Tú Sắc Nông Gia

Chương 253: Trở thành trào lưu




Edit: Gà
Beta: Nora

Đứng ở cổng thôn là có thể nhìn ra Dương gia thôn không giống với những thôn khác. Mỗi nhà đều có tường rất cao, phía trên lại cắm các loại công cụ sắc nhọn, thôn nhỏ nhà nghèo, nhưng cổng nhà lại mang đến một không khí kỳ lạ.

Thế nào lại nói là không khí kỳ lạ?

Toàn bộ cổng nhà trước đây được làm rộng hơn và cao hơn. Một cánh cửa đổi thành hai cánh cửa, bên ngoài cổng sơn màu đỏ, bên trái khắc hình rắn, bên phải khắc hình gà.

Du khách nhìn thấy không khỏi tò mò: “Vì sao phải khắc hình rắn và gà?”

Người trong thôn đáp: “Để hù dọa ra oai, một trái một phải bảo vệ sân, như vậy yêu ma quỷ quái mới không dám tiến vào.”

Du khách lại càng hiếu kỳ: “Hù dọa? Khắc hai con cọp chẳng phải uy phong hơn sao!”

Người trong thôn lắc đầu: “Ngài không hiểu rồi, rồng bay phượng múa, còn thứ gì có thể sánh bằng sự uy vũ của long phượng. Nhưng long phượng thì chỉ có hoàng thượng và hoàng hậu của Thiên Triều chúng ta mới xứng, mà đối với bách tính, rắn tương đương với rồng, gà tương đương với phượng. Ngài đã từng nghe qua canh long phượng rồi chứ, chẳng lẽ lại tưởng trong đó có long phượng thực sao?”

Du khách bừng tỉnh, lại hỏi: “Chẳng phải môn thần đều là Quan Vũ và Trương Phi sao?”

Người trong thôn mở cổng ra, chỉ vào hai bên cánh cửa ở nhà chính: “Đó, đó chẳng phải là Quan Vũ Trương Phi sao? Trước có đại tướng bên ngoài kháng ma, còn có thiếp thân giữ tiêu bảo hộ!”

Du khách thấy vậy chặc lưỡi thán phục không ngớt. Vì lí do đó, sau này Dương gia thôn được gọi là “Long phượng đại viện”.

Ngoài những hình điêu khắc kỳ quái ở trên cổng ra, cách trang trí của các phòng bên trong nhà cũng kỳ quái chẳng kém. Mọi người dùng các loại gỗ khác nhau, như cây mây, tre trúc để đan thành các đồ trang trí khác nhau, tùy theo sở thích của mỗi gia đình, có người còn trực tiếp bện thành hình chó, mèo, cá đặt ở bên ngoài phòng, hoặc treo ở dưới mái hiên.

Thậm chí có người còn gắn đồ vào tường để ghép lại thành một bức tranh.

Mỗi nhà lại có một phong vị riêng, khiến cho người xem tấm tắc không ngừng.

Những nhà bình thường đều thích làm hoa viên, nhà nghèo thì làm một bồn hoa, nhưng kể từ khi nhà Loan Loan sửa sang lại xong, tất cả mọi người cũng thay đổi theo. Họ kiếm vài cái bồn hoặc vại nhỏ, trồng vào đó loại hoa hoặc loại cây mà mình thích, đây chính là hình thứcBonsai. Tùy theo tâm trạng của mình, nhìn mỗi ngày qua đi, muốn đem hoa đặt ở chỗ nào thì đặt, muốn tạo thành kiểu gì thì tạo.

Bởi vì trên núi có sẵn hoa cỏ nên không mất tiền mua hoa, chỉ có Bonsai là cần chút kỹ thuật. Loan Loan tin rằng thứ này sau này sẽ càng trở nên thịnh hành, nên mua một cửa hàng trấn trên, chuyên kinh doanh mặt hàng Bonsai cây cảnh này. Đối với người dân trong thôn thì nàng dạy họ một chút kỹ thuật bonsai đơn giản. Nếu cần đến những kỹ thuật đặc thù, nàng sẽ xử lý miễn phí cho họ.

Có một cửa hàng chuyên bán cây cảnh, đương nhiên phải có khu vực trồng cây cảnh. Vì vậy, Loan Loan đã xin Dương Nghĩa Trí mở rộng hậu viện thêm năm mẫu đất. Đương nhiên là Dương Nghĩa Trí đồng ý ngay lập tức. Chuyện này tạm gác đó, sau sẽ nói.

