Đọc truyện vip online, đọc truyện chữ, truyện full, truyện hay. Tổng hợp đầy đủ và cập nhật liên tục.
Vạn Xuân Đế Quốc

Chương 163: Sắp xếp trong quân




Chương 163: Sắp xếp trong quân

Trang thiết bị quân sự do Chương thiết kế được làm mẫu đầu tiên, đưa vào thử nghiệm bí mật trong vài tháng, song phải chỉnh sửa nhiều cho phù hợp với thực tiễn. Cự Lượng chọn từ mỗi tiểu đội hai binh sĩ học cách vận hành Thiết xa, Liên nỗ cùng bọn Kình Ngư theo hướng dẫn của Thiên Bình… Những học viên sau thử nhiệm nói ra suy nghĩ của họ. Từ các góp ý hữu ích, Chương cùng thợ dần hoàn thiện các thiết kế.

Kình Ngư được chỉ định làm Tiểu đoàn trưởng Thiết giáp, vận hành các Thiết xa bọc thép mỏng. Do điều kiện thực tế, Chương thay đổi thiết kế của Thiết xa thành hai người đạp thẳng hàng như xe đạp có hai yên xe với bốn bánh. Mỗi Thiết xa chở theo bốn quân sĩ. Bề ngang Thiết xa giảm xuống còn 5 thước, dài 7 thước 3. Có 50 Thiết xa kiểu này được hoàn thành. Tiểu đoàn Thiết giáp trực tiếp sản xuất để hiểu hơn cách vận hành và giúp cải tiến trong tương lai.

Mẫu thiết kế Thiên Đức 4, tức hoả pháo liên hoàn, giao Phạm Bạch Hổ đưa người đến xưởng quân khí làm ra 100 giàn trang bị cho pháo binh và 200 giàn trang bị cho các trung đội bộ binh hoặc thuỷ binh.

Các thiết kế còn lại sau khi điều chỉnh đều sản xuất hàng loạt trong đại bản doanh.

Tháng 7 năm Thiên Đức 27, Thiên Đức quân vẫn giữ tên Lữ đoàn Thiên Đức với quân số 3.200 người. Bên cạnh nhiệm vụ sản xuất họ còn tập trận với các trang thiết bị mới.

Bởi có trang thiết bị mới, chiến thuật cũng thay đổi đôi chỗ. Pháo vẫn làm mềm chiến trường, Thiết xa là quân tiên phong, che chắn cho bộ binh. Mỗi Thiết xa trang bị 30 ống phóng hoả hổ bằng tre, tầm bắn hiệu quả 6 trượng.

Nỏ Liên Châu cỡ nhỏ trở thành trang bị tiêu chuẩn trong quân Thiên Đức bên cạnh đao, kiếm, kích… Bộ binh có hàng trăm xe Liên nỗ chống kỵ binh, đảm bảo tiễn hàng trăm kỵ binh đối phương về trời chỉ trong chớp mắt.

Mông Đồng thuyền được trang bị 1 hoả hổ bằng gang, dài 4 thước cỡ nòng 60mm, nặng khoảng 50 cân Vạn Xuân. Thuốc nổ nhồi ở khối hậu, tầm bắn hiệu quả trong khoảng 15 đến 20 trượng, mục đích gây cháy thuyền chiến đối phương.



Xa Hải thuyền vẫn có 4 pháo bắn các loại đạn truyền thống và trang bị thêm hai súng thần công nòng trơn đúc gang, cỡ nòng 80mm dựa. Thần công dài 4 thước 3, trong đó thân súng dài gần 4 thước, còn lại là khối hậu hình tròn nhồi thuốc nổ. Trọng lượng thần công khoảng 80 cân Vạn Xuân (1 cân bằng 16 lạng) có quai xách, buộc dây thừng hoặc luồn gậy qua khiêng được.

Thần công này đặt tên là TC80 dùng đạn gang đúc, tầm bắn xa 120 trượng ở góc tối ưu. Do độ giật khi bắn, TC80 được đặt trên xe gỗ có bốn bánh nhỏ. Sau mỗi loạt bắn, pháo thủ phải đẩy trở lại vị trí cũ.

