Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 214:Đại cải cách




Chương 214:Đại cải cách

Cục Quân khí Thiên Đức được chính thức thành lập, lấy ngày 10 tháng 12 năm Thiên Đức 29 làm kỷ niệm. Cục quân khí có 3 xí nghiệp trực thuộc:

Xí nghiệp sản xuất súng pháo Thiên Đức nằm dưới quyền Đoàn Huy Lượng, trưởng nam của Đoàn Thượng nắm giữ.

Xí nghiệp đúc đạn Thiên Đức do Phạm Đốc làm chủ.

Xí nghiệp thuốc súng Thiên Đức do Mạc Thái Hương quản lý. Thái Hương đã xin đổi sang họ Mạc, trở thành em gái của Vạn Thắng vương.

Phạm Nhật là Cục trưởng Cục Quân khí.

Cục quân nhu có 2 xí nghiệp:

Xí nghiệp lương thực Thiên Đức do Đinh Lan cai quản. Đinh Lan là vợ của Phạm Hữu Thế, tức Yết Kiêu.

Xí nghiệp may mặc Thiên Đức thuộc quyền Phạm Thị Ngọc, vợ Bỉnh Di.

Mạc Dật là Cục trưởng Cục Quân nhu. Cục vẫn đóng tại phủ Thiên Đức cũ, chỉ dựng thêm một phân xưởng gần Nguyễn gia trang.

Tính đến cuối năm Thiên Đức 29, Bộ Quốc phòng Thiên Đức có gần 3 vạn quân, công nhân quốc phòng đã dần thành hình.

Chương đề ra mục tiêu nâng dân số cơ học lên hơn 20 vạn người trong 1 năm, tính từ tháng 11 năm Thiên Đức 29 bằng nhiều cách khác nhau.

Về kinh tế, Chương khuyến khích giao thương nhưng để đảm bảo bí mật trong vùng, thượng tuần tháng 10 năm Thiên Đức 29, Chương bắt đầu cho dựng hàng rào cao 5 thước bằng tre quanh phủ Thiên Đức. Hàng rào lùi sâu khoảng 100 trượng tính từ bờ sông, với các bến sông sẽ lùi sâu hơn, có nơi đến 2 dặm. Bờ rào tre này, quân dân Thiên Đức sẽ trồng bầu bí, mướp, dưa chuột, mồng tơi với mục đích che chắn những hoạt động ở bên trong khỏi những cặp mắt dò xét.

Thương nhân đến buôn bán ở bến sông hoặc chợ muốn nghỉ lại đã có khách điếm, muốn tìm hiểu cơ hội làm ăn, mua hoặc bán bất cứ thứ gì chỉ cần liên hệ các Văn phòng Xúc tiến Thương mại thuộc Ty Thương nghiệp đặt tại các chợ. Thương nhân muốn vào phủ Thiên Đức phải có giấy phép đặc biệt, có người của Ty Công an đi cùng.



Bách tính Thiên Đức không bị cấm cản khi c·ần s·ang các vùng khác. Tuy nhiên việc đi và về đều được ghi chép sổ không khác gì việc xuất cảnh. Dù còn sơ khai nhưng việc quản chặt việc đi lại của người dân giúp phủ Thiên Đức giữ được nhiều bí mật. Phạm Bỉnh Di quản lý rất chặt vấn đề hộ khẩu theo đề nghị của Chương.

Sơ lược về tình hình Vạn Xuân thời điểm cuối năm Thiên Đức 29.

Sơn Tây vương, Lý Đạo Thành, Phùng Lễ, Phùng Hiền, Bố Giáp đều theo dõi sát sao tình hình Thiên Đức và Siêu Loại. Việc quân Thiên Đức có súng pháo hoàn toàn mới, dễ dàng chiếm Luy Lâu sau đó là Lý phủ rồi hạ Thư Đôi chỉ trong 1 năm khiến Sơn Tây vương dù ủng hộ Thiên Đức song cũng có đôi chút tâm tư. Trữ quân gửi thư cho Chương, Lý Đạo Thành gửi thư đến Phạm Tu, đồng thời sai Nguyễn Chính Nghĩa làm sứ liên tục. Chương phúc đáp thư và trả lời sứ giả rằng quân Thiên Đức đã kết liên minh với Sơn Tây vương trước sau không có ý khác. Thiên Đức đánh chiếm Siêu Loại xong sẽ tập trung phát triển kinh tế. Trường hợp các sứ quân khác t·ấn c·ông Sơn Tây, chỉ cần Sơn Tây vương ngỏ ý, Thiên Đức sẵn sàng cử một Trung đoàn thuỷ quân đến trợ chiến. Viên ngoại lang Nguyễn Chính Nghĩa không biết một trung đoàn thuỷ quân Thiên Đức có bao nhiêu quân, chỉ biết rằng Chương đảm bảo 1 trung đoàn sẽ đánh tan ít nhất lực lượng 6000 quân của đối phương.

