Chương 154: Tiên phát chế nhân
Địa hình vùng Thiên Đức và Thiên Gia Bảo Hựu lợi mặt này thiệt mặt khác. Cái thiệt chủ yếu là nằm ở vùng chiêm trũng, dải đất ven sông không có mỏ kim loại quý, dân cư trước đây thưa thớt nhưng được lợi về quân sự khi có thế đất tốt.
Dãy Linh Sơn là tường thành tự nhiên, sông Thiên Đức rộng hơn trăm trượng uốn lượn trở thành hào sâu khiến cho bất cứ vị tướng nào cũng hiểu, để vượt qua được phải đánh đổi nhân mạng và một mặt là đầm lầy.
Trước đây, với Phan Văn Hầu, Lý An hay Nguyễn Quốc Khánh, Kiều Công Ngạn, để vượt sông họ dùng lực lượng mạnh với chiến thuyền yểm trợ bộ binh bắc cầu phao. Sự xuất hiện của pháo đá thay đổi tất cả. Mất yểm trợ của chiến thuyền, thiệt hại của bộ binh vì vậy mà nhiều không thể đong đếm. Dù pháo binh Thiên Đức còn hạn chế khi bắn mục tiêu di động nhưng các chàng trai bù lại bằng cách bắn đón, bắn tập trung vào một điểm.
Ngày thứ hai của cuộc chiến, Lý An tiếp tục tổ chức t·ấn c·ông, quân Lý An dùng hoả công với nhiều xe bò chất vật dễ cháy, tạo khói hòng che tầm nhìn đối phương kèm ván gỗ đội đầu quyết tâm vượt qua tường thành bằng các thang tre.
Thiên Gia Bảo Hựu chống trả quyết liệt, hai bên đánh cận chiến ngay trên tường thành nhưng Lý An buộc phải thu quân khi ở tầm gần, những nỏ Liên Châu phát huy uy lực đến rợn người.
Đội quân hơn hai nghìn tinh binh cảm tử, đội ván trát bùn non, ba mặt có khiên chắn quyết đánh xuyên qua lối mở, ý định tiếp đó là đánh toả ra mở đường cho kỵ binh và bộ binh theo sau.
Cách của Lý An khiến pháo đá giảm tác dụng. Phạm Tu nhận ra điều này bèn hướng pháo bắn vào hậu quân sau khi hàng nghìn niêu đất chứa chất cháy, dầu sôi gây t·hương v·ong quân cảm tử. Quân cảm tử đồng thời chịu t·hương v·ong bởi Sảo pháo bắn thẳng.
Lối đi rộng năm trượng thực chẳng khác nào lối xuống hoả ngục và Diêm vương có thể gọi bất cứ ai.
Một lần nữa, quân t·ấn c·ông cảm tử của Lý An bị chặn đánh ở ngay nút cổ chai ấy. Bộ binh Thiên Gia Bảo Hựu và Bố Giáp thọc sườn hai bên, chặn ở chính diện bằng tiễn. Quân cảm tử lo chống đỡ, phên tre nệm rơm xô lệnh tạo ra khoảng hở lập tức nhận chông và đá buộc phải lui.
Phạm Tu gửi chiến thư khích tướng nói Lý An hãy kéo hết quân sang đánh một trận thả cửa. Và rằng khi Phạm Tu thống lĩnh vạn quân thì Lý An trốn ở xó nào.
Binh sĩ t·ử t·rận của Lý An được chôn trong các nấm mồ tập thể rất nhanh bởi như Chương nói, c·hết là hết, oán thù bỏ lại. Thứ nữa, nếu để xác trương lên, ruồi muỗi bu lại khả năng gây d·ịch b·ệnh rất cao. Phạm Tu cho là phải.
Lý An mất nghìn quân cảm tử và vài trăm khác trên tường thành.
Phạm Tu còn sai sứ giả đến trước trận tiền tuyên bố, Thiên Gia Bảo Hựu không nhận hàng binh, kẻ nào muốn c·hết thì cứ xông lên.
Thuỷ binh của Hoàng Thái Công phối hợp với Hùng Cú hai mặt giáp công Yết Kiêu song không thu được kết quả bởi Yết Kiêu tránh giao chiến trực diện. Chiến thuyền Thiên Đức di chuyển dọc hai bờ sông Dâu trong tầm bảo vệ của pháo.
Bọn Thái Công, Hùng Cú thúc quân xông vào song đều phải dạt ra chịu t·hương v·ong một số.
Thái Công chìm hai thuyền, Hùng Cú mất một và nhiều thuyền khác bị hư hỏng nhẹ. Trong ngày thứ hai, Yết Kiêu mất 4 Mông Đồng, Xa Hải thuyền không bị thiệt hại.