Ngoại trừ tiền viện, ở phía sau căn nhà còn có một hậu viện rất dài. Hậu viện cũng có mấy gian phòng, xây thành căn nhà hai hoặc ba gian, giống như nhà Loan Loan, bên cạnh nhà xí là phòng tắm, bên cạnh phòng tắm là một phòng chứa đồ, sau đó mới đến phòng bếp, bên cạnh phòng bếp còn có một gian nhỏ để ăn cơm.

Giờ chuồng bò cũng được chuyển qua hậu viện, bò nhà bọn họ chỉ chuyên dùng để cày bừa, còn đi ra ngoài thì đã có xe ngựa. Chuồng bò và chuồng ngựa có chiều rộng bằng nhau, xây ở bên cạnh nhà xí. Bò và ngựa sau khi đi vào sân thì sẽ theo lối đi hai bên nhà mà đi ra hậu viện, căn nhà hiện giờ so với trước khi sửa sang đã rộng hơn rất nhiều.

Thiết kế này của Loan Loan tương đối giống với thiết kế nhà một khối hóa ở nông thôn hiện đại.

Mà phía trên xà nhà cũng có thiết kế rất khéo léo tinh tế, làm cho người khác chỉ cần nhìn ở phía ngoài là có thể thấy được sự khác biệt. Mà vào đến bên trong sân thì lại rất có phong thủy. Những người tới thăm Dương gia thôn đều thán phục không ngớt.

Kiểu nhà này ở Thiên Triều có thể nói là hạng nhất. Với việc người tới tham quan ngày càng đông, Dương gia thôn ngày càng nổi danh, Loan Loan đã đề xuất với Dương Nghĩa Trí một chủ ý.

Nếu có thể thiết kế thêm mấy trò chơi thú vị, thời gian những người đến tham quan Dương gia thôn lưu lại sẽ dài hơn, sau đó có thể bán một ít đồ ăn, có đồ ăn thì sẽ dừng chân lâu thêm một chút, nếu có thể qua đêm thì ngày hôm sau sẽ lại bán được thêm một ít đồ ăn. Như vậy, người Dương gia thôn có thể không cần ra ngoài bán sức lao động mà vẫn có thể kiếm được bạc.

Nói một cách đơn giản, đó là mở quán cơm và khách sạn.

Bình thường, nói đến quán cơm chính là nói đến nơi ăn uống của bách tính bình dân, những khách đường xa mộ danh mà đến lại thường là những người dư dả tiền bạc, nói chung là người có tiền. Người có tiền có thể đến những chỗ ăn uống bình dân không? Chắc chắn là không rồi, cho nên quán cơm không được, nhưng đổi thành tửu lâu, sao đủ bạc đây?

Loan Loan liền đề nghị: “Không bằng đổi thànhtrang trại nghỉ dưỡng*đi?”

(*Nguyên văn:农家乐– một hình thức du lịch nông thôn)

“Trang trại nghỉ dưỡng là gì?” Mọi người tò mò.

“Có ăn có uống có ở có chơi… Có quán cơm, có khách sạn, có nơi vui chơi…”

Khi người dân Dương gia thôn bắt đầu tu sửa phòng ốc, Dương Nghĩa Trí liền bảo mọi người tập trung lại để sửa cùng nhau, xây dọc theo hai bên đường trong thôn, hai hàng không đủ, sau lại kéo dài thành ba, bốn hàng. Cho nên, vốn có nhiều chỗ đất trống, vừa vặn đối diện với nhà Loan Loan là phía nhà Dương Nghĩa Trí, ở đó xây một trang trại nghỉ dưỡng, khách nhân ở lại sẽ không nghe được tiếng ầm ĩ từ mỏ than bên này, gặp phải thời gian vận chuyển than, ban đêm cũng không ảnh hưởng tới việc nghỉ ngơi của khách nhân.

Còn nữa, trang trại nghỉ dưỡng không chú trọng đến sự xa hoa, mà tận dụng những ưu thế của thôn trang, xây thành những ngôi nhà mang phong cách đồng quê, không xây toàn bộ bằng gạch mộc, mà chặt ít gỗ ở trên núi, học theo những gia đình nông dân trên núi ở hiện đại, xây thành các ngôi nhà gỗ.

