Chương 192: Gia cố thành Luy Lâu
Quân Siêu Loại hạ trại vây ba mặt thành Luy Lâu ở mé Tây Bắc - Tây - Tây Nam khi trời ngả về chiều. Tướng sĩ Siêu Loại thức thâu đêm bàn định cách lấy lại thành khi quân Thiên Đức còn chưa kịp bài binh bố trận.
Tại chân dãy Linh Sơn, Trương Văn Long buộc phải lui quân trở lại vị trí trước khi xuất phát mà chẳng thu dược kết quả khả dĩ, thiệt hơn hai trăm binh sĩ. Long giữ lại 3000 quân canh phòng cẩn mật, còn đâu đưa về vây thành Luy Lâu.
Lý An ướm chừng quân Thiên Đức trong thành không quá 3000, để công thành phải có lực lượng tối thiểu 1 vạn quân. Quân có thừa, tiếp vận không cần bận tâm song Lý An và thuộc tướng có dám hi sinh ít nhất phân nửa lực lượng hay không hãy còn là một dấu hỏi. Mà hi sinh rồi có tái chiếm được thành hay không thực Lý An không dám chắc. Trong tay Thiên Đức có những thứ v·ũ k·hí vượt trội, đúng hơn là không thể địch nổi.
Bản thân làm Sứ tướng hơn chục năm trời, đời binh nghiệp hai mươi mấy năm, Lý An chưa từng phải đối mặt với một kẻ dùng binh khó lường như Chương. Lý An nghĩ, giá như Lý Lệnh công cho dập luôn Thiên Gia Bảo Hựu hồi mới dựng cờ thì tốt biết mấy. Lý An cũng tự trách bản thân đánh giá thấp đối thủ, giờ nhận ra đã muộn.
Lý An gặp Lý Lệnh công xin chịu tội song Lý Lệnh công một mực động viên tinh thần, bấy giờ Lý An mới bớt đôi phần áy náy.
Thành mất, phủ đệ bị đột kích giữa ban ngày, vợ con b·ị b·ắt đi thực là một cú vả vào lòng tự tôn của một vị tướng. Bởi suy nghĩ tìm đối sách, chỉ mới vài ngày mà Lý An gầy đi trông thấy.
Nhớ lời Thiền sư nói dạo nọ, bất giác Lý An khẽ rùng mình.
Nói về quân Thiên Đức.
Bọn Lạc Thổ neo thuyền giữa dòng không lui, đến nửa đêm mới đưa bớt 200 quân về thành, số còn lại đều ở trên Xa Hải và Mông Đồng tạo lập điểm chốt tạm thời giữa sông. Lê Quý Ly đem pháo ra bờ sông bắn, bọn Lạc Thổ lui về bờ đối diện, pháo không thể bắn đến.
Sớm hôm sau khi trời vừa hừng Tây, quân Thiên Đức dùng 10 Xa Hải thuyền đã cải tạo chở đến Luy Lâu trang thiết bị quân sự như Liên nỗ, hoả pháo liên hoàn, thiết xa, lương thảo… cùng vài trăm binh sĩ. Lý An và các thuộc tướng bất lực nhìn những đoàn thuyền Thiên Đức ngược xuôi mãi đến chập tối. Thuỷ binh Siêu Loại đủ nhưng thành Luy Lâu đã mất, Yết Kiêu lập trại tạm gần chợ Diên Ứng kiểm soát toàn bộ nhánh chính của sông Dâu mãi đến ngã ba hợp lưu với sông Thiên Đức, Lý An không thể làm gì được.
Chương quyết biến thành Luy Lâu thành một cứ điểm phòng thủ mạnh. Mặt luỹ thành đặt đến 40 khẩu thần công cùng 1000 viên đạn các loại, hàng chục hoả pháo liên hoàn sẵn sàng khai hoả. Bên trong thành, 50 khẩu pháo Thiên Đức cùng 200 pháo do bọn Hoàng Thái Công bỏ lại sẽ khiến Lý An phải dè chừng.
Đại đội Súng trường và Đại đội Thần Vũ có 1000 tay súng, Hoàng Ngưu chỉ huy 600 binh sĩ Vạn Ninh cùng 300 pháo thủ dưới quyền Phạm Bạch Hổ. Tổng quân số Thiên Đức trong thành khoảng 2000, thêm số thương binh đang cứu chữa hơn 400 người.
Thuỷ binh Long Vũ để lại 400 quân, 20 Xa Hải, 40 Mông Đồng còn đâu Yết Kiêu kéo về trại chính gần ngã ba sông. Vài ngày sau khi tình hình tạm lắng, thành Luy Lâu nằm dưới quyền chỉ huy của Phạm Cự Lượng.