Sắt còn phải làm nhiều thứ khác, tạm thời Chương mới trang bị được như vậy cho thuỷ binh. Mỗi thần công có cơ số đạn đúc gang là 20 viên, tổng cộng có 100 súng thần công cỡ nhỏ được làm ra trong năm Thiên Đức 27 trang bị cho 40 Xa Hải thuyền, số còn lại đặt phòng thủ ở bản doanh và làng Nhất Vạn.

Thuốc nổ rất quan trọng, là tuyệt mật của quân Thiên Đức nên quá trình sản xuất không nhiều người biết. Chương hiểu, nếu thứ này tuồn ra ngoài, cơn mưa máu không biết bao giờ mới ngưng và Thiên Đức sẽ diệt vong đầu tiên.

Bên Thiên Gia Bảo Hựu có Phạm Tu, Bỉnh Di, Triệu Quang Phục và Đoàn Thượng biết các phương thức làm chung chung. Bên Thiên Đức có Thiên Bình, Thái Hương, Cự Lượng biết tỉ lệ pha trộn. Lâm Uyển Như không được phép biết rõ vì cô thương nhân này khả năng cao sẽ biến thuốc súng thành rất nhiều núi vàng. Uyển Như cũng chẳng hỏi vì cô còn bận kiếm bạc vàng, cái nào không liên quan quân cơ, Chương sẽ tự chỉ cho cô.

Duệ nắm rõ mọi việc bởi cô giữ sổ sách, ghi chép của Chương. Những tài liệu quan trọng ấy Duệ giấu ở đâu chỉ có Chương và Thiên Bình biết.

Lam Khuê biết có thuốc súng còn làm sao để làm ra thì cô nàng không hỏi. Bởi cô biết, thứ ấy sẽ dùng ở Siêu Loại đầu tiên. Lam Khuê thông minh, và vì thông minh nên cô nàng không bao giờ hỏi Chương về những bí mật quân sự, trừ khi Chương tự nói.

Xưởng quân khí đã làm thành công hơn 1000 súng hoả mai có điểm ruồi ngắm bắn trong năm Thiên Đức 27. Súng hoả mai không khó để làm, song chính vì dễ làm nên Chương chưa trang bị cho toàn quân, sợ lộ bí mật. Hơn nữa, súng cần phải cải tiến, Chương muốn có rãnh xoắn.



Nữ binh Thần Vũ được học sách sử dụng, tập các động tác bắn thành thục cùng đội nữ binh thân cận của Bùi Thị Xuân. Đảm bảo một phút khai hoả được hai lượt, tầm bắn hiệu quả từ 20 đến 30 trượng. Và tất nhiên khi bắn, các tay súng sẽ xếp thành hàng ngang để bù độ chính xác của đường đạn. Tuỳ thuộc vào địa hình, tình hình thực tế, chỉ huy phải làm sao cho hơn nửa đội hình khai hoả xong, nạp đạn thì phần còn lại bắn yểm trợ.

Nữ binh học cách s·ử d·ụng s·úng thành thục nhưng tập luyện chủ yếu bằng súng giả. Súng hoả mai được niêm cất tại xưởng quân khí và làng Nhất Vạn, cảnh giới ngày đêm.

Cuối năm Thiên Đức 27, bộ binh Thiên Đức chọn ra 500 người để thành lập Đại đội Súng trường. Thiên Bình trực tiếp chỉ dẫn, huấn luyện bởi ngoài hiểu biết do tham gia chế tạo, Thiên Bình dùng phi đao rất tốt.

Có súng, chiến thuật thay đổi, quân Thiên Đức phải sắp xếp lại cho phù hợp.

Chương cho nâng cấp Đại đội Thần Vũ thành tiểu đoàn, tục gọi Thần Vũ quân, do Thiên Bình làm Tiểu đoàn trưởng. Nguyễn Lạc Thổ làm Tiểu đoàn phó. Thần Vũ quân là tiểu đoàn thiếu, trong đó Đại đội Súng trường do Nghiêm Phúc Lý chỉ huy. Đại đội Thần Vũ do Phạm Thị Thanh làm Đại đội trưởng, Phạm Kim Huệ làm Đại đội phó. Tổng quân số 860 người, 502 nam nhân, còn lại là nữ, chọn ngày giỗ trận mùng 10 tháng Chạp làm ngày truyền thống.