Sau đó lại trang trí thêm một ít hoa cỏ cây cảnh, nơi này mặc dù không có hoa thơm cỏ lạ, nhưng ở trên núi vẫn tìm được một ít cây có thể ngắm được, lại dùng đá bao xung quanh, trồng thêm ít cỏ xanh, vậy là thành bãi cỏ rồi! Làm vườn hoa cũng rất dễ, tìm mấy cây hoa cùng loại trồng trong vườn hoa, mỗi vườn hoa lại trồng một loại hoa khác nhau, đợi đến mùa hoa nở, cả một biển hoa muôn hồng nghìn tía, đủ các sắc màu, cho dù là hoa dại cũng đẹp hơn ba phần so với hoa cảnh.

Chỗ ăn uống thì dùng gạch mộc để xây, trên tường treo mấy đồ mây tre lá, đồ tre trúc đặc biệt, quét dọn sạch sẽ, biến thành một quán cơm mang đậm hơi thở đồng quê là được. Còn nơi ở thì sẽ dùng gỗ để xây phòng, thứ nhất là để tạo cho căn phòng hương vị sơn thôn đồng nội, còn nữa, nhà gỗ được bày biện gọn gàng vừa vặn, kết hợp với chăn đệm sạch sẽ xinh xắn, sẽ dễ khiến cho những người có tiền kia dễ tiếp nhận hơn là những căn nhà gạch.

Chỗ ăn ở đã có, giờ là chỗ chơi.

Mọi người đã nghĩ nát óc mà vẫn không nghĩ ra trò chơi gì thú vị. Đánh bạc thì ở trong thành cũng có, đi một quãng đường dài đến nơi thôn dã này chỉ để chơi một trò chơi quá mức phổ biến, nhất định sẽ khiến không ít người cảm thấy thất vọng. Vì vậy, Loan Loan bèn nói đến mạt chược và tú lơ khơ.

Sau khi giới thiệu, đã được mọi người nhất trí đồng ý.

Nhưng khi làm thì lại hơi phiền phức một chút.

Mạt chược thì lấy mảnh gỗ cưa thành hình chữ nhật, lại nhờ thợ mộc khắc lên hình đống điều vạn, tổng cộng một tram lẻ tám con bài.

Thời này cũng có mạt chược, gọi là quân bài bằng giấy. Nhưng thứ này rất đắt, chỉ những nhà quyền quý mới có, hơn nữa bên trong có gió Đông Nam Tây Bắc, mạt chược này của Loan Loan không có gió Đông Nam Tây Bắc, cũng không có Trung, Phát, Bạch.

Cách chơi: Huyết chiến tới cùng, muốn chơi lớn một chút là máu chảy thành sông.

Đối với những người không được thông minh lắm, những người có tuổi, học chậm thì nên chơi đơn giản thôi, không thiếu thì không ngừng hô, gom đủ thì cháy.

Còn chơi bài thì có bài tú lơ khơ và bài chữ.

Mua giấy Tuyên Thành, tìm cây to trên núi, lột vỏ, lấy lớp sợi màu trắng ở bên dưới vỏ, tách ra, dán lên trên mặt giấy Tuyên Thành. Như vậy khi cầm trong tay sẽ không có cảm giác mềm oặt. Sau đó nhờ người vẽ Mai Hồng Anh Phương trên giấy. Từ 2 đến A, các chữ đều viết kiểu in hoa. Hoa văn trên bốn quân bài J, Q, K, A được Loan Loan giữ nguyên không thay đổi. Chữ số trên bài thì dùng mực để viết, trên bốn lá bài vẽ thêm chu sa để phân biệt.

Có quá nhiều cách chơi bài tú-lơ-khơ, có thể chơi lớn hoặc nhỏ tùy ý!

Còn bài chữ thì người có tuổi ở hiện đại chơi được khá nhiều, cách làm giống với bài tú-lơ-khơ, chỉ khác là giấy Tuyên Thành được cắt thành hình dài, dùng bút mực dựa theo bài chữ ở hiện đại để vẽ, có đen có đỏ rất rắc rối, như chữ Lục và Bát lại có cách viết khác nhau, màu sắc cũng không giống nhau.

Loan Loan phải đau đầu mất mấy hôm mới gom đủ các lá bài, sau đó mới sai người bắt đầu vẽ.

