Tựa Mộng

Chương 2




2.



Có lẽ là bị dính mưa nên đầu tôi cứ đau nhức từng cơn, cả cơ thể đều mềm nhũn. Tất cả đều ăn mòn phòng tuyến của tôi.



Song lúc nằm trên giường, tôi lại chẳng mảy may buồn ngủ chút nào.



Như cưỡi ngựa xem hoa, một cuộc sống khác của tôi trong giấc mơ lại nhanh chóng hiện lên trong đầu tôi.



Nhưng nó không hề giống với việc đứng nhìn câu chuyện của người khác, bởi sự bi thương và tuyệt vọng trong tôi vô cùng mãnh liệt.



Tôi bắt đầu cẩn thận suy ngẫm lại các tình tiết trong giấc mơ.



Giấc mơ bắt đầu nhưng không phải là cảnh mùng 2 năm đó tôi gặp được Tiêu Thừa Yến, mà là sau khi tôi tốt nghiệp Đại Học xong, đi du lịch bằng máy bay. Sau khi ngủ dậy, tôi phát hiện mình xuyên vào một vương triều lạ lẫm.



Nửa trước giấc mơ là giai đoạn ngọt ngào, cũng khá giống với tình hình sinh hoạt của chúng tôi bây giờ, chỉ khác nhau là tình yêu của tôi và Tiêu Thừa Yến nảy nở ở thời cổ đại.



Lúc mới quen, tôi là cô nương Hầu phủ, hắn là Hoàng Tử cung đình.



Trong bữa tiệc sinh nhật trưởng công chúa, vì không thích nghe hí khúc cứ y y a a, tôi bèn trốn ra đỉnh nghỉ ngơi hóng mát. Bởi vì tôi cứ vừa đung đưa quạt vừa lầm bẩm nhớ về điều hòa nhiệt độ nên bị Tiêu Thừa Yến đi ngang qua nghe thấy, từ đó chúng tôi xác định cả hai đều là người xuyên không.



Hắn cũng giống tôi, cũng là sau khi thi Đại học xong ngủ trên máy bay một giấc mà bị xuyên tới đây.



Tục ngữ nói: “Đồng hương gặp đồng hương, nước mắt lưng tròng.” Trong thế giới xa lạ này gặp được một người có cảnh ngộ giống mình, sau đó tìm hiểu và cảm mến nhau là chuyện tựa như mây trôi nước chảy.



Về sau, hắn cầu hôn, tôi gả.



Hắn tranh đoạt quyền lực, tôi trợ giúp.



Hắn là Hoàng Đế vinh quang, tôi là Mẫu Nghi thiên hạ.



Chúng tôi dắt tay nhau cùng tiến lên, vô cùng ân ái. Chỉ là sau khi đã leo lến được đến vị trí với quyền lực đỉnh cao, mọi chuyện dần chệch quỹ đạo.



Ban đầu là mâu thuẫn về việc tôi can thiệp triều chính.



Tôi giỏi thư pháp, văn chương, trước kia đã từng lấy bút danh của nam để xuất bản một số bức thư pháp, cuộn tranh và một số lý luận, rất có tài danh. Lúc Tiêu Thừa Yến tranh đoạt, tôi bắt đầu kết giao, lung lạc những văn nhân nhã sĩ, cũng viết tập san để dẫn dắt dư luận. Đến lúc Tiêu Thừa Yến đăng cơ, quy mô của tập san đã không nhỏ.



Sau khi làm chủ Trung cung, tôi vẫn đảm đương các công việc về sách báo, đồng thời cũng tham gia một số công việc biên soạn, vì thế nên có giao thiệp với các triều thần một cách tự nhiên.



Tôi cũng không ngại cùng Tiêu Thừa Yến đàm luận triều chính.



Chúng tôi cùng ăn cùng ở, chưa từng phân điện ngủ riêng, như là vợ chồng bình thường. Hắn cũng chưa từng nạp phi, tần, giữ lời thề trung trinh.





Tôi vẫn cho là chúng tôi đồng tâm đồng sức.



Ngay cả gia tộc của tôi, tôi cũng đề phòng họ có quá nhiều quyền lực, bởi vì tôi luôn đứng về phía Tiêu Thừa Yến và cân nhắc lợi ích của hắn. Tôi cảm thấy rằng tôi với hắn là một.



Cho đến khi những lời đồn đại vớ vẩn bắt đầu xuất hiện.



Có người nói tôi can thiệp chính sự, cộng tác cùng quần thần làm việc không đứng đắn. Có kẻ lại nói tôi không nghĩ đến Hoàng thất, không vì Hoàng Thượng mà mở rộng hậu cung.



