Tu Tẫn Hoan

Chương 131: Phá cục




*Phá cục: phá đi kế hoạch

Một viên hình bộ mới vào triều chưa lâu, chẳng sợ lời nói động chạm tới ai, trên tay cầm hốt bản, oán giận sôi sục nói: " Lại có người giám ám sát hoàng thân quốc thích! Có thể nói gan to bằng trời, không nhìn quốc pháp Đại dự sao, may mà cửu vương không có việc gì, xin Hoàng thượng cho phép thần điều tra việc này, bắt kẻ đứng sau, nghiêm trị không tha!"

Lã Mông liếc mắt nhìn người đang tấu kia chằm chằm mà nhìn, mặt không hề có cảm xúc.

Phùng Hoán Sâm là thừa tướng đứng đầu bách quan, nhưng lại bình chân như vại, những người ở đây tinh ý đều biết, việc này phân nửa có liên quan tới việc tranh đích, như vậy người có động cơ ra tay với cửu vương, không phải ngũ vương thì là ai?

Phùng Hoán Sâm nghĩ trong lòng, Thánh thượng vẫn còn đó, trừ phi ngũ vương có tâm làm phản, tuyệt đối hắn sẽ không ra tay với huynh đệ mình một cách trắng trợn như thế. Hắn nghĩ tới mấy ngày trước đây thị vệ phát hiện trong kinh thành có một lượng lớn tráng niên dân đinh vào kinh. Nếu là ngũ vương thật sự có tâm tư này, chuyện này liền không thể không phòng.

Lại nghĩ một chút, cảm thấy rất kỳ lạ... hắn quyết định đứng yên quan sát.

Đây là kinh ngiệm hơn mười năm làm thừa tướng. hắn ở trong chốn quan trường này lăn lộn mà có được. trong thiên hạ này, ai là người lớn nhất? là người ngồi trên long ỷ kia, hắn thân là thừa tướng, quyền lực cũng là người ngồi trên kia cho. Nên cẩn thận mà làm việc, không nên tỏ thái độ ra trước mặt mọi người, không nên phỏng đoán ý tứ của hoàng đế mà nói gì.

Lã Mông khép lại tấu chương, ném lên bàn, cũng không có nổi giận, cũng không có biểu lộ hoài nghi, chỉ là giao trách nhiệm cho hình bộ điều tra chuyện này, tìm ra hung thủ.

Sự việc ám sát cửu vương tạm thời chưa đưa ra kết luận, nhưng hiềm nghi lớn nhất là Ngũ vương, ngũ vương lúc này nhận được nhiều công kích, lúc nào cũng có thể bị cơn nóng giận làm lật tung mọi thứ.

Ngũ vương tức giận đến nghiến răng, khoảng thời gian này thế lực của hắn ở trên triều nhiều lần bị thế lực của cửu vương nghiền ép. Mà kế hoạch của hắn không hiểu sao bị người phát hiện, nên hắn rất yên phận ở trong phủ của mình, việc gì cũng đều không có làm, làm gì có chuyện phái người ám sát huynh đệ mình?

Mưu thần đứng cạnh ngũ vương nói chắc như đinh đóng cột rằng "Chuyện này tất nhiên là Cửu vương tự làm, bằng không trong kinh thành này, ai lại có gan lớn như vậy? cửu vương làm ra việc này, chính là ở trước mặt Hoàng thượng hãm hại thiên thừa!"

Ngũ vương đối với lời nói của hắn mặc dù không tỏ rõ thái độ, nhưng càng ngày càng nghiến chặt răng, không thể nghi ngờ là hắn ngầm đồng ý với những lời nói này.

Mưu thần chú ý tới biểu hiện của ngũ vương, thừa cơ tiếp tục nói: "Thiên thừa rong ruổi trên chiến trường, chinh chiến nửa cuộc đời, lại chịu uỷ khuất như này. Có thể nhẫn nại được sao! Lẽ ra phải phản kháng, miễn cho cửu vương kia được voi đòi tiên, coi Thiên Thừa không ra gì!"

"Ngươi cảm thấy Bản vương nên phản kích thế nào?" ngũ vương tức giận nói.

Mưu thần lại nói thêm dầu vào lửa: "Thiên Thừa ngài có hiểu rõ Hoàng thượng, trước mắt ngài có làm gì, Hoàng thượng trong lòng cũng sẽ nghi ngờ ngài. Một khi như thế, không bằng...."

Ngũ vương trừng mắt nhìn mưu sĩ, nếu đúng như lời hắn nói là như vậy, vạn nhất trong lòng phụ hoàng thật sự nghi ngờ mình, hắn có trăm cái miệng cũng không biện hộ được, đến lúc đó người khác là đao phủ còn hắn là thịt cá, chỉ chờ chết.

