Bản thân Uông Ấn không sợ binh sĩ riêng của phủ Trấn Quốc Công, đề kỵ lại càng không sợ.
Nhưng “trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết”, họ sợ các quan viên và thợ thủ công của Nam Khố bị vạ lây.
Tất nhiên, Uông Ấn và đề kỵ có thể an toàn thoát khỏi tình thế náo động ở Nam Khố, nhưng hắn tới đây không để đối đầu với binh sĩ của Trấn Quốc Công mà là để kiểm tra giám sát, giải quyết công việc của Nam Khố.
Hắn là người muốn biết Nam Khố đã xảy ra chuyện gì cho đến cùng, đồng thời cũng hi vọng Nam Khố yên ổn hơn bất kì ai.
Bởi vậy đêm qua, trước khi xuất phát, hắn đã bảo đề kỵ gửi thư mời Quan Hàn Tùng tới. Với tốc độ đưa thư của đề kỵ và tốc độ hành quân của binh lính Lĩnh Nam Vệ thì đáng ra Quan Hàn Tùng phải đến nơi từ lâu rồi mới phải. Như thế thì bảy trăm binh sĩ tinh nhuệ của phủ Trấn Quốc Công sẽ không có cơ hội thể hiện.
Tuy hắn không biết tại sao Quan Hàn Tùng lại đến muộn, nhưng cuối cùng ông ta vẫn đã tới, miễn cưỡng xem như kịp thời nên không truy cứu nữa. . Ủng hộ chính chủ vào ngay _ trùmtruyện .CO M _
Ngu Đản Chi hơi hoang mang trong lòng. Thời điểm Quan Hàn Tùng xuất hiện, Ngu Đản Chi thầm hiểu việc mình dẫn binh sĩ riêng tới thung lũng ngu xuẩn đến mức nào. Ông ta nhìn xung quanh một lượt, nhớ lại những lời mà con trai Ngu Sư Phóng của ông ta nói nửa đêm qua.
Khi đó hẳn là đã qua giờ Sửu*, bởi vì cái chết của mấy người thợ thủ công ở Nam Khố nên ông ta cứ cảm thấy Nam Khố sắp xảy ra chuyện lớn, không tài nào ngủ ngon nổi, giống như có tảng đá đè nén trong lòng, khó khăn lắm mới nhắm mắt lại được.
(*) Giờ Sửu: Từ 23 giờ đến 1 giờ sáng
Ông ta vừa mới thiu thiu đi thì người quản sự thân cận đến bẩm bảo rằng thế tử gia có việc gấp xin gặp. Nghe vậy, ông ta vội vàng trở dậy khoác áo, lo lắng con trai mình xảy ra chuyện gì nên lập tức cho hắn vào.
Ngu Đản Chi công lao hiển hách, nhưng có lẽ thời trẻ giết chóc quá nhiều nên hiếm con trai.
Ông ta có năm người con gái, nhưng lại chỉ có độc một người con trai là Ngu Sư Phóng, hơn nữa còn là đứa con ra đời khi ông ta đã nhiều tuổi.
Ngu Sư Phóng năm nay chưa đầy ba mươi, kém chị gái cả của hắn tròn hai mươi tuổi.
Tất nhiên là Ngu Đản Chi vô cùng yêu thương người con trai này. Hắn vừa chào đời, ông ta đã xin ý chỉ của hoàng thượng sắc phong hắn làm thế tử. Sau khi vợ mình qua đời, Ngu Đản Chi càng yêu thương con trai nhỏ hơn.
Vì thế, ông ta đích thân dẫn hắn theo bên mình, còn cho hắn làm vị trí phụ tá của tổng quản ở Nam Khố, muốn bồi dưỡng hắn thành tổng quản Nam Khố trong tương lai.
May mắn thay, đứa con trai biết việc lại giỏi giang đã thể hiện rất tốt trong công việc ở Nam Khố, khiến ông ta rất vui mừng, yên tâm và tự hào.
Ngu Đản Chi đã già, mấy năm nay càng cảm thấy lực bất tòng tâm nên dốc sức bồi dưỡng cho con trai, giao quyền hành của mình ở Nam Khố cho hắn, muốn hắn mau chóng trưởng thành.
