Chương 503: Sơn Tây phủ, Võ Đình Tú và người Vạn Xuân mới
Trái với những binh sĩ La thành được trả về, những binh sĩ theo Trần Văn Lộng b·ị b·ắt giữ ở trong doanh có đến gần nghìn người. Cộng thêm số đang bị giam giữ ở thái ấp Đông Chinh vương nâng tổng số lên hơn hai nghìn người. Phùng Hiền phân tù binh thành hai nhóm báo cáo lên trên. Nhóm tội nhẹ là những người đầu hàng từ trước hoặc b·ị b·ắt và nhóm còn lại là quân bản bộ của Trần Văn Lộng.
Nhóm tội nhẹ gồm hơn một nghìn người cho đi đào kênh mương, xây dựng nhà cửa, quân doanh, cải tạo đường sá trong vùng, chăn nuôi lợn… làm không công trong nửa năm. Nhóm binh sĩ b·ị đ·ánh giá phạm tội nặng, chống trả đến cùng phải làm các công việc nặng nhọc hơn như đốn cây rừng, dựng nhà cho dân, khai thác khoáng sản hoặc các công việc khác y như cửu vạn trong thời hạn 1 năm. Sau thời hạn trên, dựa vào đánh giá của người cai quản, nếu cải tạo tốt sẽ cho về địa phương, trường hợp chậm biến chuyển, có ý chống đối sẽ tiếp tục lao động không công tiếp tục trong nửa năm.
Đối với những h·ình p·hạt mà Vạn Thắng vương ban ra, tướng sĩ Sơn Tây đều ngạc nhiên bởi theo lệ cũ thì những binh sĩ phản loạn sẽ khó toàn mạng, chưa kể liên luỵ gia đình. Chương đã dành thời gian giảng giải cho Phùng Hiền, Bố Giáp, Phùng Thanh Hòa và Phùng Nguyên Hoàn… mục đích sâu xa của việc hoà hợp các sắc dân, tạo khối đoàn kết và triệt tiêu mầm mống phản loạn. Và rằng thay vì trừng phạt các binh sĩ một cách nặng nề hãy cho họ một cơ hội bởi suy cho cùng, họ hành động theo mệnh lệnh của các tướng, chẳng có lựa chọn khác. Hầu như tất cả binh sĩ đều chẳng biết Sơn Tây vương là ai, Phùng Sứ tướng là người như thế nào mà chỉ biết đến người chỉ huy trực tiếp của họ mà thôi. Thế nên Phùng Hiền, Bố Giáp và một số người khác bắt buộc phải về Thiên Đức theo học lớp chính trị - quân sự cấp tốc trong 3 tháng. Trong khoảng thời gian này Yết Kiêu, Phạm Ngũ Lão sẽ tạm thời quản quân sĩ Sư đoàn Sơn Tây.
Trần Văn Lộng bị xử tử sau phiên hạch tội và xét xử công khai trước ba quân. Gia sản của Trần Văn Lộng bị tịch thu sung công. Cha mẹ và vợ con Trần Văn Lộng không bị liên đới nhưng để đảm bảo những điều đáng tiếc có thể xảy ra trong tương lai, Chương cho gia đình Trần Văn Lộng đến định cư tại huyện Siêu Loại. Mỗi người trong gia đình khi rời đi cầm được thứ gì theo thì quân sĩ không được ngăn cản. Bên cạnh đó, Chương yêu cầu con cháu của Trần Văn Lộng trong ba đời nếu theo nghiệp quân sự không được giữ chức vụ cao hơn Tiểu đoàn trưởng và nếu theo nghiệp văn không được giữ vị trí trọng yếu trong bộ máy chính quyền Vạn Xuân.
Mưu sĩ Đương Chu miễn tội c·hết sung làm thư lại giúp việc ở cấp huyện. Các bộ tướng của Trần Văn Lộng được sàng lọc, nếu có người đứng ra đảm bảo sẽ giữ lại, không có ai đảm bảo nhân thân thì đi lao động trong 1 năm như binh sĩ.
