộc dạng lỏng gây ra những c·ái c·hết bất đắc kì tử thì các anh bí mật rà soát lại các vụ án mạng trước đó. Đừng có l·ạm d·ụng nhục hình tra khảo mà phải dựa vào chứng cứ thu thập được. Việc cần làm bây giờ là tra xem người cuối cùng nhìn thấy hoặc tiếp xúc vớ các n·ạn n·hân là ai.

Chương giơ ba ngón tay lên, nói chắc như đinh đóng cột:

- Tình, tiền, thù là ba nguyên nhân chính khi một người b·ị s·át h·ại, phải bá·m s·át điều tra các mối quan hệ của n·ạn n·hân trước khi mất. Họ ăn với ai, gặp ai…

Chương nói cho mọi người cùng nghe những hiểu biết của anh nhằm xác định h·ung t·hủ dựa vào các dấu vết tại hiện trường mà suy luận. Giả như n·ạn n·hân bị vùi xác dưới cát, ông ta không đi giày, không tìm thấy áo khoác dày có thể tạm nhận định nơi ông ta b·ị s·át h·ại là một căn phòng kín gió hoặc ngay trên giường ngủ. Trên người không có v·ết t·hương mà bị hạ độc thì ông ta và kẻ thủ ác phải quen biết mới không đề phòng…

Người nào người nấy ngồi ghi chép tỉ mỉ từng câu từng chữ của Chương. Anh thấy rằng bản thân anh còn dành quá ít thời gian cho Phạm Bỉnh Di.

Nếu có trường quân sự, cũng phải sớm xây dựng, tổ chức nơi đào tạo tập trung lực lượng giữ an ninh trật tự địa phương, để họ trao đổi kinh nghiệm với nhau.