Muốn diệt được bọn Yết Kiêu, thuỷ binh bắt buộc phải đổ bộ đánh quân trợ chiến nhưng Thái Công đã thất bại vào ngày hôm trước. Hùng Cú cho quân đổ bộ chiều ngày hôm sau đụng bọn Cự Lượng với hơn nghìn quân sung sức đổ ra đánh mạnh, thêm pháo trợ chiến, Hùng Cú buộc phải lui quân khi trời tối.
Ngày thứ ba, thuỷ binh ba bên giao chiến từ sớm tinh mơ song kết quả không khác biệt. Pháo nằm hai bờ sông Dâu khiến thuỷ binh đối phương thối chí.
Bọn Yết Kiêu thống nhất với pháo, quyết đồng quy vu tận, trường hợp hỗn chiến, pháo dội thẳng xuống khiến đối phương cũng thất kinh. Yết Kiêu mất một Mông Đồng vì pháo bắn.
Ngày thứ năm của cuộc biến, tình hình có biến chuyển khi Hùng Cú có tăng viện.
Hầu gặp Vũ Ninh vương, Vũ Ninh vương thấy Hầu thiệt hại nặng, đoán chừng Thiên Đức cũng hao tổn binh mã bèn hỏi Khánh. Khánh lệnh Hoàng Ngưu dẫn ba nghìn thuỷ binh đóng trại ở mé Xích Giang tiến vào sông Thiên Đức hợp với Hùng Cú, Thái Công đổ quân lên đánh Cự Lượng, tạm chiếm được vùng đất rộng. Cự Lượng chống không nổi, phải ra lệnh huỷ hoàn toàn 25 pháo, 11 khẩu khác bị phá sau đó đẩy xuống sông Dâu. Chỉ 30 khẩu đem về được bờ bên này cùng bộ binh.
Tình hình trở nên nguy khốn, Thiên Gia Bảo Hựu và Thiên Đức bị dồn về phần đất trước đây.
Chương biết tin Vũ Ninh vương cho thuỷ binh tham chiến, bức rút Cự Lượng thì rất giận, dù biết rằng vì lợi ích ông ta làm thế là phải. Phạm Tu và Triệu Quang Phục đều nói, sớm muộn Vũ Ninh vương sẽ cho bộ binh tham chiến cùng Phan Văn Hầu vì trong ba ngày liên tiếp, chiến tuyến nơi bờ sông Thiên Đức yên lặng đến đáng ngờ.
Chương triệu tập gấp cuộc họp trong quân Thiên Đức, có sự tham gia của Bỉnh Di. Cậu quyết định tiên phát chế nhân thay vì ngồi chờ, Phan Văn Hầu đánh sang được thì Chương cũng đánh được.
-Nếu không ra tay nhanh chúng ta sẽ bị vây công ba mặt. Chúng mới chiếm được bản doanh của anh Lượng, cần ít nhất một ngày sắp xếp với bọn Thái Công. Hai đến ba ngày nữa khi binh mã bố trí xong xuôi bọn họ sẽ cùng dồn ép, chúng ta có chống được cũng hao tổn thêm người mà khả năng chống cự rất khó.
Chương sắp xếp lại quân số đã bị xô lệch, hao hụt sau năm ngày. Quyết định đưa một nghìn tinh binh vượt sông ở mé làng Môn thiết lập điểm đầu cầu. Hơn hai trăm khẩu pháo bắn yểm trợ bộ binh vượt sông, điều gấp ba Xa Hải thuyền về khu vực này trong đêm để án ngữ giữa sông, tăng tầm bắn của pháo vào sâu bên trong. Một vạn đạn đá, năm nghìn đạn chông được chuẩn bị sẵn.
Một nghìn tinh binh được trang bị giáp trụ, nỏ Liên Châu, kiếm và đao, khiên đều là thép mới.
Theo kế hoạch, khi đầu cầu thiết lập xong, bộ binh lập tức theo sang cùng pháo, đánh lấn dần theo kiểu tằm ăn lá nhưng không đánh sâu, mục đích là có chỗ đứng chân, đóng trại uy h·iếp đối phương. Trường hợp buộc phải rút, tinh binh chặn hậu phá huỷ pháo.
-Niêu đất sẽ có vài nghìn cái nữa - Chương nói. - Dù bọn họ có khiên che cũng không thể chống chịu được. Nếu ít dầu, ít mỡ thì đun sôi nước, trộn vào mà bắn. Đó là việc các anh phải làm còn bản thân ta sẽ có quà tặng riêng cho Vũ Ninh vương. Lão ta sai lời đừng trách chúng ta bội ước, lão sẽ phải trả giá đắt, tự tay ta sẽ đòi nợ cho anh em ngoài nghĩa trang.