Về hành chính, Chính phủ Vạn Xuân đặt phủ Sơn Tây với thành Sơn Tây làm lỵ sở. Sơn Tây phủ có 4 huyện 1 lộ.
Từ thành Sơn Tây hất ngược lên phía Bắc đến ngã ba sồn Hắc là huyện Sơn Tây. Từ phía Đông, Đông Bắc thành Sơn Tây đến chân dãy núi Vua, bao gồm Đông Chinh vương phủ là huyện Sơn Lăng. Đông Nam thành Sơn Tây, huyện Tích Lịch kéo dài đến bờ sông Tích Lịch và huyện Hát nằm ven sông Đỏ, từ phía Nam thành Sơn Tây đến thượng nguồn sông Hát. Lộ Hắc Giang bao gồm vùng sườn Đông dãy núi vua dọc theo bờ tả ngạn Hắc Giang, dân cư chủ yếu là người phương Bắc đến nương nhờ. Đứng đầu mỗi huyện là một Huyện trưởng hay Huyện lệnh người địa phương do Thái sư Lý Đạo Thành cất nhắc và một Huyện phó do Duệ cử đến từ Thiên Đức.
Duệ cử Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Lý Phúc Điền làm Chủ tịch phủ Sơn Tây nhằm chú trọng phát triển nông nghiệp. Nguyễn Trung Ngạn đang làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục kiêm nhiệm Phó Chủ tịch phủ Sơn Tây chăm lo phát triển giáo dục. Một người cháu trai của Lý Lệnh công là Thứ trưởng Bộ Y tế Lý Hữu Thiện cũng được cử đến Sơn Tây. Thông qua việc điều chuyển nhân sự có thể thấy Chương chú trọng phát triển nông nghiệp, y tế và giáo dục tại vùng đất mới vừa được kiểm soát. Việc bố trí như trên ít nhiều gặp phải phản ứng ngầm của văn nhân, nho sĩ đất Sơn Tây. Tuy nhiên, các văn nhân đại thần tuổi ngoài tứ tuần trong trong vương triều cũ đều được bố trí chức vụ tương đương trong chính quyền mới. Văn nhân đại thần tuổi dưới bốn mươi buộc phải về Thiên Đức theo học trước khi điều chuyển sang trấn nhậm ở các địa phương khác. Nhìn chung, với kinh nghiệm tích luỹ được trước đó, Duệ bố trí, điều chuyển nhân sự tương đối phù hợp.
Về quân sự như đã nói, biên chế toàn bộ cấm quân và Phùng gia quân trở thành Sư đoàn Sơn Tây với ba trung đoàn bộ binh, một tiểu đoàn pháo binh và một trung đoàn thủy quân trực thuộc đang gấp rút xây dựng, tổng quân số sư đoàn khoảng 6.500 người từ 18 đến 25 tuổi. Ngoài công tác huấn luyện bắt buộc, binh sĩ sư đoàn vẫn phải làm kinh tế nhằm tự túc lương thực.
Tại các huyện, lộ sẽ thành lập một tiểu đoàn địa phương, lương do Chính phủ Vạn Xuân chi trả. Quân sĩ địa phương ngoài nhiệm vụ bảo vệ trị an tại địa bàn, tăng gia sản xuất, huấn luyện còn là lực lượng bổ sung cho Sư đoàn Sơn Tây. Tại các xã, thôn đều phải tổ chức lực lượng dân binh theo mô hình đã áp dụng tại Thiên Đức.
Sơn Tây vốn là vùng đất cổ, dân cư sinh sống lâu đời, đất đai rộng và tương đối bằng phẳng, là cư ngụ của gần 40 vạn dân. Chương tin rằng với lực lượng dân cư đông như vậy, chỉ cần có sách lược đúng đắn thì trong vòng 3 năm cuộc sống của người dân sẽ được nâng cao nhiều mặt, mục tiêu đề ra là bách tính không còn ai phải ăn cơm độn ngũ cốc vào mỗi kỳ giáp hạt.
