Chương 12 : Con Hổ Trong Trại Yên Thế .
Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm
Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi c·hết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Giải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị,
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đang theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
_ _ _ __
Chí dùng ba ngày để Chí dạy lại cho Ba Beo – Tư Lê cùng Sáu Nghị toàn bộ bài thơ Nhớ Rừng .
Đối với Chí thì đây đã không tính là chậm dù sao đám Ba Beo cũng không được ăn học tử tế đến cả con chữ cũng không nhận biết, học thơ với đám Ba Beo không phải việc đơn giản .
Chí rất thích bài thơ này tuy hắn không thể hiểu hết ý trong từng câu thơ càng không thể hiểu hết nét đẹp của bài thơ nhưng không ảnh hưởng gì đến việc hắn thích bài thơ này thích cả con hổ trong bài thơ .
Trong ba ngày nay thỉnh thoảng mấy thằng đệ của cặp rằn cũng đến nhìn Chí nhưng chỉ nhìn từ phương xa cũng không đi động hắn thấy thế Chí cũng mặc kệ .
Từ ngày đầu tiên dạy Ba Beo học thuộc lòng đến nay tên tuổi của Chí cũng bắt đầu lan rộng trong tù dù sao chỉ cần ai muốn học bài thơ này Ba Beo đều dạy Ba Beo không dạy cũng có người khác dạy để rồi khi được hỏi nguồn gốc bài thơ thì đều sẽ hướng về Ba Beo – Tư Lê cùng Sáu Nghị sau đó ba tên tiểu đệ lại nâng Chí lên .
Ở đây rất ít người hiểu Chí nhưng khi bài thơ càng ngày càng lan rộng .
Hình bóng con hổ xuất hiện trong tâm trí của mỗi tên tù nhân cái oai cái ngông của loài chúa sơn lâm cái bất lực cái buồn chán của cảnh tù hãm cái mộng mơ cái oai vệ cái hồi ức của thuở xa xưa nhưng ngày tung hoành dọc ngang bốn phương tám hướng .
Con hổ kia rốt cuộc là chỉ người hay chỉ vật đã không quan trọng chỉ biết con hổ kia trong lòng mọi người trở nên sinh động hơn bao giờ hết bởi vì mỗi người đều nhìn thấy hình ảnh con hổ trong chính mình .
Con hổ thành một loại hình tượng một loại gửi gắm tình cảm một biểu tượng ngưng kết ý chí cho dù đám tù nhân này xác thực cũng không có mấy kẻ được ăn được học .
Đây chính là sức mạnh của câu chữ sức mạnh của sự đồng cảm .
Bài thơ Nhớ Rừng đi vào cuộc sống của từng tên tù phạm người này truyền tai cho người kia sau đó bắt đầu lan xa hơn lan ra cả đến những tên lính quần xanh những ông tập .
Bài thơ này có ý p·hản đ·ộng hay không ? xin thưa là không .
Bài thơ này có gì đáng chê trách không ? xin thưa là không .
Bài thơ này vốn tả con hổ chỉ con hổ mà thôi .
Những ông tập những quan tập cũng bắt đầu truyền miệng nhau bài thơ này bởi chính chúng còn cảm thấy con hổ kia thật đẹp .
Nó đẹp không phải vì hình dáng của nó mà là cái khí thế tung hoành cái ánh mắt bễ nghễ thiên hạ .
a sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thủa tung hoành, hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm-thầm, lá gai, cỏ sắc.
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.
Ta biết ta chúa tể muôn của loài
Giữa chốn thảo hoa, không tên không tuổi.
Đoạn thơ này sao mà hay đến thế hình ảnh con hổ như thực sự được sống lại trong lòng người ngay cả những tên tập khi tự đọc đoạn thơ này cũng thấy nhiệt huyết sôi trào thấy cái dáng vẻ của loài chúa sơn lâm cái sự to lớn cái sự ngông nghênh kia hướng thẳng vào lòng người .
Đây là thời đại thực dân phong kiến thời đại của những bậc anh hùng những người hùng sống trong lòng dân An Nam chính cái thời đại này khiến hình ảnh con hổ kia càng thêm to lớn người ta cảm thấy khí khái của bậc anh hùng của bậc đại trượng phu đỉnh thiên lập địa bên trong hình bóng loài chúa sơn lâm .
À hóa ra anh hùng là như vậy à hóa ra đỉnh thiên lập địa trong miệng các cụ là như vậy .
Ta bước chân lên dõng dạc mà đường hoàng lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng vờn bóng âm thầm băng qua lá gai cùng cỏ sắc trong hang tối đôi mắt ta sắng quắc đối mặt ta mọi vật đều im hơi ta biết ta chúa tể muôn loài giữa chốn đất trời không tên cũng không tuổi .
_ _ _ __ _ _
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi c·hết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Cái hồi ức này sao mà đẹp đến thế nó không bễ nghễ bát phương không đỉnh thiên lập địa mà cũng không mang cái khí khái hiên ngang nhưng đọc từng câu từng chữ sao mà sảng khoái như thế sao mà nhẹ nhàng như thế sao mà tự do như thế .
Cái khí khái bễ nghễ bát phương đỉnh thiên lập địa của loài chúa sơn lâm làm người ta ngước nhìn làm người ta mộng tưởng nhưng chính đoạn thơ này mới đi vào trong lòng rất nhiều tù nhân đây là một đoạn hồi ức là một thế giới tự do không giới hạn .
Cái tự do này sao mà đáng quý đến thế sao mà khiến lòng người thèm khát đến thế cái tự do này chính là ước mơ là khát vọng .
Tự do cái từ này bao nhiêu tên tù ở đây khao khát ? lại gợi ra bao nhiêu hồi ức vì những ngày bên ngoài kia ? .
Chỉ tiếc một câu cuối kia một câu "Than Ôi Thời Oanh Liệt Nay Còn Đâu".
Than ôi .
Than cho người than cho đời than cho cái thế thái nhân tình này .
Một tiếng thở dài một tiếng ai thương sao mà não lòng .
Có thể không hiểu thơ văn có thể không biết chữ nhưng một tiếng 'than ôi ' kia rất nhiều người hiểu nó không phải là tri thức nó không cần học rộng hiểu nhiều nó là tâm tình là tiếng thở dài cho không biết bao nhiêu con người trong Trại Yên Thế .
Con hổ này nếu ở nơi khác nó là con hổ làm lòng người hướng đến nhưng con hổ trong Trại Yên Thế lại đang thực sự hóa hình thành một con hổ có hồn hồn con người .
_ _ __ _ _
"Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu".
"Than ôi thời oanh liệt nay con đâu "
"Than ôi thời oanh liệt nay con đâu "
Trại Yên Thế không biết có tàng long như trong miệng đám người Trung Quốc không nhưng thực sự ngọa hổ .
Trại Yên Thế không thiếu tù phạm cũng không thiếu hổ .