Chương đã bố trí hoả lực tầm xa, tầm trung và tầm gần. Tin rằng quân Siêu Loại muốn vượt qua được phải chấp nhận mất ít nhất 3000 quân. Chưa kể hào nước rộng bốn trượng cũng trở thành rào cản khiến bất cứ tướng cầm quân nào cũng e ngại. Binh sĩ trấn thành nhận được lệnh, nếu quân Siêu Loại quyết sống c·hết lấy thành thì phải dùng hoả công trước khi rút theo lối Đông Môn.
Đấy là Chương phòng xa như vậy chứ thực lòng cậu không muốn Lý An nướng quân.
Ngày hôm sau, Chương cho sứ sang gặp Lý An, bảo rằng Thiên Đức sẵn sàng trao trả quân sĩ t·ử t·rận và b·ị t·hương trong thành. Tuy nhiên, quân Siêu Loại không được vào mà phải cho bá tánh hoặc gia quyến của những người đó tới nhận. Trong danh sách Chương đưa, có 437 binh sĩ b·ị t·hương, 118 người t·ử t·rận.
Lý An còn đương suy tính thì Chương cho quân khiêng 50 người b·ị t·hương đặt trước cổng Diên Ứng tự mà không nói gì. Các thầy trong chùa ngay lập tức đưa những người này về trại quân Siêu Loại gần đó.
Bách tính gần thành biết tin quân Thiên Đức muốn trả người, người nọ kéo người kia đến Diên Ứng tự xin Thiền sư vào thành Luy Lâu thuyết Mạc chủ tướng sớm trao trả tử sĩ. Thiền sư cùng đi với hai chục vị cao niên vào thành, thấy hơn trăm cỗ áo quan chưa đậy nắp, nhang khói nghi ngút. Chương nhờ Thiền sư làm lễ cho họ, đồng thời nói với các vị cao niên rằng:
-Người thác là hết chuyện, chuyện còn lại của người còn sống. Cháu là chủ tướng, mong các cụ hiểu cho. Gia quyến hoặc bách tính không nhận thì cháu sẽ đưa áo quan sang bên kia sông Dâu chôn cất tử tế, có điều làm vậy gia quyến tử sĩ sẽ đau lòng. Quân Thiên Đức hay quân Siêu Loại cũng đều là quân cả, đều là dân Vạn Xuân.
Đoạn rồi Chương đưa danh sách tử sĩ, thương binh cho các vị cao niên, danh sách có đủ tên tuổi, nơi chôn rau cắt rốn.
-Nhờ các cụ sớm đưa cho gia quyến của họ.
Tinh mơ ngày hôm sau trước Đông Môn, gần chợ Diên Ứng có mấy trăm người già trẻ đầu quấn khăn tang khóc lóc xin vào thành nhận thây chồng con. Thiên Bình cho những người đội khăn tang vào nhận, họ là cha mẹ, con cái và vợ của tử sĩ.
Mỗi áo quan được khiêng ra khỏi cửa Đông Môn, quân Thiên Đức đều nhất loạt cúi đầu chào tiễn biệt. Thiên Bình tự tay đưa cho gia quyến tử sĩ 1 nén bạc kèm lời chia buồn.
Đoàn người đội khăn trắng xa dần, bấy giờ Thiên Bình mới cho những người không đội khăn vào nhận mặt thương binh. Mỗi thương binh rời thành nhận được 100 đồng, bọn Hoàng Ngưu lo chu toàn việc này. Đến chiều muộn ngày hôm ấy tất cả thương binh tử sĩ đều không còn ở trong thành nữa.
Chương đã cố tình làm như vậy cốt để hàng nghìn bách tính thấy rằng quân Thiên Đức không làm hại gì bách tính, chỉ chống quân của Lý Lệnh công mà thôi. Đây có lẽ cũng là cách hay để giảm bớt lòng thù hận của bách tính vùng này với bọn Chương.
Ngày thứ tư sau khi chiếm thành, Chương cho dán thông cáo cho chợ Diên Ứng hoạt động bình thường, xoá bỏ các loại thuế đang thu tại chợ. Các sạp hàng trong chợ đều nhận 30 đồng đền bù tổn thất do phải ngưng buôn bán. Thông cáo ghi rõ bách tính đến chợ không được đem theo vật sắc nhọn.
Thương thuyền được cho đi lại như trước, tạm thời ngưng thu thuế.
Ban đầu lác đác vài hàng quán mở bán, Thiên Bình lệnh nữ binh ra chợ mua những thứ cần thiết, đồng thời loan tin dân nghèo có thể qua sông Dâu, đến xã Kim Tháp hoặc Lệ Chi nương nhờ.
