Chương 352: Tương lai
Một ngày ba bận Chương xuống bếp nấu cháo, tự tay đút từng thìa cho Duệ. Còn nhớ hồi Lam Khuê mới sinh con gái đầu lòng, Chương là chủ tướng xách xô nước giải đen đổ khiến nhiều lời dị nghị trong quân. Nay Thần phi ốm nặng, Vạn Thắng vương vào bếp nấu cháo chẳng quân sĩ nào phàn nàn. Điều ấy thể hiện quan niệm của những người trẻ đã thay đổi, nhất là các cô gái. Tuy vậy, tầng lớp nho sĩ thủ cựu trong tất cả các huyện thuộc phủ Thiên Đức vẫn chưa thể chấp nhận việc đàn ông vào bếp, phụ nữ trong nhà cùng ngồi ăn.
Thậm chí Chương kê bàn làm việc bên cạnh giường trông chừng Duệ. Muốn làm Duệ vui, Chương chép bài hát “Một đêm say” tặng nàng, dẫu Chương hát không hay song anh gửi gắm tình yêu trong lời bài hát khiến Duệ cười suốt mấy ngày. Nàng Thần phi ngồi trên giường lẩm nhẩm không thành tiếng:
“Giờ còn đôi ta
Kia là núi đây là nhà
Giờ còn đôi ta
Em có muốn đi thật xa
Ta chỉ sống một lần trên đời
Suy nghĩ lắm chi em ơi
Bao nhiêu yêu thương trên đời
Thành vị ngọt trên đôi môi.”
Duệ muốn nói chuyện nhưng còn khó khăn, nàng ngồi tựa lưng vào thành giường nhìn ngắm người đàn ông mà nàng yêu thương ngày đêm quanh quẩn bên cạnh. Đối với Duệ như vậy thực là quá đủ. Qua lời Phạm Tu, Thiên Bình, Uyển Như hay Lam Khuê kể, Duệ biết Chương bỏ dở cuộc chinh phạt trở về ngay khi hay tin, ngày đêm túc trực bên nàng. Chương cũng không vì tức giận mà vội ban lệnh t·rừng t·rị những kẻ phản nghịch hoặc thường dân vô tội.
Trần Minh Dũng đến báo cáo, quân sĩ Tam Đái trấn thành Lạng Giang đã hạ giáp quy hàng sau gần một tháng bị vây ráp. Phạm Cự Lượng đồng ý cho quân sĩ Tam Đái được trở về bên kia sông Nhật Đức, bỏ lại toàn bộ v·ũ k·hí, ngựa và một nửa số voi chiến. Những binh sĩ gốc gác vùng Lạng Giang hoặc không muốn về bên kia sông được thu nhận làm quân Thiên Đức. Chương hài lòng với cách xử lý của Cự Lượng. Lý do quân trấn thủ thành Lạng Giang buộc phải đầu hàng thực sự… rất buồn cười. Trong thành Lạng Giang có cả trăm voi chiến, mỗi ngày cần khoảng trăm cân lương thực để nuôi. Quân lương trong thành cạn, binh sĩ lại không dám g·iết voi, ngựa ăn thịt đành xin hàng.
-Anh Lượng đưa bảy trăm người quy hàng lên đồn trú tại Chi Lăng, giao cho Giáp Đạo Nguyên tạm thời cai quản. - Trần Minh Dũng trình bày. - Anh ấy tạm thời để Tiểu đoàn Tam Vạn, Long Ngô Động trấn thủ thành Lạng Giang cùng Tiểu đoàn pháo binh của anh Hổ, thuỷ binh của anh Tráng. Số còn lại rút về, riêng Trung đoàn Thuỷ Đường chưa biết bố trí ra sao, anh Lượng xin lệnh ạ.
-Bảo với anh Lượng trao đổi, giải thích rõ ràng với Lăng Nhất Trượng. Binh sĩ người Hoa thạo thuỷ chiến, ta muốn lấy năm trăm người khoẻ mạnh sung vào quân thuỷ của Yết Kiêu, số còn lại rút về Tam Hưng.
Thấy Trần Minh Dũng có vẻ ngập ngừng, Chương hạ bút hỏi:
-Còn chuyện gì nữa?
-Người đưa tin về là cô Triệu Nhã Lâm, cô ấy xin được gặp Thần phi ạ.
Chương đồng ý. Lát sau Triệu Nhã Lâm vào thăm Duệ, cô tíu tít kể với Duệ những chuyện mới được trải nghiệm. Ngồi nửa canh giờ, Nhã Lâm xin phép ra về, trở lại thành Lạng Giang truyền đạt mệnh lệnh của Chương. Chương gọi Nhã Lâm lại bên bàn:
-Tiểu đoàn nữ rút về rồi em còn lên trên đó làm gì? Để ta sai người khác đi.
-Dạ thưa Vương, trên ấy còn ông Lăng Nhất Trượng. Quân sĩ ít người biết tiếng nên anh Lượng muốn em giúp.