Tiểu đoàn Thần Vũ lúc thành lập được trang bị 300 ngựa, tiến tới trang bị đủ ngựa. Ngoài súng hoả mai kèm trang bị tiêu chuẩn nỏ Liên Châu, đoản đao, khiên bọc thép thì đều có giáp trụ, hướng đến là trọng binh. Trong đội hình Lữ đoàn Thiên Đức, Thần Vũ là lực lượng đi sau Thiết xa hoặc là lớp phòng thủ đầu tiên hoặc trở thành lực lượng xung kích… tuỳ theo yêu cầu của cấp trên.

Ngoài giờ huấn luyện, Đại đội Súng trường làm các nhiệm vụ trong quân còn Thần Vũ làm nhiệm vụ hộ vệ chủ tướng cùng gia quyến.

Bên cạnh Thần Vũ còn có Tiểu đoàn thuỷ quân Long Vũ của Yết Kiêu vẫn đang tích cực tuyển quân.



Tiểu đoàn bộ binh Thiên Đức do Cự Lượng kiêm nhiệm, Lý Kế Nguyên làm phó. Tiểu đoàn bộ binh Thần Sách của Lý Văn Ba, Tiểu đoàn bộ binh Thánh Dực do Bàn Phù Sếnh chỉ huy. Tiểu đoàn pháo binh Thần Sấm của Phạm Bạch Hổ, Tiểu đoàn Vận tải thuỷ Thắng Vũ của Uyển Như, Tiểu đoàn Thiết xa của Kình Ngư. Tuy có đến 5 tiểu đoàn song chỉ có hơn 2800 quân, không bao gồm Thắng Vũ. Sở dĩ Chương phải nâng cấp đồng loạt như vậy hòng phù hợp trong tương lai.

Cấp bậc được lập và phổ biến trong quân. Cấp sỹ quan gồm có: Cấp Tướng, cấp Tá, cấp Uý. Mỗi cấp có bốn bậc: Đại, Thượng, Trung và Thiếu.

Hạ sĩ quan là cấp Sỹ, có ba bậc: Thượng, Trung, Hạ.

Binh sĩ có hai bậc: Binh nhất, Binh nhì. Trong đó Binh nhì dành cho binh sĩ mới vào trong quân dưới 1 năm. Binh nhất trên 1 năm.

Cấp hiệu của sỹ quan là bông hoa đào kèm vạch, của Hạ sỹ quan chỉ có vạch. Vạch và hoa đào được đúc bằng thép tinh xảo, hình chữ nhật, to chừng hai ngón tay.

Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt không dùng cấp hiệu trong quân do chưa giữ cấp bậc như huy hiệu in chìm hình tam giác có hai sừng của Duệ hay miếng sắt khắc số 4 bằng cả chữ Bụt và Hán tự của Lam Khuê.

Chương không có huy hiệu nhưng Phạm Tu cũng muốn làm gì đó, bèn cho đúc một triện vàng, có hình rồng và hổ đứng cạnh nhau đầy ngụ ý. Triện hình vuông có nội dung “Vạn Thắng vương Mạc Thiên Chương” bằng cả hai thứ chữ, kèm một hình hoa đào.

Một triện nhỏ hơn, hình chữ nhật, làm bằng bạc nội dung y như triện vàng. Kèm theo hai triện trên là một lệnh bài nhỏ thếp vàng in nổi Hán tự “王”. Lệnh bài, triện vàng triện bạc, ai ở trong quân đều được xem tận mắt, nó biểu thị cho chủ tướng.

Do ít quân, Lữ đoàn trưởng mới giữ cấp bậc Đại uý, Tiểu đoàn trưởng là Thượng uý.

Trương Lôi giữ cấp bậc Đại uý, Chu Diện là Thượng Uý nhưng hai ông được chuyển sang làm công tác huấn luyện tân binh cùng Trung uý Triệu Văn Khoát. Ban đầu ba người này không chịu, muốn cầm quân đánh trận. Chương phân tích rõ cho ba người thấy tầm quan trọng của việc huấn luyện tân binh ra sao. Quân Thiên Đức có lớn mạnh, tinh nhuệ được hay không đều nhờ công đầu của bọn họ. Tuy vậy, Chương vẫn để mở khả năng ba người này phải trở lại cầm quân bất cứ lúc nào, nghe thế cả ba mới chịu yên.