Trọng Sinh Vi Quan

Chương 402: Tài phú của vọng giang




Hứa Lập liếc nhìn Văn Hồng Vĩ và Hoàng Kiệt một cái rồi lấy văn kiện xin chỉ thị thành lập đội phòng cháy của cục Lâm nghiệp trên bàn.



Văn Hồng Vĩ run lên, chẳng lẽ mình xin một chỉ thị này lại gây họa cho mình sao?



- Cục trưởng Văn, tờ chỉ thị này là các người liên hợp với cục phòng cháy phải không? Nội dung chỉ thị ông cũng xem qua rồi chứ?



- Vâng, Tôi đã xem.



Văn Hồng Vĩ không dám trốn tránh trách nhiệm, đây là chỉ thị mình xin chính quyền thị xã, nói là không qua tay đơn vị thì ai có thể tin được.



- Thị trưởng Hứa, chỉ thị tôi xin có gì không ổn sao? Chúng tôi về sửa ngay?



Hứa Lập nhìn vẻ mặt khẩn trương của Văn Hồng Vĩ, trên trán hắn mồ hôi cũng rơi xuống, xem ra trong lòng hắn mình cũng có uy tín. Nhưng hôm nay Văn Hồng Vĩ có hiểu lầm rồi.



- Cục trưởng Văn, tôi tìm ông đến là không có liên quan đến chỉ thị nà. Về phần thành lập đội phòng cháy tại các xã, thị trấn tôi đã để phòng thư ký gọi điện tới văn phòng cục Lâm nghiệp các người để họ chia làm hai phần rồi báo cáo lên cho phó thị trưởng Ngũ và phó thị trưởng Vương. Đây là công việc họ chịu trách nhiệm nhưng lại muốn tôi quan tâm sao? Hơn nữa tôi cũng ra chỉ thị với phòng thư ký xuống các đơn vị sau này muốn báo cáo, xin chỉ thị…thì các phó thị trưởng trực tiếp giải quyết, cục Lâm nghiệp các ngươi cũng không ngoại lệ. Lần này tôi tìm ông là sau khi xem xong chỉ thị, tôi muốn hỏi ông vài việc.



Tâm lý Văn Hồng Vĩ lúc này cũng hơi căng thẳng, mới đầu rất khẩn trương nhưng sau khi nghe Hứa Lập giải thích mới yên lòng. Văn Hồng Vĩ cũng nhanh chóng nghĩ Hứa Lập muốn phân quyền sao. Xem ra mọi người nói bí thư Lưu Hồng Đào rút lui, Hứa Lập được đề bạt làm bí thư thị ủy là không sai, nếu không Hứa Lập cũng không lớn mật cấp quyền cho các phó thị trưởng như vậy. Lúc này hắn làm thế có lý do càng quan trọng hơn là giao hảo tốt với các phó thị trưởng, cứ như vậy nếu hắn làm bí thư thị ủy thì tại chính quyền thị xã bên này lời nói cũng không thuyên giảm. Đúng là kế hay, khó trách tuổi trẻ đã làm thị trưởng, đã loại bỏ được cả Trịnh Quân Ba và Đổng Dương Minh.



- Thị trưởng Hứa, ngài có vấn đề gì cứ hỏi?



Dù trong lòng Văn Hồng Vĩ đoán rất lâu nhưng đây đều là vấn đề của lãnh đạo thị xã, mình chỉ là cục trưởng cục Lâm nghiệp sao có thể đứng đúng hàng, làm việc an toàn mấy năm rồi đi xuống là xong, các chuyện khác mình không quan tâm được.



Hứa Lập lật từng trang văn kiện trong tay rồi nói:




- Trong văn kiện các người có nói toàn bộ thị xã chúng ta có tổng diện tích đất là 211 vạn héc ta, rừng rậm bao trùm khoảng 38% diện tích thị xã.



Hứa Lập nói xong ngẩng đầu nhìn mặt Văn Hồng Vĩ:



- Số liệu đó có chuẩn hay không? Có các loại cây gì? Tỉ lệ đại khái là bao nhiêu? Cây trưởng thành chiếm bao nhiêu?



- Cái này…



Văn Hồng Vĩ lấy ra báo cáo tổng kết nửa đầu năm, hồi lâu sau cũng tìm được nội dung liên quan, y định nói.



Hứa Lập lại xen lời hắn:




- Tôi muốn con số thực tế, không phải là con số trong văn bản này.



Văn Hồng Vĩ nhìn Hứa Lập rồi do dự trong chốc lát, rốt cuộc gập tài liệu lại nói:



- Hay là để tiểu Hoàng giới thiệu với ngài một chút, về phương diện này hắn nắm rất rõ. Tiểu Hoàng, cậu kể chi tiết với thị trưởng Hứa một chút.



