Tướng Minh

Chương 199-2




Lúc nói những lời này, hắn đã có nghĩ tới người sẽ tiếp nhận Phi Hổ Mật Điệp, luận về năng lực, không có ai trong Cự Dã Trạch có thể thích hợp hơn cô ấy, chỉ có điều cô ấy mới gia nhập vào đây chưa được bao nhiêu ngày mà đã giao Phi Hổ Mật Điệp cho cô ấy thì đúng là có chút mạo hiểm. Mặc dù nói đã dùng người thì không nên nghi ngờ nhưng đề phòng là một việc không bao giờ thừa. Từ vùng nam Giang Nam rộng lớn đến vùng phía bắc Thảo nguyên đều là nơi hoạt động của cô ấy, để cô ấy quản lý đôi tình báo là thích hợp nhất.

Trần Tước Nhi biến sắc, nghiêm túc đáp lại:
- Huynh hiểu rồi!



….

Từ khi Cao Tổ hoàng Đế Đại Tùy Văn Dương Kiên lúcclập nước đã có ý định bình định Nam Trần, từ những năm Khai Hoàng thứ nhất đến nay, Dương Kiên đã bắt đầu chuẩn bị cho việc bình định Nam Trần, mà thủy quân thì nhất định phải xây dựng. Bởi Nam Trần luôn lấy thủy quân làm niềm tự hào, hơn nữa với lại có những con kênh rạch chằng chịt ở khu vực sông Trường Giang nên họ không bao giò phải lo lắng đến chuyện đế quốc phương bắc đang ngày đêm rình rập.

Sau khi Dương Kiên dựng nước, để có thể bình định Nam Trần, việc đầu tiên mà Dương Kiên làm đó là tổ chức và thành lập thủy quân Đại tùy. Hệ thống sông ngòi của Nam Trần rất phát triển, rất thích hợp cho thủy quân tiến quân thần tốc, nhưng nếu nuốn tiêu diệt Nam Trần đầu tiên phải đánh bại được đội quân thủy chiến hùng mạnh của Nam Trần. Năm Khai Hoàng thứ nhất, ông ta tiếp thu áp dụng những cách chế tạo thuyền chiến và huấn luyện thủy quân của những người như Trụ Quốc Vương Trường Thuật, sau đó phái đám người Nghi Đồng Tam Ti Nguyện Thọ, Trụ Quốc tướng quân Lý Diễn, Thượng Trụ Quốc Sở Công Dương Tố tại thượng, trung và hạ lưu sông Trường Giang và cả Hoài Thủy xây dựng nên bốn khu đóng tàu chiến với quy mô lớn.

Năm Khai Hoàng thứ bảy, Dương Tố phụng mệnh đóng tàu tại Thủy An, lúc đó Dương Tố chiêu mộ một số lượng lớn thợ thủ công có tay nghề cao, lấy gia chủ Chu gia Chu Á Huy của gia tộc nổi tiếng với nghề đóng tàu làm người đứng đầu, trong đó, chiến hạm “Ngũ Nha” có thể chở được gần một nghìn binh lính, trên thuyền có năm tầng lầu bằng gỗ, cao hơn 100 thước, trước sau trái phải bố trí phách can cao 50 thước, dùng để tấn công chiến hạm của kẻ địch.

Ngoài ra còn có cả chiến hạm “ Hoàng Long”, có thể vận chuyển được hơn một trăm binh lính. Chiến hạm Hoàng Long này là chiến hạm chủ lực của thủy quân Đại Tùy, cho nên số lượng của loại này vô cùng nhiều. Năm Khai Hoàng thứ 8, Dương Tố thống lĩnh thủy quân vượt sông Trường Giang, trong đó có hơn 100 chiếc chiến hạm “ Ngũ Nha”, hàng nghìn chiến hạm “ Hoàng Long”, còn những loại thuyền khác thì nhiều vô kể! Từ đó có thể thấy rằng sự lớn mạnh và sức chiến đấu to lớn của thủy quân Đại Tùy,

Chính vì có đội thủy quân hùng mạnh như vậy mà danh hiệu thiên hạ vô song của chiến hạm Nam Trần đã không thể nào ngăn cản được hùng binh Đại Tùy xuôi nam. Nhưng vì việc đóng chiến hạm với quy mô lớn như vậy nên số lượng chiến hạm được hoàn thành khá chậm. Đầu năm khai Hoàng thứ 7, Dương Tố phụng mệnh đôn đốc Thủy An đóng thuyền, tháng 12 năm Khai Hoàng thứ 8, đã có hơn 100 chiếc thuyền “Ngũ Nha” ra đời.

Đến khi Hoàng Đế Đại Nghiệp Dương Quảng kế vị, để tiện cho mục đích đi tuần du non sông đất nước nghìn dặm, tháng 3 năm Đại Nghiệp thứ nhất, Dương Quảng đã phái Hoàng Môn thị lang Vương Hoằng xuống Giang Nam vận chuyển gỗ về đóng hàng vạn chiếc thuyền “Long Chu”, “Phong Mạo”, “Hoàng Long”, “ Lâu Thuyền”,… trong đó khiến mọi người chú ý nhất chính là chiếc thuyền “Long Chu” của Đại Nghiệp Hoàng Đế, dài hơn 200 trượng, trên bong tàu có 4 tầng lầu, cao 5 trượng, trên lầu cao nhất xây dựng chính điện, nội điện, và đông tây triều đường, hai tầng ở giữa thì có 120 gian phòng, bên trong đều có nội thất bằng vàng, tầng thấp nhất chính là nơi cho nội thị và cung nữ ở.