Trong lòng hắn hình tượng của Lã Mông từ trước tới giờ quá uy nghiêm, mặc cho thời gian trôi qua bao lâu, hắn giờ đã trưởng thành có một phương trời riêng, nhưng sâu trong nội tâm, vẫn có một tia e sợ phụ hoàng.

Mưu thần thấy Ngũ vương căng thẳng, thấy mình có hi vọng, giật dây nói: "Thứ cho tiểu nhân lớn mật nói thẳng, bây giờ nhân mã Thiên Thừa đưa vào kinh thành đã nghỉ ngơi tốt, binh sĩ bên ngoài ngày đêm nhớ tới ân tình của ngài đối với bọn họ, vừa vặn có thể nói là binh cường mã tráng, lông cánh đầy đủ. Nếu như Thiên Thừa muốn, có thể như *Tần Vương Lý Thế Dân năm đó, ra lệnh tại huyền vũ môn, khiến Hoàng thượng nhìn thấy Thiên Thừa bao năm qua đã chịu khổ thế nào."

"Chuyện này..."

Không chỡ ngũ vương do dự, hắn lại đổ thêm dầu vào lửa nói: "Thiên Thừa bao năm qua trấn thủ biên cương, khiến phiên bang ngoại địch không giám tới xâm phạm, coi như không có công lao, cũng có khổ lao. Vị trí Đông cung kia, vốn nên thộc về Thiên Thừa."

Hắn nói tới "Đông Cung" hai chữ sâu xa này, nghe dược liền rõ ý tứ sâu xa bên trong. Trong tay Ngũ vương có binh mã, luôn là sức lực lớn. nếu như hắn tạo phản ý đồ tới Hoàng vị, vị trí Đông cung có đáng gì?

Ngũ vương xem thường hừ lạnh một tiếng, thừa nhận lời hắn nói là có lý.

"Bên cạnh Hoàng thượng có nịnh thần, nếu bây giờ Thiên Thừa không chủ động tranh thủ, e sợ vị trí Đông cung này, sẽ rời vào trong tay của ngươi khác..."

Thấy Ngũ vương có thái độ hơi buông lỏng, do dự, hắn liền quỳ xuống thỉnh cầu nói: "Cái gọi là thời cơ không thể bỏ qua, một khi mất đi, liền không còn cơ hội nào tốt hơn, xin Thiên Thừa nhanh chóng ra quyết định!"

Hắn ở bên người của Ngũ vương đem tình hình trước mắt phân tích rõ ràng, cũng đánh cược một lần sẽ thành công, nếu không sẽ bị người xâu xé, bên ngoài phòng mưa đang rơi dày đặc, ngũ vương bị hắn nói trúng tâm tư, bóp chặt chén rượu trong tay, bỗng nhiên đứng dậy, đem người gọi mang khôi giáp tới.

Ngay lúc hắn đổi khôi giáp xong xuôi, trên eo đeo bảo kiếm, thì thuộc hạ ở bên ngoài chạy vào, bẩm báo: "Ngũ vương, Thư Phò Mã có vật đưa tới cửa."

Ngũ Vương có tật giật mình, cánh tay cứng đờ nắm chặt bảo kiếm, tâm tình đang sôi sục,lặng lẽ bình tĩnh lại, nói: "Là đồ gì, mau đưa tới ta nhìn."

Thuộc hạ sau khi lĩnh mệnh, rất nhanh đem đồ lên.

Ngũ vương nhìn thấy khay thêu giống nữ tử hay dùng, cùng một đống băng gạc, nghi hoặc không rõ: "Hắn đây là có ý gì?"

Mưu thần đứng bên cạnh, thấy kế hoạch của mình chỉ kém chút là đã thành công, lại có người giữa đường chặn lại, vẻ mặt tỏ ra tức giận, tại bên tai Ngũ Vương nói: "Không có việc gì lại tới lấy lòng, không có ý tứ gì tốt. Thư Phò Mã đã từ chối ý tốt của Thiên Thừa, hôm nay đột nhiên lại tặng lễ vật, hẳn là hắn mượn gió bẻ măng, đến trào phúng Thiên Thừa!"

Đồng thời hắn nói chuyện chủ ý bôi đem lễ vật mà Thư thận đem tới, nhằm ý đồ cho Ngũ vương không quan tâm đến món đồ đó nữa.

Trong đầu Ngũ vương vẫn còn một tia lý trí, cân nhắc ý đồ của Thư Thận, ngồi xuống, giáp trên người phát ra tiếng kêu.

"Thiên Thừa..."

"Câm miệng."