Văn Hồng Vĩ thấy mình cho đến nay vẫn chưa nắm rõ được công việc, như vậy Hứa Lập sẽ đánh giá thấp mình. Nhưng dù sao cũng tốt hơn nếu mình nói ra số liệu giả, nếu cuối cùng Hứa Lập biết mình nói số liệu giả thì sẽ có hậu quả nghiêm trọng, sợ rằng sẽ có kết cục thảm hại hơn đối với mình.



Hoàng Kiệt nghe vậy gật đầu, không có tư liệu gì mà nói luôn:




- Con số trong văn kiện là đã làm tròn và có hơi quá một chút. Vì mấy năm nay giá lương thực không ngừng tăng, nhiều mảnh đất nhỏ trên núi được dân chúng khai hoang. Toàn bộ thị xã chúng ta có diện tích rừng bao phủ khoảng 8 vạn ha, thị xã chúng ta dù sao cũng đứng trong top 100 huyện thị xã có ngành lâm nghiệp mạnh nhất nước. Đặc biệt là 9 năm trở lại đây toàn bộ thị xã bắt đầu áp dụng hoạt động trồng một triệu mẫu rừng cho nên đất rừng của thị xã coi như bảo trì đầy đủ. Về phần loại cây rất đa dạng: Bạch dương, cây óc chó, thông đỏ, thông…. Trong đó bạch dương, thông đỏ là nhiều nhất, chiếm 15% diện tích rừng. Các loại khác cũng chiếm số % không nhỏ, ví dụ như cây hạch đào, cây tùng chiếm 8%, một bộ phận còn lại là các cây ăn quả. Số cây trưởng thành chiếm 70%, cây ăn quả về cơ bản đều là cây trưởng thành, đã bắt đầu có thể thu quả.



Hoàng Kiệt nói ngắn gọn nhưng cũng đã nói cơ bản tình trạng lâm nghiệp toàn thị xã. Hứa Lập vừa nghe vừa nhớ, đâu là tài phú của Vọng Giang. Có tài nguyên lâm nghiệp phong phú như vậy mhưng sao Vọng Giang lại gặp cảnh khó khăn về tài chính, như vậy không phải là đang giữ vựa lúa vàng mà đi xin ăn hay sao.



- Sở hữ đất rừng là như thế nào? Thuộc về quốc gia, tập thể, người dân là bao nhiêu?



Hứa Lập tiếp tục hỏi.



- Khoảng 46% là thuộc quyền sở hữu quốc gia, tập thể là 37%, người dân chỉ chiếm 17%.



Hoàng Kiệt không cần nghĩ ngợi liền trả lời.



Hứa Lập vừa ghi chép, vừa ngẩng đầu nhìn Hoàng Kiệt, dù nhìn hắn có chút khẩn trương nhưng nhắc tới số liệu chuyên môn thì khi mình hỏi là đối phương nói được ngay.



- Những cây trưởng thánh là bao nhiêu tuổi? Nếu muốn khai thác thì phải làm thế nào để diện tích rừng không bị sói mòn và có thể duy trì phát triển liên tục?



Đây là lý do vì sao Hứa Lập lại bảo Văn Hồng Vĩ mang theo một người hiểu rõ nghiệp vụ tới, nếu là Văn Hồng Vĩ trả lời thì chỉ vì lấy lòng Hứa Lập, y sợ rằng sẽ nói cho Hứa Lập có khai thác toàn bộ cũng không sao, nhiều lắm vài ba năm nữa là cây rừng sẽ phát triển trở lại.



Hoàng Kiệt đến cục Lâm nghiệp đã gần 10 năm, toàn bộ các cánh rừng ở Vọng Giang hắn đều đã đi qua. Ngay cả những khu rừng sâu cũng đi đến hơn 80% nên hắn chẳng những hiểu rõ tình hình mà đối với từng cánh rừng đều có tình cảm. Với vấn đề Hứa Lập hỏi Hoàng Kiệt nghĩ một lúc rồi mới nói:



- Cây bạch dương có thời gian trưởng thành là ngắn nhất, chỉ cần 10 năm là có thể khai thác, trong triệu mẫu rừng nhân tạo của thị xã chúng ta chủ yếu là trồng bạch dương. Chính vì nó có đặc điểm như vậy nên giờ đã có thể khai thác toàn bộ. Thông muốn khai thác phải mất 20 đến 30 năm, còn các loại cây khác ít nhất 50 năm để có thể khai thác. Cho nên phá rừng quy mô lớn thì tốt nhất là tiến hành khai thác dựa trên độ tuổi của các loại cây là hợp lý nhất.