Chương ngó mặt Nhã Lâm, cô nàng e thẹn nhìn sang bên, lảng tránh.
-Trên ấy nắng gió, mùa hè đến rồi. Thông dịch không thiếu người, em là đồng hương, giảng giải rõ chủ trương của ta. Lăng Nhất Trượng thu quân về bên Kinh Môn thì em về đây. À… để ta hỏi chỗ cô Nguyệt có muốn lên thăm chồng… ừ đúng rồi… em nói với chỗ Dũng và Tôn, cho phép vợ con binh sĩ đang ở thành Lạng Giang lên thăm. Chi phí đi lại, ăn ở do quân chi trả, em dẫn họ đi luôn.
-Dạ!
Chương gọi thân quân đem một giỏ bồ kếp vào, anh nói:
-Công việc bận rộn cũng chú ý đến bản thân một chút, đừng để mái tóc khô như thế. Hôm trước ta hái bồ kếp gội đầu cho Thần phi, có để dành cho em chỗ này.
Ánh mắt Triệu Nhã Lâm sáng rực, nét mặt không giấu nổi vui mừng, lập tức nhận lấy.
-Anh biết người ta thầm thương nhớ trộm anh mà anh làm vậy khác gì gieo cho người ta hi vọng?
Chương đứng bên cửa nhìn theo bóng Nhã Lâm khuất hẳn, nghe Duệ hỏi vậy, anh quay lại bên giường, thở dài:
-Em ấy biểu hiện rất tốt, tiền bạc chẳng cần, chỉ muốn làm mọi việc để anh hài lòng. Anh hiểu tấm lòng em ấy nhưng chưa thể báo đáp, cũng không thể gạt bỏ.
Duệ nhoẻn miệng cười:
-Anh vẫn tham lam như thế.
-Thân phận của cô ấy có chút đặc biệt, hẳn em biết Triệu Trung đã đưa về đây tổng cộng 2 vạn dân chứ?
Duệ gật đầu, nàng hiểu Chương nghĩ gì.
-Triệu Trung muốn một chỗ dựa, một địa vị vững chắc là điều dễ hiểu. Nhã Lâm không phải quân cờ, trước đây có thể nhưng cô ấy thực lòng muốn lọt vào mắt anh. Chẳng phải riêng em mà ai cũng nhận ra điều ấy. Đó là một cô gái thông minh và rất tinh ý.
Chương vỗ nhẹ lên tay vợ, dịu dàng:
-Anh đối xử với cô ấy chân thành, anh chẳng thể đùa cợt với tấm lòng phụ nữ. Trong thời gian tới đây, Triệu Trung sẽ đưa thêm dân về sinh sống, con số có thể lên đến 3 vạn người. Triệu Trung là thủ lĩnh của họ, nếu ta đối đãi không cẩn thận sẽ sinh lắm chuyện.
-Anh có cảm thấy gần đây Thiên Bình bớt ghen không?
-Hử? Anh không chú ý lắm, anh có làm gì bậy bạ đâu.
Duệ vuốt mái tóc của Chương, nhoẻn miệng cười:
-Thiên Bình phần nào hiểu được áp lực của người đứng đầu, đôi khi chẳng thể sống cho riêng mình. Anh đang là vương một cõi, mai này thống nhất Vạn Xuân anh là vua một nước. Vua có bao nhiêu cung tần mỹ nữ đây? Thiên Bình, em, Uyển Như hay Lam Khuê đều hiểu và phải chấp nhận.
Chương định nói gì đó, Duệ đưa tay ngăn lại.
-Quy tắc trong nhà bọn em đã thống nhất, ai vào sau cứ vậy mà theo. Anh làm gì, muốn gì chúng em đều ủng hộ. Thiên Bình trao cả ngôi vị cho anh, tuy rằng em ấy không màng nhưng anh cũng nhận ra anh quan trọng như thế nào với Thiên Bình chứ?
Chương hôn nhẹ lên trán Duệ, anh nói:
-Nàng nào cũng như em có khi anh cưới trăm vợ cũng không lo.
-Em nghe hết rồi đấy nhé!
Thiên Bình tự tay bê ba bát cháo hãy còn nóng hổi đặt lên bàn nhỏ đầu giường, ngồi luôn lên lòng Chương. Cô nói với Duệ:
-Anh ấy ngoài việc phong chức tước, ban ân huệ cho kẻ dưới còn ban phát cả tình cảm nữa cơ. Chị em mình rồi sẽ già, sẽ xấu đi. Trâu già thích gặm cỏ non chị nhỉ?
-Vớ va vớ vẩn.
Bẹo má Thiên Bình một cái, thơm hai cô vợ một lượt, Chương chuồn ra khỏi nhà đến điện Hưng Quốc gặp Ngô Thì Nhậm và Trần Nhật Tôn hỏi rõ tình hình dân Hoa quốc nhập cư cũng như tiến độ đóng thuyền chiến bọc đồng.