Thậm chí, Chương còn nói với Nguyễn Chính Nghĩa rằng, một ngày nào đó Sơn Tây vương muốn đánh Trữ quân, Thiên Đức cũng sẽ đánh.

Đối với bí mật về súng pháo, Chương xin phép không thể nói rõ bởi điều này liên quan đến tồn vong của Thiên Đức.

Sơn Tây vương nhận được thư đảm bảo, có đóng ấn Vạn Thắng vương. Vạn Thắng vương gọi Sơn Tây vương là huynh trưởng khiến Sơn Tây vương rất hài lòng, bởi vậy tạm yên tâm. Lý Đạo Thành thấy Vạn Thắng vương nhận làm em của Sơn Tây vương cũng lấy làm mừng lắm. Dù thân phận trưởng công chúa Lý Thiên Bình vẫn chưa bố cáo thiên hạ.

Chương gọi Sơn Tây vương là huynh trưởng đơn giản vì Chương ít tuổi hơn, tất cả chỉ có vậy.

Chương muốn kéo dài thêm thời gian hoà bình? Thi hành chính sách đối ngoại “Viễn giao cận công”. Thứ nữa, Chương còn phụ thuộc vào nguồn quặng sắt và lưu huỳnh của Sơn Tây vương. Chương đã khai thác rất nhiều quặng sắt, mua thêm quặng đồng, kẽm phục vụ phát triển quân sự. Số quặng sắt, đồng đủ cho Chương xây dựng một đội quân thuỷ bộ ít nhất 4 vạn người mà không cần bỏ tiền ra mua sắm trang bị là bao.

Chương không muốn phụ thuộc vào Sơn Tây vương về khai khoáng song thực tế địa lý khiến Chương không thể làm khác.

Theo thông tin từ tài liệu thu thập tại Lý gia trang, vùng Tế Giang cũng như phủ Thiên Đức, không có khoáng sản. Tế Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt, trữ lượng cát sông, đất sét nhiều vô kể, chỉ phục vụ Ty Giao thông - Xây dựng mà thôi.

Thiên Đức nếu chưa chủ động được khai khoáng thì phát triển xây dựng công trình giao thông thuỷ bộ, đê điều, nhà cửa… cũng không tệ.

Chương nhắm đến vùng Tế Giang trước tiên vì nhiều lẽ.



Vũ Ninh vương và Nguyễn Quốc Khánh ngày đêm ăn ngủ không yên kể từ khi Thiên Đức chiếm được Luy Lâu. Sau khi Lý phủ rơi vào tay Thiên Đức, Nguyễn Quốc Khánh lập tức cho xây thêm thành cao, hào sâu, trồng tre, đặt thêm những bãi chông… cùng hàng nhìn pháo đá, nỏ Liên Châu được làm ra.

Nguyễn Quốc Khánh không ngừng tuyển thêm binh mã thuỷ bộ, lúc nhiều nhất cũng được 2 vạn quân và dân binh.

Chương không đả động gì đến châu Vũ Ninh bởi lẽ châu Vũ Ninh địa thế không thuận, tài nguyên chỉ có lúa gạo mà thôi.

Mặt Đông phủ Thiên Đức giáp với đất của Trữ quân. Trữ quân có binh mã lớn, giàu tiềm lực, thành cao hào sâu. Chương cũng chưa có ý định động dòm ngó.

Nhất cử nhất động của quân Thiên Đức trong khoảng 2 năm gần đây đều bị chú ý. Việc Siêu Loại có chủ mới là một chủ đề gây xôn xao khắp Vạn Xuân. Sứ quân nào cũng tăng cường thêm binh mã để chuẩn bị cho một cuộc chiến tiềm tàng trong tương lai gần.

Chương đã 3 lần sai sứ giả sang Tế Giang đòi người. Ban đầu là đề nghị, sau là yêu cầu La Lệnh công trao trả Lý Lệnh công, Mậu Quốc Thìn cùng kim ngân châu báu mà Lý Lệnh công đã đem theo.

Tám phần mười tài sản của Lý Lệnh công đã nằm trong tay Chương nhưng tin từ Ty Thông tin, Ty Dân vận, Ty Giáo dục cùng đưa ra, Lý Lệnh công và Mậu Quốc Thìn lợi đã chuyển đến bảy phần của cải tích trữ bấy lâu nay sang Tế Giang.

Thực oan cho Lý Lệnh công và càng oan cho Mậu Quốc Thìn. Thìn nhặt được mạng mà tháo chạy, của cải đem theo chỉ là hơn nghìn thân tín mà thôi, gia quyến còn chẳng đưa theo kịp.

Bách tính phủ Thiên Đức nào có tham gia đánh nhau mà biết thực hư, một đồn mười, mười đồn trăm.

Một lời nói dối cứ lặp đi lặp lại, đến một ngày người ta nghiễm nhiên tin là thực.

Cha con Mậu Quốc Thìn và Lý Lệnh công có nhảy xuống Xích Giang t·ự v·ẫn cũng chẳng rửa sạch được oan khuất.