Tôi không thèm quan tâm, nhưng Tiêu Thừa Yến thì lại để trong lòng. Một hôm, hắn nói với tôi: “Đúng là nàng thân cận với triều thần quá, hay đi nha môn, Hàn lâm viện thì cũng thôi đi, thi thoảng lại còn xuất cung xem xét công việc xuất bản nữa. Hiện tại lời đồn đã càng ngày càng nghiêm trọng rồi.”



“Ta biết nàng không muốn bị giam trong cung, muốn có sự nghiệp của mình. Chỉ là nhập gia thì tùy tục, đây là cổ đại nên những chuyện kia chung quy nơi này sẽ không chấp thuận.”



“Nàng cũng phải vì ta, vì Hoàng Gia mà cân nhắc. Bị đám Đại thần kia dồn ánh mắt, đối với ta và nàng đều không tốt.”




Chuyện đã bắt đầu có sự khác biệt.



Lúc đầu tôi không nhượng bộ, nhưng khi tôi mang thai đứa con thứ hai, Tiêu Thừa Yến đã viện cớ rằng muốn tôi dưỡng thai. Việc này đã làm tôi phải ngừng công việc.



Tiêu Thừa Yến đã tìm được người tiếp quản vấn đề sách báo, và tôi cũng sẽ không còn liên quan đến việc biên soạn của Hàn Lâm viện nữa.



Nhưng đó không phải là kết thúc.



Lúc đó, người thừa kế của Tiêu Thừa Yến chỉ có một mình Thái Tử là Tiêu Vũ. Đứa trẻ thứ hai vì tôi không thể giữ được, bởi vì dòng dõi mỏng manh mà trên dưới triều đình đều gây áp lực vô cùng lớn. Cuối cùng Thái Hậu đã làm chủ, từng tiểu thư thế gia liên tiếp vào cung.



Lúc trước không phải là Thái Hậu không muốn mở rộng hậu cung mà đều là bị Tiêu Thừa Yến đ è xuống. Chỉ là lần này, hắn nghe theo Thái Hậu.



Hắn nói việc này có thể chặn miệng triều thần, hắn không đi tìm các nàng ta là được.



Chẳng qua trong cung càng ngày càng có nhiều mỹ nhân xinh đẹp, lời cam đoan của hắn chẳng làm cho tôi an tâm được mấy phần.



Không chỉ là bất an, mà tôi còn là bị nhốt trong thâm cung, không nơi nương tựa bức bối.



Điều khiến tôi đau lòng hơn nữa là không biết từ lúc nào mà Tiêu Thừa Yến càng ngày càng trở nên độc đoán và ngang ngược, không nghe ai.



Đôi khi, tôi thậm chí không thể nhìn thấy bóng dáng của du hành thời gian trong hắn nữa. Hắn dường như đã bị đồng hóa, tin vào tam cương ngũ thường, duy trì quyền lực tối cao của mình.



Hắn như nhảy vào một thùng thuốc nhuộm, lúc trở ra đã không khác người nơi này chút nào.



Hắn gọi đây là thuận lúc tùy tục.




Hắn không biết những lễ giáo phong kiến này có thể có lợi với hắn, nhưng với tôi mà nó lại tựa lồ ng giam, đặt tôi vào vực sâu kiềm chế.



Chúng tôi cãi nhau càng lúc càng nhiều.



Nguyên nhân không phải chuyện sinh hoạt vặt vãnh mà là bất hòa về tư tưởng.



Đối với các cặp vợ chồng bình thường, tranh cãi là việc vô cùng bình thường. Nhưng đặt vào trường hợp của tôi và Tiêu Thừa Yến thì lại đổi khác.



Hắn bắt đầu cảm thấy tôi đang xâm phạm đến uy nghiêm của hắn.



Điều này triệt để làm bộc phát mâu thuẫn của chúng tôi.



Ngòi nổ là Tần Thái phó.



Một vị học trò của Tần Thái phó viết một bài văn, mắng Tiêu Thừa Yến tàn sát huynh đệ, lên ngôi đầy bất chính.



Mà Tần Thái phó lại là thầy giáo cũ của Thái Tử. Việc này có liên quan đến ông làm cho Tiêu Thừa Yến cho rằng Tần Thái phó mang lòng oán hận, sai học trò viết bài văn này.



Tôi có thiện cảm tốt với Tần phó, tuy là thầy giáo cũ của Thái Tử nhưng năm đó, trước lúc Thái Tử làm việc hoang đường, ông từ đầu đến cuối đều cật lực khuyên nhủ, không nối giáo cho giặc. Sau khi bị đuổi, ông cũng không tham dự vào việc triều chính nữa, một lòng dưỡng lão. Con của ông là Tần Minh tôi cũng đã từng tiếp xúc qua, biết hắn ta là người không tệ, gia phong nền nếp.