Ông ta biết rõ tầm quan trọng của kho vũ khí này, chỉ cần con trai ông ta vẫn còn được ở Nam Khố thì cho dù ông ta chết đi, hoàng thượng cũng sẽ đối đãi đặc biệt với phủ Trấn Quốc Công.
Có thể nói, Ngu Sư Phóng hiểu rõ Nam Khố còn hơn cả Phương Diễn và Đồng Khôn. Mỗi người bọn họ chỉ phụ trách một phương diện sản xuất hoặc thu chi, nhưng Ngu Sư Phóng thì lại biết cả hai.
Muộn thế này mà Ngu Sư Phóng vẫn còn xin gặp, chắc hẳn cũng là bởi lo lắng cho tình hình của Nam Khố, đêm đến vẫn không ngủ được.
Tuy mấy người thợ thủ công chết là chuyện lớn nhưng cũng không quá nghiêm trọng, Ngu Đản Chi định an ủi con trai, bảo hắn không cần phải lo lắng nhiều, tới sáng đi xử lý cũng được.
Không ngờ, đứa con trai mà ông ta định an ủi liền quỳ xuống trước cửa, vẻ mặt đầy hoảng hốt, người run lên, nói liên hồi: “Cha ơi, con biết sai rồi! Cha ơi, con biết sai rồi…”
Trong lòng Ngu Đản Chi tràn ngập nỗi nghi hoặc.
Sau khi nghe con trai mình kể hết sự tình, cả người Ngu Đản Chi không còn chút sức lực nào nữa, ngã xuống ghế, kinh hoàng nhìn Ngu Sư Phóng, không dám tin vào tai mình.
Vài năm gần đây, sức khỏe của Ngu Đản Chi không được tốt, Nam Khố trên thực tế đều do con trai ông ta quản lý. Khác hẳn với cha mình là người e dè cẩn trọng, mặc dù Ngu Sư Phóng thông minh, tài giỏi nhưng lại rất có dã tâm.
Từ khi làm chủ quản Nam Khố đến nay, hắn nắm rất rõ số lượng khoáng sản của Nam Khố, đó là số lượng khổng lồ có thể đem lại món lợi cực kì lớn.
Ngay cả thế tử của phủ Trấn Quốc Công như Ngu Sư Phóng nhìn vào món lợi này cũng nảy lòng tham, nhưng đây là tài sản thuộc về triều đình, hơn nữa cha hắn trông coi quá chặt chẽ, đốc chủ Đề Xưởng kiểm tra giám sát quá nghiêm ngặt nên hắn chưa thể kiếm được lợi lộc gì.
Cơ hội bắt đầu từ mùa đông năm trước.
Lúc đó, sau khi kết thúc đợt kiểm gia giám sát của Đề Xưởng, thợ thủ công của Nam Khố đã cải tiến quá trình luyện kim, lượng sắt dùng để tinh luyện giảm đáng kể mà chất lượng của đao kiếm vẫn không khác gì ban đầu.
Thời gian đó, Ngu Đản Chi bị ốm liệt giường, đúng lúc Ngu Sư Phóng nhận được báo cáo này.
Biết đây là cơ hội trục lợi nghìn năm có một, hắn bèn bảo quan viên của Tư Luyện Kim giấu kín chuyện cải tiến phương pháp đúc, đồng thời giám sát chặt chẽ các thợ thủ công của Tư Luyện Kim.
Nhờ vậy, Tư Luyện Kim đã tiết kiệm được rất nhiều quặng sắt, biến thành khoản tiền khổng lồ rơi vào túi của Ngu Sư Phóng và các quan viên của Tư Luyện Kim.
Dưới mưu kế của Ngu Sư Phóng, hai vị phó tổng quản là Phương Diễn và Đổng Khôn, các quan viên từ Tư Khoáng Sản, Tư Luyện Kim đến Tư Sản Xuất đã liên kết lại, tạo thành chuỗi trục lợi kín kẽ, tham ô tài nguyên khoáng sản của Nam Khố.
Việc này diễn ra hết sức suôn sẻ, còn qua mắt được cả sự kiểm soát của Đề Xưởng.
Vì thế, đám người Ngu Sư Phóng rất đắc chí.
Không ai biết chuyện quan viên Nam Khố tham ô, cho đến khi con trai của thợ thủ công Ngô lấy một mẩu quặng sắt từ chỗ chủ bộ của Tư Luyện Kim đi.