Mưu thần lần nữa có ý đồ muốn nhắc nhở Ngũ vương đừng bỏ lỡ thời cơ quý giá, lại bị Ngũ Vương quát câm miệng, sắc mặt hắn trở nên khó coi, kế hoạch này hơn phân nửa không thể thành công.

Người ngồi trên ghế, bàn tay trắng bệch đặt trên tay ghế, nghiêm túc đợi chờ gì đó.

Trong màn mưa một tiểu đạo sĩ không ngừng hướng về phía sau phủ viện của Cửu vương mà đi, bước chân vội vàng mà đi tới, chân cũng vì dùng sức chạy mà dính đầy bùn đất.

Cũng không lâu lắm, tin cửu vương chờ đã tới.

Tiểu đạo sĩ chạy vào trên trán nước mưa và mồ hôi trộn vào nhau, dập đầu hành lễ nói: "Cửu vương, bên kia phủ Ngũ vương có tin tức."

Tiểu đạo sĩ thấp thỏm bất an nói: " Tin tức bên trong phủ Ngũ vương truyền ra nói Mưu sĩ thật vất vả mới khuyên Ngũ vương có tâm tư mưu phản, nhưng...."

Tiểu đạo sĩ nuốt nước miếng, không dám kéo dài, nói tiếp: "Thư phò mã lại đưa tới cho Ngũ vương một món đồ, không biết là ý gì, để Ngũ vương đột nhiên tĩnh lại tâm tư làm phản."

Ban đầu Cửu vương định bày ra liên hoàn bẫy cho Ngũ Vương, cõng tội danh mưu hại huynh đệ, để thuộc hạ giật dây cho hắn làm phản, sau đó để người ở ngự sử tố cáo hắn tư thông với phiên bang, mang binh vào kinh thành ý đồ gây rối, trong ứng ngoài hợp, để cho hắn tội càng thêm tội, giữa đường lại có người chặn ngang.

Bên ngoài đã bắt đầu mưa lớn, hạt mưa rơi xuống mái hiên, phát ra tiếng kêu vang vọng.

"Thư phò mã...." Giọng nói băng lãnh phát ra.

Trời mưa tới gần sáng mới tạnh, mặt trời cũng mọc lên, chiếu xuống trên hồ thái dịch, long lanh.

Sáng sớm thức dậy có người, phát hiện nhiệt độ bỗng hạ xuống mấy phần, vội vàng trở về mặc thêm y phục, mùa đông cũng gần tới rồi.

Trên cửa Ngọ môn được ánh mặt trời chiếu vào, các quan lại y phục đều chỉnh tề ngay ngắn đứng truóc điện, chờ tiếng chuông thượng triều vang lên.

Ngũ vương mang một thân kì quái đứng ở trong đám quan lại, đầu hắn được bao bọc bởi một tầng băng gạc, trên đó mơ hồ còn có vết máu, vẻ mặt tiều tuỵ, thân thể trước đây cường tráng, hiện giờ gió thổi nhẹ chắc cũng quật ngã được hắn.

Có đại thần có ý tốt tiến lên thăm hỏi, Ngũ vương bày ra một vẻ mặt buồn rầu, nói: "Đêm qua ở phủ, Bản Vương uống quá chén, nên say, cùng cơ thiếp ở trong phòng vui vẻ, vậy mà tcow thiếp kia không biết bị ai mua chuộc, muốn ám sát bản vương, nhân lúc bản vương say rượu, dùng dây thừng ý đồ muốn siết chết Bản vương, nếu không phải đúng lúc ta thức tỉnh, e sợ bây giờ đã chết rồi."

Hắn còn chưa nói dứt lời, mọi người ở đây đều chú ý trên cổ hắn, quả nhiên có vết dây thừng lưu lại.

Ngũ vương sờ trán bị thương của mình, nhất thời đau tới nhe răng, nói: "Tổn thương này là nhất thời Bản vương không phản ứng kịp, không cẩn thận va chạm vào cây cột. Bản vương hôm nay thượng triều, muốn hướng về phụ hoàng đòi một cái công đạo!"

Mọi người đều nhìn nhau, mỗi người một suy nghĩ. Mấy ngày trước đây Cửu Vương bị ám sát, hôm nay Ngũ vương lại gặp nạn, ai thật ai giả, sao có thể nói rõ ràng.

Thư Điện Hợp từ trước đến giờ đều không thích náo nhiệt, đứng ở một bên nghe, thấy Ngũ vương ở bên kia có động tĩnh, nàng liếc mắt nhìn, rồi nhàn nhạt thu hồi lại ánh mắt.

Vì chưa mở cửa vào thượng triều, nên cũng không mất nhiều thời gian để đi rêu rao, cả triều đều biết bên trong phủ Ngũ vương đêm qua, hắn suýt bị cơ thiếp thắt cổ chết.