Ngoại trừ mạt chược và bài, còn có các phương thức giải trí khác không tốn tiền như chơi cờ, cờ nhảy, cờ sáu quân,… còn bọn nhỏ thì có bàn đu dây, nhảy dây, nhảy da gân, đánh bao cát, đá cầu… Đều là những trò chơi tương đối vừa tầm lại không ảnh hưởng đến việc vui chơi.

Có ăn có ở có chơi, đương nhiên phải có chỗ đỗ xe ngựa. Sau đó, Dương Nghĩa Trí chọn ra một mảnh đất, điều chỉnh lại cho vuông vức, chuyên dùng để dừng đỗ xe ngựa.

Tất nhiên đây là thôn trang nghỉ dưỡng Dương gia thôn, vậy bạc sẽ do ai bỏ ra?

Dương Nghĩa Trí ngẫm nghĩ một hồi, nếu là để làm giàu cho Dương gia thôn, vậy thì nhà nào cũng phải đóng góp, sau đó lão lại nghĩ ra được một chủ ý, mời tất cả mọi người đến hội ý: “… Nếu là thuộc về mọi người, vậy thì tất cả đều phải bỏ bạc ra mới đúng, nhưng đóng góp bao nhiêu thì các nhà tự tính toán. Đương nhiên đóng góp nhiều thì sau này sẽ được chia hoa hồng nhiều hơn, góp ít thì hoa hồng sẽ ít hơn. Hơn nữa, việc này tất cả những người tham gia điều phải ký khế ước, tránh trường hợp sau này có người không phục …”

Nhìn số người vì hiếu kỳ mà đến Dương gia thôn càng ngày càng nhiều, tất cả mọi người đều thấy hơi động lòng, động lòng đồng thời cũng sẽ suy nghĩ, chẳng may lỗ vốn thì phải làm sao?

Dương Nghĩa Trí nói: “Việc này hoàn toàn là tự nguyện, không muốn tham gia thì ta cũng không miễn cưỡng, một khi đã vào hội, nếu lỗ vốn thì không được oán trách ai!”

Nghĩ tới nghĩ lui, ba ngày sau, ngoài dự đoán của Dương Nghĩa Trí, lần này tất cả các nhà trong Dương gia thôn đều tham gia vào hội.

Có nhà bỏ ra năm lượng bạc, có nhà mười lượng bạc, có nhà ba lượng bạc, cũng có người bỏ ra hai mươi lượng bạc, chẳng hạn như Dương Nghĩa Trí, bỏ ra toàn bộ số tiền dành dụm được, vừa vặn hai mươi lượng bạc.

Loan Loan khuyên lão: “Thôn trưởng, chuyện này cháu cũng không dám chắc, đây là toàn bộ tiền để dành của bác, chẳng may bị lỗ vốn thì sao? Nơi này của chúng ta hẻo lánh, chẳng may bạc kiếm được không đủ chi, chỉ sợ là chúng ta sẽ không thu hồi lại được tiền vốn.”

Dương Nghĩa Trí nói: “Ta có thể tuyên bố với mọi người, chẳng lẽ bản thân ta lại không biết về nơi này?” Sau đó khoát tay, rất thoải mái nói: “Không sao, ta tin tưởng cháu.”

Loan Loan lập tức nghẹn họng, chủ ý này đúng là nàng nói ra, nhưng nàng chưa từng cam đoan là có thể kiếm được tiền. Sau một hồi suy nghĩ, nàng liền thương lượng với Bách Thủ, cứ coi như nhà nàng là kẻ phá của đi, lấy ra hai trăm lượng bạc, hàng năm Tạ gia chia cho nhà nàng không ít bạc. Có lỗ vốn chút bạc này cũng không lấy mạng của họ được.

Mọi người thấy Loan Loan bỏ ra nhiều bạc như vậy, không khỏi cắn lưỡi: “Vợ Bách Thủ, nhà cháu giàu thật đấy!”

Loan Loan thở dài: “Nhà bọn cháu thế nào thì mọi người cũng biết rồi đó, nhớ ngày trước cơm còn không đủ ăn. Mấy năm nay cháu và Bách Thủ có để dành được một chút bạc, chỉ mấy chục lượng thôi, còn lại đều là vay của Dư chưởng quỹ hết.”

Mọi người nghe vậy đều không khỏi sững sờ, chỉ có mấy chục lượng thôi, nhưng cả đời bọn họ chưa chắc đã để dành được!