Vụ án cuối cùng xử như thế nào, đám người Tiết lão nhị bị xử ra sao không có quan hệ mấy với Hứa Lập. Dù sao hắn không phải nhân viên trong hệ thống công an, cũng không phải cán bộ lãnh đạo. Hắn bây giờ vẫn chỉ là một công chức bình thường mà thôi, hơn nữa hắn vẫn là trong dạng thử việc, không có tư cách gì tranh dành công lao. Chẳng qua Hứa Lập cũng biết vụ án này đã kinh động tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công an, người khác dù muốn che dấu công lao của mình cũng không thể. Dù sao mặc kệ từ khẩu cung của tội phạm hay lời làm chứng của mấy người Triệu Quốc Khánh thì mình cũng có công lao một cách rõ ràng.
Hứa Lập nghĩ đến cảnh Phó Đắc Bưu khi nhìn thấy lời làm chứng của mình, Phó Đắc Bưu đầu tiên là giật mình sau đó cười không ngậm được miệng là biết được chuyện này có ảnh hưởng ra sao.
Ở xã Nhị Đạo xảy ra vụ án lớn như vậy đừng nói Phó Đắc Bưu không gánh nổi, ngay cả bí thư huyện ủy, chủ tịch huyện Giang Ninh cũng không gánh nổi trách nhiệm vì dù sao có quá nhiều người thiệt mạng. Chẳng qua có lời làm chứng của Hứa Lập, Phó Đắc Bưu chẳng những thoát tội mà còn có công. Trong lời khai của Hứa Lập, Hứa Lập đã khen ngợi Phó Đắc Bưu hết lời, lãnh đạo xuất sắc, dự đoán trước, xâm nhập tiền tuyến, cuối cùng phá được án. Phó Đắc Bưu đọc xong mà còn thấy đỏ mặt là đủ biết bài viết của Hứa Lập xuất sắc đến mức nào.
Có bản lời khai này của Hứa Lập chính là bàn đạp cho khả năng lên chức của Phó Đắc Bưu.
Ngày đầu tiên sau khi xuống núi, mấy người Hứa Lập, Triệu Quốc Khánh đều ở lại qua đêm tại công an huyện. Đêm đó Hứa Lập chẳng những phải viết lời khai mà còn phải trả lời các câu hỏi của phó giám đốc Sở công an. Ai bảo Triệu Quốc Khánh, Tiết Đại Sơn và Điền Lượng khi được hỏi đều khen bản lĩnh của Hứa Lập. Mặc dù sự thật là như vậy nhưng Hứa Lập chỉ là một cán bộ nhà nước, nếu như người có công phá án lớn nhất không phải là nhân viên công an mà lại là một công chức, một sinh viên mới tốt nghiệp đại học thì hệ thống công an huyện Giang Ninh, thậm chí là toàn thị xã, toàn tỉnh cũng sẽ đối mặt như thế nào.
Cũng may Hứa Lập rất thức thời, trong lời khai của mình chủ yếu là nói về công lao của lãnh đạo huyện, lãnh đạo xã mà gần như không nói một câu nào về công lao của mình. Đây cũng là quyết định của Hứa Lập sau một đêm suy nghĩ. Mình có công lao lớn hơn nữa cũng có tác dụng gì. Chỉ là đạt được huy chương do Bộ Công an khen thì có lợi ích gì cho con đường làm quan của mình ở huyện Giang Ninh này chứ? Sợ rằng ngược lại sẽ thành tấm bia chỉ trích cho mọi người, chẳng những không thể được các đồng chí tán thành, càng bị lãnh đạo cấp trên chèn ép mà thôi.
Vì thế Hứa Lập chủ yếu là ca ngợi công lao của lãnh đạo, rất ít đề cập đến mình. Hứa Lập thầm nghĩ lãnh đạo cấp huyện xã nhờ mình nên mới được khen thì sẽ nhớ tới mình đôi chút, khi đó lợi ích mà mình đạt được sẽ lớn hơn so với huy chương do Bộ Công an khen ngợi. Các lãnh đạo nhất định sẽ không bạc đãi chính mình, sớm muộn gì cũng sẽ giúp mình.
Có bản lời khai của Hứa Lập, công việc của đồng chí phó giám đốc Hồng An dễ làm hơn nhiều. Y yêu cầu Triệu Quốc Khánh, Tiết Đại Sơn cùng Điền Lượng suốt đêm viết lời khai với nội dung chủ yếu là chuyển công lao của Hứa Lập sang cho ba người bọn họ. Như thế mặc dù đám tội phạm hoành hành ở địa bàn thị xã Tùng Giang hơn ba năm nhưng cuối cùng vẫn do các đồng chí cảnh sát nhân dân anh dũng đưa bọn chúng ra công lý, hệ thống công an giữ được thể diện đồng thời có thứ để bàn giao với Bộ Công an. Chẳng qua Hồng An đương nhiên cũng nhận một phần tình nghĩa của Hứa Lập. Y viết sơ qua về mấy người lãnh đạo ở xã Nhị Đạo nhằm báo cáo lên sở, tương lai khi có phần thưởng thì mọi người cùng có phần.