Nhắc lại chuyện chàng trai Võ Đình Tú, người mật báo giúp họ Phùng ở Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ thoát khỏi hiểm cảnh. Sau khi Đỗ Duy Trung về trại kéo thêm binh nhập hội với Đông Chinh vương chỉ để lại vài chục quân sĩ ốm yếu, b·ị t·hương ở lại trại. Võ Đình Tú lo bếp núc, mẹ lo lót nên chẳng phải ra trận. Chiến sự căng thẳng, Võ Đình Tú bị điều về Đông Chinh vương phủ lo cơm nước. Trần Văn Lộng chiếm thái ấp làm đại bản doanh, Võ Đình Tú bị Lý Thái Dương bắt giữ cùng gia quyến tướng sĩ. Thời gian ngắn sau đó, Võ Đình Tú phục dịch cơm nước cho tù binh và tỏ ra rất xông xáo. Binh sĩ Thiên Đức thấy Tú trẻ măng, lại chỉ là quân hậu cần, chưa từng cầm đao kiếm nên chẳng làm khó gì.
Mặc dù biết Phùng Hiền và Bố Giáp và quân Thiên Đức nay đã là một nhưng Võ Đình Tú vẫn kín miệng không hé răng nửa lời chuyện mình đã mách bởi công đâu chưa thấy, sợ là hoạ ngay bên cạnh. Đến lúc Phùng Hiền chia tù binh cử đi các nơi lao động, nhận thấy tương lai mờ mịt, sợ không có ngày về cưới vợ sinh con cho mẹ già ẵm bồng nên Võ Đình Tú đánh bạo xin gặp Lý Thái Dương. Lý Thái Dương gặng hỏi mãi nhưng Võ Đình Tú một mực van xin được gặp Phùng Hiền. Lý Thái Dương tất nhiên không đồng ý nhưng Võ Đình Tú lạy lục van xin thảm thiết quá, một hai bảo rằng có tin quân tình cần bẩm báo riêng với Phùng gia. Phùng Hiền đang là Sư trưởng, lại đóng quân nơi khác, chẳng phải muốn là gặp mà đưa tin cần có lý do rõ ràng.
Phùng Hiền khó gặp nhưng Phùng Nguyên Hoàn chỉ huy D324 Thiết kỵ Vũ Ninh đóng gần, lại đồng cấp nên Lý Thái Dương cho quân đưa Võ Đình Tú đi gặp. Võ Đình Tú nào biết Phùng Nguyên Hoàn là ai nhưng chỉ cần họ Phùng là tốt rồi. Vừa gặp Nguyên Hoàn, Võ Đình Tú vội giới thiệu bản thân ngay:
- Thưa Phùng tướng quân, tiểu nhân Võ Đình Tú làm quân hầu lo bếp núc trong doanh của ông Đỗ Đình Trung hồi trước ạ.
Phùng Nguyên Hoàn mới chạm trán Đỗ Duy Trung dạo trước, thiệt hại một số quân sĩ, tỏ ra không vui khi nghe đến cái tên ấy nên nghe Tú nói vẫn giữ vẻ mặt bình thản như không.
- Dạ bẩm, hồi ông Trung dẫn binh đánh Cam Giá, tiểu nhân ở trong quân nghe được tin ấy nên báo với mẹ là bà Mẹo bán hàng quán bên ngoài doanh ạ!
Phùng Nguyên Hoàn lập tức chú ý vì trước đó có nghe bọn Phan Kế An nói họ Phùng di tản nhờ có một bà đến báo tin và nhờ đó Phan Kế An mới đánh trả Đỗ Duy Trung.
- Thế ư? - Phùng Nguyên Hoàn nhíu mày hỏi lại. - Ngươi là binh của lão Trung cớ gì phản Chủ tướng báo cho họ Phùng? Ngươi là thế nào với họ Phùng?