Tướng sĩ hiếm khi thấy Chương tức giận, mặt đỏ phừng phừng như vậy nên không dám hỏi chủ tướng có dự định gì. Sau cuộc họp, Chương giao quyền chỉ huy toàn quân cho Cự Lượng và Trương Lôi và gọi Nguyệt, Thái Hương cùng những cô cậu trinh sát từng sang bờ Bắc về bản doanh.
Chương yêu cầu mỗi người ngồi hoạ lại sơ đồ làng mạc, đường đi lối lại còn nhớ được ở bờ Bắc. Hoạ xong nộp cho Chương, Chương hỏi thêm vài điều sau đó thu lại hoạ đồ. Ngoại trừ Nguyệt và Thái Hương, các trinh sát còn lại đều nhận lệnh ở trong quân doanh nghỉ ngơi, không được phép ra ngoài, không được phép cho ai biết đã nói gì với Chương.
Yết Kiêu nhận lệnh, gửi sáu quân sĩ bơi lội giỏi, nhanh nhẹn, thể lực tốt về bản doanh. Cự Lượng, Bỉnh Di chọn ra hai mươi tráng sĩ người làng Vạn đưa đến song cũng không biết Chương định làm gì. Thiên Bình và ba cô gái ngày đêm bên cạnh đoán rằng Chương sẽ sang sông nhưng không ai dám hé răng nửa lời vì các nàng cũng chưa từng thấy người mình yêu khác lạ đến vậy. Các nàng sợ hé răng, Chương sẽ nổi trận lôi đình.
Thiên Bình chọn ra ba chục nữ binh, tập hợp lại thành một đội 56 người cả thảy. Tất cả được xem hoạ đồ trinh sát nộp cho Chương.
Về trang bị, toàn bôn có nỏ Liên Châu, đoản đao mới, giáp trụ. Sáu binh sĩ do Yết Kiêu cử đến cùng hai mươi tráng sĩ nhận lệnh kết bè qua sông ở hướng đầm lầy. Toàn đội vượt sông vào ban đêm. Lương thực, nước uống đem theo đủ trong năm ngày.
Thiên Bình, Uyển Như và Lam Khuê đều nhất quyết đòi theo. Chương đồng ý. Duệ không được đi rất buồn nhưng Chương khiến cô nàng bận rộn bằng cách giao lại chó lửa, dạy cô cách sử dụng với số đạn năm chục viên. Duệ không muốn nhưng Chương phân tích thiệt hơn, cô nàng cũng ưng vì có muốn theo cũng chả được.
Thái Hương và Nguyệt làm nhiệm vụ dẫn đường.
Chương đem theo năm băng đạn AK, cùng số đạn rời, tổng cộng hơn năm trăm viên. Một khẩu B41 cùng hai viên đạn, khẩu cối 60 với 6 quả đạn. Chương quyết chí ăn thua đủ với gần hai vạn quân đối phương ở bờ Bắc theo cách mà cậu thực không muốn.
Tối muộn ngày thứ sáu của cuộc chiến, bọn Chương âm thầm vượt sông bằng ba bè tre trong cái lạnh cắt da cắt thịt. Bè tre sau khi sử dụng được nữ binh Thần Vũ chèo về bờ Nam cất giấu.
Nguyệt dẫn cả đội vượt đầm lầy nhắm hướng Tây Bắc đi suốt đêm, tảng sáng đến một gò đất cao ráo trong khu đầm lầy, cỏ mọc cao quá đầu người mới dừng chân nghỉ. Sau đó Nguyệt dẫn một nữ binh giả trang cùng Thiên Bình thành một nhóm, Thái Hương cùng hai nữ binh khác, hai nhóm theo hai hướng khác nhau do thám quân tình.
Suốt cả ngày hôm ấy, bọn Chương kẻ nằm người ngồi lẫn trong những đám cây cỏ tránh cái nắng lạnh của thượng tuần tháng Chạp. Theo kế hoạch, chiều muộn ngày hôm nay bọn Cự Lượng bắt đầu bắc cầu phao vượt sông.
Thiên Bình trở về vào cuối giờ chiều, quần áo, đầu tóc lấm lem bùn đất nhìn rất thảm. Thái Hương về đến lúc trời nhập nhoạng, bộ dạng tơi tả không kém.
Cả đội rời khu gò nổi khoảng đầu giờ Tuất khi bóng tối bao trùm vạn vật. Thái Hương được yêu cầu ở lại nhưng một mực xin theo.
62 người chia làm hai đội, di chuyển trên những cánh đồng trống trong đêm, cách nhau khoảng năm mươi trượng. Bọn Chương không gặp khó khăn trở ngại nào ngoài những tiếng chó sủa nhấm nhẳng vọng ra từ những ngôi làng tối đen ẩn sau rặng tre gai.