Hàng quán có những mặt hàng quân Thiên Đức cần đều bán hết veo, người nọ đồn người kia, chừng hơn tháng sau chợ mới họp như thể chưa từng có loạn binh đao. Nhiều tiểu thương muốn lót tay quân sĩ canh chợ nhưng chẳng ai dám nhận. Sau họ thấy cho nước uống, bánh trái, hoa quả thì quân sĩ nhận, tiểu thương nào cũng biết ý.
Quân sĩ ngoài việc canh gác theo giờ giấc còn phải tuyên truyền cho tiểu thương hoặc bách tính đến chợ các đường lối, chủ trương của Thiên Đức quân. Và rằng tiểu thương nếu muốn có thể đến phủ Thiên Đức tìm cơ hội làm giàu. Ai muốn cứ vào thành Luy Lâu xin giấy xác nhận, theo lối đường thuỷ đến phủ Thiên Đức trình ra nhất định được tạo điều kiện, không ai hỏi cắc cớ. Quan trọng hơn cả, nếu buôn bán với phủ Thiên Đức mà thiếu tiền có thể mượn không mất lãi!
Tiểu thương bán tín bán nghi, sau dò hỏi các thương thuyền cặn kẽ hơn, thuỷ thủ hay chủ thuyền đều xác nhận có sự ấy. Bởi thế, vài tháng sau có hàng chục tiểu thương xin giấy sang phủ Thiên Đức tìm kiếm cơ hội.
Trong chợ Diên Ứng có mấy cửa hàng vải vóc của ông Cả Lụa, một thương điếm Vạn Xuân thu mua phân gia súc với giá nhỉnh hơn các nơi khác, một phần với lý do công vận chuyển chẳng đáng là bao song thực ra đây là chủ ý của Chương.
Lâm Gia từ La thành mở thương điếm đầu tiên ở chợ Diên Ứng thu mua nông sản hoặc bất cứ thứ gì mà dân vùng Siêu Loại muốn bán xem như giúp một tay với Thiên Đức.
Ty Thương nghiệp phủ Thiên Đức bắt đầu dựng một cửa hàng lớn dự định bán trăm thứ mặt hàng, gọi là bách hoá tổng hợp.
Thượng tuần tháng 11, Chương cho rút Tiểu đoàn Thần Vũ về bản doanh, điều Tiểu đoàn Thần Sách có trang bị 500 súng hoả mai đến thay thế. Cùng theo có 350 tù binh cải tạo trên một năm đến thành Luy Lâu gia cố phòng thủ.
Tiểu đoàn Thần Vũ với quân số 1500 người trở thành quân chủ lực cơ động. Tiểu đoàn chia ra trấn giữ các nơi hiểm yếu, trong đó Đại đội Súng trường trấn trên dãy Linh Sơn, Đại đội Tam Vạn trấn ở phía làng Vạn. Đại đội Thần Vũ đóng trong xưởng quân khí.
Đại đội Thần Vũ được ưu tiên dùng súng hoả mai cải tiến, vẫn nòng trơn, bắn chính xác hơn hẳn trong 20 trượng. Số súng hoả mai trang bị trước đó được bàn giao dần cho Tiểu đoàn Thần Sách của Lý Văn Ba.
Hạ tuần tháng 11, hơn 3000 khẩu hoả mai đã được sản xuất. Quân sĩ giữ súng nhưng đạn chỉ được cấp khi cần. Chỉ huy từ nhỏ đến lớn nếu để binh sĩ làm mất súng sẽ chịu phạt rất nặng, liên đới nhiều người. Trên báng mỗi súng đều có khắc tên binh sĩ sử dụng, trường hợp binh sĩ đó diệt được bao nhiêu đối phương, có xác thực của ít nhất ba người khác, chỉ huy sẽ khắc các vạch lên thân súng. Một vạch tương đương với một kẻ địch bị hạ, 20 vạch sẽ thăng cấp trong quân.
Súng hoả mai kiểm soát chặt là vậy, lựu đạn gốm còn kiểm soát chặt hơn. Thường lựu đạn chỉ được trang bị cho quân Thần Vũ và các cấp chỉ huy trong quân, mỗi người hai quả.
Có thể nói đến cuối năm Thiên Đức 28, Chương đủ sức diệt gọn quân Siêu Loại với số v·ũ k·hí trong tay nhưng cậu tất nhiên không làm theo lối ấy mà chọn cách phòng thủ chủ động, tập trung đánh vào kinh tế và chính trị ở Siêu Loại, kiên trì triển khai kế hoạch “Diễn biến hoà bình”.