Võ Đình Tú bèn thưa:
- Tiểu nhân không có quen ai họ Phùng nhưng… nhưng… dạ bẩm tướng quân! Tiểu nhân… mẹ của tiểu nhân có hẹn ước với… với một bà họ Phùng ở làng Cam Giá Thượng. Dạ bẩm, tiểu nhân vì sợ ý trung nhân m·ất m·ạng oan uổng nên nhờ mẹ chạy đi báo tin ạ.
Phùng Nguyên Hoàn nhìn chằm chằm thấy Võ Đình Tú tuy có phần sợ sệt nhưng không lảng tránh ánh mắt của anh nên cho là Tú không dối gạt.
- Sau đó thì sao?
- Dạ bẩm tướng quân! Mẹ của tiểu nhân đưa… đưa nhạc mẫu cùng ý trung nhân và em trai trốn chạy đến hàng quán nương tạm ít hôm. Kể từ lúc tiểu nhân đến vương phủ thì không còn hay tin gì nữa ạ.
Phùng Nguyên Hoàn bèn hỏi:
- Ngươi có công với họ Phùng như vậy, bây giờ ngươi muốn gì?
- Dạ thưa tướng quân! Tiểu nhân không có lòng dạ phản trắc, cũng chưa từng hại ai bao giờ. Chủ tướng tạo phản, thân làm sĩ tốt nên tiểu nhân đành phải theo lệnh trên. Dạ… nếu như Phùng Sứ tướng có lòng nhân, xin tướng quân bẩm báo giúp tiểu nhân xem như đoái công chuộc tội ạ. Tiểu nhân muốn… muốn được về lấy vợ sinh con cho mẹ già ẵm bồng.
Phùng Nguyên Hoàn lấy làm ngạc nhiên lắm, anh nghĩ Võ Đình Tú sẽ kể lể công trạng rồi muốn được đối đãi trọng thị nhưng chỉ xin về lấy vợ thì đúng là lạ. Đương lúc loạn lạc thế này, có công ơn với cả dòng họ Phùng thì người họ Phùng tất sẽ trả ơn tương xứng. Phùng Nguyên Hoàn hỏi lại vài lần, Võ Đình Tú quỳ lạy cầu xin được cho về nhà lấy vợ vì mẹ già chỉ có mỗi anh chàng là con trai.
Võ Đình Tú về lại thái ấp, Phùng Nguyên Hoàn đứng trông theo bật cười lẩm bẩm:
- Cái thằng này, là đàn ông con trai sao chẳng có chí lớn gì. Phải kẻ khác nhất định tận dụng cơ hội xin một chức vị nào đó mới đúng chứ.
Phùng Nguyên Hoàn bẩm báo với Phùng Hiền. Dù đang bận trăm công nghìn việc nhưng nghe đầu đuôi đâu đó xong, Phùng Hiền cười mà rằng:
- Ân nhân nhà họ Phùng thì nhà họ Phùng phải cảm tạ anh ta! Lập tức cho anh ta về với mẹ già và báo cho các cụ ở làng tỏ mọi chuyện. Chiến sự đã yên mà chúng ta chưa về nhà được.
- Dạ! Thưa Chủ tướng, có cần đặc biệt hậu tạ gì không ạ?
Yết Kiêu ngồi nghe cứ tủm tỉm cười từ nãy, giờ mới lên tiếng góp ý:
- Cậu ấy mới có mười bảy, thương mẹ nên chỉ nghĩ lấy vợ, chắc cũng thích cô gái họ Phùng đó rồi. Những người như thế nên chỉ bảo thêm cho anh ta con đường ngày sau nên như thế nào. Trả ơn họ bằng vật chất thì dễ, gắn chặt họ với nhà họ Phùng mới là ý hay, dẫu sao anh chàng ấy cũng rể họ Phùng cơ mà.
Phùng Hiền cho là phải bèn hỏi Yết Kiêu:
- Cho cậu ta về Thiên Đức học tập liệu có được không anh?
- Anh là Chủ tướng một quân, anh muốn là được mà, đừng có nghĩ ngợi sâu xa gì. Võ Đình Tú ấy là dân Sơn Tây rồi, thêm một người ủng hộ anh chẳng phải tốt hơn sao?