Hắn nói đều ra vẻ chân thực, với lại vết thương trên đầu quả thực có, không ít đại thần đã bắt đầu tin, cũng vì đó mà bức xúc, bắt đầu khuyên giải hắn.

Ngũ vương thích người khác thay hắn lan tin đi, hắn không biết phụ hoàng đã biết hay chưa, trước tiên làm vẻ đáng thương trước mặt quan lại đa, tới khi phụ hoàng thật sự ngi ngờ hắn, ở sau lưng tự làm mình tổn thương, cũng có người sẽ vì hắn đứng ra nói chuyện.

Không biết là ai quái gở nói rằng: "Đừng nói là Ngũ vương tự mình làm ra như vậy chứ?" thanh âm không lớn không nhỏ, vừa vặn truyền tới nhóm người vây quanh ngũ vương.

Ngũ vương giống như là đang chờ câu nói này, lập tức làm ra bộ dáng tức giận, phản bác nói: " Không biết là vị lão thần nào nói Bản vương tự mình làm ra như vậy? nói phải có chứng cứ, ngươi có chứng cứ không, mấy ngày trước Cửu đệ cũng bị thương, lẽ nào ngươi cũng nói hắn nguỵ trang? Lẽ nào trong mắt của đại nhân, Bản vương là quả hồng nhũn sao, lại đi bắt nạt một người?"

EDITOR: Một số tư liệu về Lý Thế Dân

*Tần Vương Lý Thế Dân:Trướckhi trở thành "Thiên cổ nhất đế" của "Đại Đường thịnh thế.Những năm đầu của triều Đường, tìnhhình thiên hạ đã ổn định, khao khát trở thành Hoàng đế của Lý Thế Dân ngày càngmạnh mẽ. Tuy nhiên, vị trí Thái tử lại thuộc về người anh trai Lý Kiến Thành(con trai trưởng của Đường Cao Tổ Lý Uyên). Do đó, Lý Thế Dân ngày càng trở nênquyết liệt trong cuộc tranh giành ngôi vị.Nhờ có công đánh dẹp các đối thủ,Lý Thế Dân được cha hứa phong làm Thái tử, trong triều đều cho rằng ông sẽ thaythế Lý Kiến Thành. Mặc dù có tài, nhưng Lý Kiến Thành hoàn toàn bị lu mờ trướccác chiến công của em trai. Triều đình chia làm 2 phái: phái ủng hộ Thái tử vàphái ủng hộ Tần Vương Lý Thế Dân. Dưới trướng Lý Thế Dân có lắm văn thần võtướng, nhưng Thái tử lại được Tề vương Lý Nguyên Cát và hậu cung của Hoàng đếủng hộ.

Đêm khuya, Lý Thế Dân ra lệnh cho binh lính bất ngờ tấn công Huyền Vũ môn được bảo vệ nghiêm ngặt trong cung, thành công giết chết anh trai Lý Kiến Thành và em trai Lý Nguyên Cát.

Đường Cao Tổ sửng sốt trước sự biến, nhưng ông không thể trị tội vì Lý Thế Dân có công chinh chiến đánh dẹp dựng lên cơ nghiệp nhà Đường, được trăm quan tin tưởng và có vây cánh hùng mạnh. Cuối cùng, Lý Uyên đành phải thuận theo sự sắp đặt của Lý Thế Dân, hạ lệnh cho lính bảo vệ của Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát phải hạ vũ khí, không được kháng cự.

Ngay ngày hôm sau, Lý Uyên ban chiếu chỉ lập Lý Thế Dân làm Thái tử. Hai tháng sau đó, Lý Uyên tuyên bố truyền ngôi lại cho Lý Thế Dân, còn mình làm Thái thượng hoàng, sống an nhàn tới cuối đời. Đây là cuộc chiến huynh đệ tương tàn đẫm máu mà sử sách Trung Quốc vẫn gọi là "Sự biến Huyền Vũ môn".

Lý Thế Dân biết rằng nếu chỉ giết chết Lý Kiến Thành và Tề vương, người thân và bè phái của họ có thể sẽ tìm cách trả thù, vì vậy ông quyết định thực hiện các biện pháp triệt để hơn để nhổ cỏ tận gốc.

Sau "Sự biến Huyền Vũ môn", để trừ hậu họa về sau, Lý Thế Dân lấy lý do tội làm phản của anh và em trai, giết sạch những người có liên quan. Toàn bộ gia đình Lý Kiến Thành và Lý Nguyên Cát cũng như những người dính líu đến sự việc "mưu phản" đều bị Lý Thế Dân xử tội chết trong đó có năm người con trai của Lý Kiến Thành và năm người con trai của Lý Nguyên Cát.