Bách tính tin của cải bị đem đi dĩ nhiên đều muốn đòi về. Bởi vậy, quân Thiên Đức động binh với Tế Giang là hợp lẽ nếu La Lệnh công không trả người trả của.

Với hiểu biết của người trẻ ở thế kỷ 21, Chương luôn dùng Ty Thông tin và Ty Dân vận đi trước một bước. Điều này thực không sứ quân nào làm được bởi trình độ khác nhau một trời một vực.

La Lệnh công phúc đáp rằng Lý Lệnh công và Mậu Sứ tướng có nương nhờ nhưng La Lệnh công không thấy của cải bạc vàng nào đem theo.



Ty Thông tin lại tuyên truyền rằng, nếu Lý Lệnh công, Mậu Quốc Thìn không đem của cải, cớ sao La Lệnh công còn giữ lại?

Sau 3 lần sứ giả đi lại, Chương không cử thêm sứ giả đi nữa vì thấy vậy là đủ, việc còn lại là của Ty Thông tin.

Phải biết rằng Lý Lệnh công xưa kia vốn là hào trưởng một vùng, đã xưng Lệnh công 14 năm, gia sản vô cùng lớn, đủ nuôi đến 2 vạn quân nào có ít ỏi gì. Số vàng thỏi, bạc nén, tiền đồng, châu báu mà Chương thu được phải dùng Đại đội Thần Vũ 500 người áp tải trong đêm cùng với bọn Kình Ngư. Chương chưa bao giờ đếm, cũng không để tâm đến bạc vàng. Phạm Bỉnh Di cho kiểm đếm và báo rằng trong 320 rương lớn nhỏ tất cả có đến 8400 nén vàng, hơn 5 vạn nén bạc, 3 vạn tiền đồng. Châu báu như vòng ngọc, trâm cài… xếp đầy mấy chục rương.

Do Duệ mới sinh nở xong, Lâm Uyển Như tính toán hộ. Chương dùng một phần nhỏ số của cải thu được để thưởng cho ba quân, mỗi tướng sĩ nhận 2 tháng tiền thưởng, vị chi hết gần 3000 nén bạc, và chi trả cho gia đình tử sĩ.

Lâm Uyển Như đã dùng 1400 nén vàng, 7000 nén bạc mua tích trữ lương thực, quặng đồng, sắt và đá vụn ở khắp nơi trên đất Vạn Xuân.

Như đã nói, Chương áp dụng những thành công ở phủ Thiên Đức cũ sang Siêu Loại cũ.

Lâm Uyển Như gấp rút xây thêm xí nghiệp phân bón, xí nghiệp xi măng, xí nghiệp mía đường.

Một trang trại quy mô lớn nuôi lợn, bò, trâu, ngựa được xây dựng ở Đông Bắc huyện Thuận Thiên, tiếp giáp sông Thiên Đức, gần khu đầm lầy vì ít người cư trú.

Dân phủ Thiên Đức mới được khuyến khích đào ao thả cá, có làng sau này chuyên nuôi cá giống cung cấp khắp vùng.

Chương khuyến khích dân khai hoang, trồng xen canh nhiều loại hoa màu ngắn ngày. Ven các bờ sông lớn nhỏ, lau sậy được thay bằng cây dâu hoặc cây mía. Nhìn chung, đất không được để hoang hoá, ai có sức đến đâu làm đến đấy. Quân sĩ Thiên Đức cũng vỡ đất khai hoang tự trồng lúa, khoai, sắn, mía… Đến kỳ thu hoạch, sau khi tính toán chi dùng cho quân, phần dôi dư sẽ bán cho Ty Thương nghiệp. Số tiền có được, sáu phần nộp vào kho bạc Nhà nước, bốn phần còn lại tặng thưởng cho quân sĩ.

Có người nói làm quân sĩ Thiên Đức giống như một nghề khi mà gia đình được giảm thuế do chồng còn trong quân. Chồng con do quân nuôi, hàng tháng gửi tiền về đều đặn nên cuộc sống mau chóng dư giả.

Phạm Bỉnh Di tuyển thêm người làm việc trong Ty Công an, quân số lên đến 2000 người, kiểm soát trị an rất chặt, ngừa nạn trộm c·ướp. Dân chúng ra đường bị cấm đem theo giáo mác, đao kiếm. Bắt được lận v·ũ k·hí trong người lập tức sung làm phu đập đá có kỳ hạn. Trộm c·ướp nếu b·ị b·ắt quả tang cứ theo lệ, nhẹ thì thích chữ lên trán, nặng hơn xẻo một bên tai, nặng nữa thì chặt một bàn tay.

Với luật lệ như vậy cùng với dân chúng bận lao động, cuộc sống tạm thời không lo cái ăn cái mặc nên nạn trộm c·ướp không có.

Chương chưa có thời gian để chỉnh sửa hình luật có từ ngót ba chục năm nay, cũng chưa thể lập toà án mà vẫn dùng quân trị dân.