- Vậy tôi sẽ đề đạt cho cậu ta đến Thiên Đức học.
Yết Kiêu tủm tỉm cười:
- Cơ mà nên cưới vợ cho cậu ta sớm thì cậu ta mới yên cái bụng. Với mấy cậu trai như thế, đáp ứng mong mỏi của cậu ta xong thì cậu ra sẽ hăng say cống hiến.
Võ Đình Tú được trả tự do, hớn hở khoác tay nải rời khỏi thái ấp và tạt qua doanh trại tạ ơn Phùng Nguyên Hoàn rồi ba chân bốn cẳng tìm đường về nhà. Bà Mẹo ở hàng quán cùng con gái và cháu ngoại, có thêm cô gái họ Phùng sớm hôm giúp việc cho bà. Tuy chưa thành thân, cũng chưa biết số phận Võ Đình Tú ra sao giữa lúc chiến loạn nhưng mẹ cô gái bảo cô ở lại, xem như đã gả con gái về nhà chồng.
Võ Đình Tú trở về trong niềm vui khôn xiết của người thân trong khi cô vợ tương lai nấp sau cánh cửa bếp thẹn thùng. Tú luyến thoắng kể mọi chuyện đã trải qua trong hai tháng trời, thi thoảng lại nhìn trộm cô vợ sắp cưới. Con trở về, bà Mẹo chuẩn bị cơi trầu đến Cam Giá Thượng hỏi vợ cho con nhưng còn chưa kịp đi thì mấy hôm sau trưởng tộc họ Phùng cùng một số cụ cao niên khăn áo chỉnh tề tìm đến tận nhà nhận Võ Đình Tú làm con cháu họ Phùng, toàn bộ chi phí cho lễ cưới sẽ do nhà họ Phùng chi trả.
Vài hôm sau nữa, khi niềm hân hoan của bà Mẹo còn chưa hết thì một toán quân cưỡi ngựa dừng trước cửa hàng quán khiến bà sợ tái mặt vì lo con chưa kịp cưới vợ đã phải tòng quân. Nhưng nỗi lo của bà tan biến khi cảm thấy khuôn mặt quen quen của người chỉ huy như đã gặp ở đâu rồi. Người đó là Phan Kế An.
Phan Kế An đưa cho Võ Đình Tú một tờ giấy có đóng mấy dấu mộc đỏ, hạn định cho Võ Đình Tú sau một tháng phải trình diện tại thành Sơn Tây để chuẩn bị đi học ở Thiên Đức. Tú có thể dẫn gia đình đi cùng, nơi ăn chốn ở trong quá trình học tập sẽ do q·uân đ·ội chi trả, lương mỗi tháng sẽ nhận 120 đồng. Bên cạnh đó, Phan Kế An phải dành thời gian giảng giải, trấn an bà Mẹo. Và rằng đó là chủ ý của Phùng Chủ tướng, muốn đào tạo Võ Đình Tú trở thành một người Vạn Xuân mới.
Người Vạn Xuân mới là gì? Đó hãy còn là định nghĩa mơ hồ với tất cả người Sơn Tây.
Võ Đình Tú trình diện Yết Kiêu tại thành Sơn Tây cùng với cô vợ mới cưới, cả hai chưa đủ mười tám tuổi. Hai vợ chồng đến Thiên Đức bắt đầu với việc học chữ Vạn Xuân là trồng cấy trên khoảnh ruộng được cấp. Vài tháng sau, Võ Đình Tú bắt đầu theo học lớp sơ cấp chính trị và lớp hạ sĩ quan. Vợ của Võ Đình Tú ngoài công việc làm nông giúp việc tăng gia trong trường quân sự như chăn nuôi gia súc, gia cầm… Nhìn chung cuộc sống mới của đôi vợ chồng trẻ có những bước khởi đầu mới lạ giống như bao chàng trai cô gái Vạn Xuân.