Cho nên từ đầu đến cuối tôi đều tin Tần Thái phó không liên quan đến việc này, bị dính vào đúng là tai họa bất ngờ.



Vì việc này mà tôi và Tiêu Thừa Yến tranh chấp kịch liệt.



Cho tới lúc đó, tôi vẫn một lòng coi Tiêu Thừa Yến là trượng phu của mình, coi cả hai là một, là người cùng tiến chứ không phải một Đế Vương cao cao tại thượng, luôn đúng.



Đây chính là sai lầm trí mạng của tôi.




Tôi không ý thức được rằng, cách Tiêu Thừa Yến đối xử với mình đã không phải là một thê tử nữa. Hắn nhìn thấy một Hoàng Hậu với gia tộc đằng sau, một người đã từng kết giao với văn nhân nhã khách nên thế lực uy vọng. Hắn nhìn thấy, một Hoàng Hậu với địa vị ngang hàng cùng hắn.



Ta cứu tính mạng Tần Thái phó và người nhà ông, bất giác lại đẩy mình xuống vực sâu vạn kiếp bất phục.



Từ đó về sau, Tiêu Yến Thừa bắt đầu cố ý nâng các phi tần khác lên, không độc sủng tôi nữa.



Thoạt đầu, hắn chỉ ban tước vị, ngẫu nhiên ăn tối cùng các nàng ta.



Cũng vì thế, quan hệ giữa tôi và hắn đã đến điểm đóng băng.



Mà trong một lần tranh chấp lớn với tôi, hắn mượn rượu, sủng hạnh Hiền Phi.




Việc này không thể giấu được tôi.



Rốt cuộc chúng tôi đã chẳng thể trở về ngày đó nữa.



Tôi nghĩ, nếu như lúc đó tôi chấp nhận hiện thực, học làm một Hoàng Hậu chân chính, có lẽ kết cực sẽ không tệ đến thế.



Dù sao tôi cũng là vợ cả, lại còn có con được phong làm Thái Tử. Mặc dù quan hệ với gia tộc không thân nhưng cũng không có trở ngại, nhưng nếu bồi dưỡng tâm phúc, lại chăm chỉ quản sự hậu cung, nếu không có sai lầm lớn gì thì vị trí Trung cung của tôi vẫn sẽ vững chắc. Chỉ cần nhịn Tiêu Thừa Yến mấy chục năm, tới khi Thái Tử đăng cơ, tôi sẽ chân chính hưởng phúc của Hoàng Thái Hậu.



Nhưng tôi không làm được.



Tôi không hiểu rõ hiện thực, cứ đem cách nhìn nhận người hiện đại áp lên Tiêu Thừa Yến.



Tôi đưa ra yêu cầu ly hôn, hồi tưởng lại thật buồn cười biết bao.



Khi đó, tôi chắc rằng hắn cũng thấy tôi như một trò cười.



Hắn nói: “Không có ly hôn, chỉ có phế hậu.”



Phế hậu không thể nói phế là phế, bởi rút dây thì động rừng. Phế hậu cơ hồ có thể dao động nền tảng quốc gia.



Cho nên ta xin rời cung, muốn có một sự tự do.



Tiêu Thừa Yến cho phép ta rời cung, nhưng không hứa hẹn tự do. Hắn để tôi ở lại một ngôi chùa miếu, lấy cớ đi cầu phúc.



Tôi vốn cho rằng có thể thanh tĩnh mà sống, thực tình không biết niềm vui mới của hắn lại nhìn chằm chằm vào vị trí Hoàng Hậu này, làm cho cuộc sống tôi thực không yên.



Khi những người xung quanh tôi lần lượt ra đi, cuộc sống càng trở nên vô vọng.



Không biết cuối cùng vị Hiền Phi nương nương kia có được vị trí như ý trong Trung cung hay không, chỉ biết cái kết của tôi quả thật đã viên mãn tâm nguyện của nàng ta mong.



Sau khi để lại cho Tiêu Thừa Yến bức thư cuối cùng, tôi dùng dao găm cắt cổ tay mình.



Bây giờ, tôi mở to mắt nhìn lên trần nhà, không nghĩ ra tại sao người trong mộng kia lại có quỹ tích khác hiện tại như vậy. Tại sao tôi không xuyên không sau khi thi xong, mà lại gặp Tiêu Thừa Yến vào mùng hai năm đó. Cũng không rõ vì sao Tiêu Thừa Yến nhớ hết mọi thứ lại vẫn còn kết hôn với tôi.



Tôi cũng đang nghĩ, có lẽ tôi cần một luật sư ly hôn.



Giấc mơ đó là một câu chuyện thực sự đã xảy ra.



Và tôi sẽ không bao giờ cho phép bản thân mình đã có cuộc đời mới, mà lại trao gửi nó vào tay Tiêu Thừa Yến một lần nữa.