Không thể phủ nhận được rằng, Chu gia chính là bậc thầy về đóng thuyền.

Non nước Giang Nam bốn mùa hữu tình, nên thơ, Trường Giang mặc dù vì Nam Trần mà loạn lạc nhưng so với hai bờ Hoàng Hà thì vẫn yên bình hơn nhiều, ít nhất là người vẫn vẫn chưa đến mức không dám ra khỏi nhà.

Giang Đô.

Từ sau khi Đại Nghiệp Hoàng Đế Đại Tùy từ Liêu Đông trở về, suốt dọc đường vòng Bác Lăng chỉ dừng lại nghỉ chân ở Thôi gia có mấy ngày, bởi vì Dương Huyền Cảm tạo phản, đã giúp cho Thôi gia có lý do chính đáng để nịnh bợ Hoàng Đế, họ quyên góp cho quân đội 30 vạn quan, dùng cái này để tỏ rõ sự trung thành của Thôi gia, và cũng vì lí do này mà Thôi gia có hơn mười người làm Tể tướng, hơn chục vị tướng quân, Thị lang, lại thêm có một vị Huyện công và ba Hương hầu.

Từ Bác Lăng trở về, Dương Quảng chợt có ý không muốn trở về Trường An, các vị quan đều đưa ra ý kiến, nếu không về Trường An thì họ có thể đến Giang Đô tránh nắng, vừa hay Long Chu vừa mới được mấy thợ đóng thuyền của Giang Đô hoàn thành. Ngay lập tức, Dương Quảng gật đầu hạ lệnh:
- Ý kiến của chúng khanh rất hay, Trẫm quyết định nam tuần Giang Đô.

Sau đó, đoàn ngự giá của Hoàng Đế thản nhiên từ đường Bác Lăng chuyển sang đi đường thủy đến Giang Đô, căn bản là không đến chuyện Đông Đô, Lạc Dương đã bị phản quân của Dương Huyền Cảm bao vây. Cũng may, Vũ Văn Thuật lần này rất không chịu thua kém, bắt đầu từ mùng 10 tháng 7, sau khi từ Cao Cú Lệ quay về đã lập tức đến Lê Dương, đến mùng 1 tháng 8, chỉ trong vẻn vẹn có một tháng mà ông ta đã đánh bại được phản quân của Dương Huyền Cảm. Vì Dương Huyền Cảm một ngày thua ba trận ở Hoàng Thiên nên cuối cùng bên cạnh y chỉ còn lại hơn mười mấy người, biết bản thân không thể quay về , y liền sai đệ đệ của mình là Dương Tích Thiện giúp y kết liễu tính mạng.

Sâu bên trong ngõ Hoa Dương phía đông thành Giang Đô có một tòa nhà nguy nga tráng lệ, mặc dù trong tòa nhà này không có một ai làm quan trong triều nhưng dù là đại tướng quân Lai Hộ Nhi nhìn thấy gia chủ thì cũng phải dừng lại hàn huyên vài câu. Ngôi nhà to lớn này thực ra mới được xây xong thì năm ngoái. Bởi vì chủ nhân của ngôi nhà này đã giúp Hoàng Đế làm một chuyện đại sự nên Hoàng Đế đã phong ông ta làm Hương Hầu, và ban cho một tòa nhà ở Giang Đô.

Trên cửa chính có treo một tấm bảng hiệu nổi bật lên hai chữ Chu phủ.

Trước cửa gia nô mặc áo xanh xếp thành một hàng ngang, nhìn qua là thấy được cái phong cách của gia đình giàu có. Mặc dù gia chủ Chu Á Huy tiền nhiệm đã lập ra một bảng gia quy, người nhà họ Chu vĩnh viễn không được làm quan, nhưng gia chủ hiện tại của Chu gia Chu Nhất Thạch lại có quan hệ với không ít quan viên trong triều, đặc biệt là có quan hệ tốt với quận thủ Giang Đô Ngu Sĩ Hồng.

Từ ngõ Hoa Dương đi về bên trái có một quán rượu tên là Hồng Tân Lâu. Quán rượu này vô cùng nổi tiếng, nghe nói Hoàng Đế Bệ Hạ lần đầu tiên đến Giang Đô đã ở đây dùng cơm và không ngớt lời khen quán rượu này, đương nhiên, cũng không có ai đi tìm hiểu độ chính xác của chuyện này.

Một chiếc xe trông rất bình thường dừng lại trước của Hồng Tân Lầu, tấm rèm vừa được vén ra, một a hoàn ưa nhìn, lanh lợi nhảy xuống, rồi sau đó nhẹ nhàng nói:
- Tiểu thư, đến nơi rồi!

Sau đó, một mỹ nữ với bộ y phục màu vàng nhạt bước xuống, ngước đầu lên nhìn ba chữ trên tấm bảng hiệu: Hồng Tân Lầu, rồi cười. Nụ cười của mỹ nữ này đẹp đến mức đến hoa mẫu đơn trước của Hồng Tân Lâu cũng trở nên kém sắc và lu mờ.