Chương bảo Ngô Thì Nhậm:
-Ông cùng Phạm Sư Mạnh, Lê Văn Thịnh, Ngô Miên Thiệu chia nhau đi Lạng Giang và Chi Lăng một chuyến. Quân ta trấn thủ nơi đó còn chênh vênh lắm, cần an dân bằng mọi cách, lấy khoan hoà làm chính.
-Thưa Vương, theo lời căn dặn, tôi đã kê ra những nhân sĩ trong vùng mới chiếm.
-Trí nhớ của ông tốt quá.
-Dạ bẩm, là do tôi dò hỏi ạ.
-Họ gồm những ai?
Ngô Thì Nhậm cầm danh sách đọc:
-Phượng Sơn có Nguyễn Viết Chứt từng đỗ đệ tam danh kì thi Thái học sinh năm Thiên Đức thứ 4. Tại Song Khê có Đào Toàn Vân, Quách Nhân đỗ Thái học sinh năm Thiên Đức thứ 4. Vùng Lạng Giang có Nguyễn Lễ Kính, Lê Nhữ Thông đều từng đỗ Thái học sinh. Ngoài ra còn có Nguyễn Doãn Địch, Đỗ Văn Quýnh đều là hiền tài có tiếng trong vùng.
Ngô Thì Nhậm đọc thêm vài cái tên, Chương nghe hết lượt, trầm ngâm suy nghĩ một hồi:
-Họ đều ngoài bốn mươi tuổi phải không?
-Dạ bẩm Vương, người ít tuổi nhất khoảng bốn mươi lăm.
Chương thở dài, vỗ nhẹ thành ghế vài cái đứng dậy ra đứng bên cửa sổ, khoanh tay nhìn khoảng sân sau thư phòng.
-Ông có thấy vấn đề nghiêm trọng gì không?
-Dạ… dạ… Vương có thể nói rõ hơn không ạ?
-Loạn lạc đồng nghĩa với đói nghèo, đói nghèo đồng hành với mù chữ. Một vĩ nhân từng dạy ta rằng đất nước sẽ diệt vong vì nhiều lẽ song tựu chung lại có bốn điểm: Thứ nhất, ngoại giao hẹp hòi. Thứ hai, nội trị hủ bại, thứ ba là dân trí thấp và cuối cùng là vua hèn, quan lại tư lợi.
Ngô Thì Nhậm tròn mắt, vội vàng vớ lấy tờ giấy ghi chép. Chương nói thêm:
-Ông là hiền tài, tuổi cũng tứ tuần. Những người ông kê ra còn nhiều tuổi hơn ông. Gừng càng già càng cay nhưng… tầng lớp kế cận đâu? Rường cột nước nhà mai sau không thể hoàn toàn dựa vào những nhân sĩ tuổi cao sức yếu. Ta chẳng sống mãi, ai rồi cũng quy tiên hết. Trong điện Hưng Quốc này ta mới có Hoàng Như Hổ, Đoàn Nhữ Hài là sáng hơn cả. Ta cần hàng trăm người như bọn họ. Ông đến gặp những nhân sĩ ấy hãy thẳng thắn nói cho họ biết điều ta trăn trở. Họ là danh sĩ, nhân sĩ hẳn con cái, cháu chắt họ cũng được ăn học đàng hoàng. Hãy đưa tất cả những người đó về Thiên Đức học hành. Đất nước phải liên tục có tầng lớp kế cận mới hưng thịnh lâu dài được.
-Tôi đã hiểu ạ.
-Các bậc danh nho thông làu kinh sử, điển tích nhưng… điển tích ấy không phải của Vạn Xuân. Mai đây ta sẽ tổ chức thi cử chọn người tài ra giúp nước, vậy trước hết phải tạo ra một tầng lớp trí thức trẻ thuần Vạn Xuân, có tinh thần dân tộc, yêu nước. Những danh sĩ đóng vai trò dẫn dắt, ta ưng những người cởi mở, ai thủ cựu thì thôi, không cần nài ép.
Ngô Thì Nhậm tiếp thu lời căn dặn, mấy ngày sau, ông cùng bốn vị Huyện trưởng cùng đi Lạng Giang và Chi Lăng tìm hiểu dân tình và thuyết phục hiền tài về Thiên Đức phủ.
Huyện Phượng Sơn, huyện Chi Lăng, huyện Lạng Giang được hình thành trên văn bản. Thiên Đức phủ có tổng cộng 18 huyện, chiếm khoảng một phần ba diện tích Vạn Xuân cũ với 80 vạn dân.
Tháng 3, mùa hè, năm Thiên Đức 32.
Với thế lực ngày càng lớn mạnh và khó bị uy h·iếp, Chương sai sứ đem thư đến 11 sứ quân còn lại trên khắp Vạn Xuân yêu cầu quy thuận song không có hồi âm. Đặc biệt, Sơn Tây vương vẫn ỡm ờ có hoặc không.
Lần đầu tiên Chương bố cáo thiên hạ, chính thức gọi tất cả 11 sứ quân là phản nghịch cần phải thảo phạt.