Trọng Sinh Chờ Em Lớn Lên

Chương 20: 20: Dịch Sars Tới 1




Tựa như đôi khi có một câu nói, một cảnh tượng, sẽ làm anh nhớ tới sự kiện mà đã bị lãng quên trong một thời gian dài.

Mà cũng có một số việc, có lẽ bạn vĩnh viễn sẽ không nhớ tới, tuy rằng nó đã từng phát sinh và vẫn luôn ở đó.

Ví như bạn không nhớ được một bài văn trong lớp, người ngồi cùng bàn sẽ nhắc nhở, vì thế bạn liền nghĩ tới nó. Thật ra bạn vẫn luông không quên, chỉ là cất quá sâu và bên trong góc nào đó, phủ đầy tro bụi khi đã lâu không dùng tới. Cho nên mới có thể nói: Theo thời gian, hãy nỗ lực học và học. Cốt là để không quên.

Hứa Đình Sinh nói với chính mình: Kí ức kiếp trước là như vậy, lượng thông tin quá lớn lại xáo trộn lẫn lộn, luôn có vài thứ sẽ bị vùi lấp ở dưới đáy biển.. Việc này không quan trọng, quan trong là anh có thể nắm bắt những gì.

* * *

Đánh giá của người ngoài liên quan đến nhóm người Hứa Đình Sinh vẫn đang tiếp diễn, có thiện ý lẫn ác ý, nhưng ba nhân vật chính Hứa Đình Sinh và Hoàng Á Minh, Phó Thành – tiểu tổ học tập, đã tiến vào trạng thái điên cuồng "tức nước vỡ bờ", không hề để ý đến chuyện bên ngoài.

Thầy Chu thấy rất rõ, cảm thấy hết sức vui mừng, vì chuyện hủy bỏ xử phạt cho ba người họ, ông suốt ngày chạy đến văn phòng Hiệu trưởng.

Bạn bè thấy họ như vậy, cũng có cảm giác cấp bách theo: "Ngày thường mấy tên này đều cà lơ phất phơ, bây giờ cũng liều mạng cả rồi, chúng ta không thể cứ như vậy nữa."

Bầu không khí học tập trong cả lớp 12/10 đều bị kéo lên, đến nỗi Hứa Đình Sinh không có thời gian chú ý đến tình huống của lớp 12/7 hoặc các lớp khác như thế nào.

Thật ra việc học tập của Hứa Đình Sinh rất đơn giản, Lịch Sử thì xem lướt qua tài liệu giảng dạy cũ rồi so sánh tìm điểm khác nhau với chương trình học mới là xong, Địa Lý thì lượng kiến thức cần nhớ là ít nhất trong tổ hợp Xã Hội, cũng không cần quá nhiều thời gian. Trong số ba môn của tổ hợp Xã Hội, môn làm anh tốn nhiều thời gian nhất là Chính Trị, Hứa Đình Sinh phải cày ngày cày đêm đến nỗi trời cũng như tối mù theo, nhưng may mà anh có trí nhớ rất tốt.

Tiếng Anh, mỗi ngày làm đề thi thử để tìm cảm giác, chẳng mấy chốc đã có thể chuyển đổi khẩu ngữ cơ bản thành giao tiếp thành thạo.

Ngữ Văn, nội dung cần học thuộc lòng nằm trong phạm vi đề cương ôn thi, mỗi ngày dậy sớm học một ít là ổn, thuận tiện sắp xếp ý tưởng làm văn.



Toán Học, Hứa Đình Sinh vốn có ý định từ bỏ hoàn toàn, nhưng trước đó, vì quan tâm đến cảm xúc của Hoàng Á Minh và Phó Thành, anh đã nói sẽ nhờ hai người họ giúp anh học bổ túc Toán Học, giờ mà mặc kệ thì có lỗi lắm. Đương nhiên, anh cũng không có ý định học một cách hệ thống lại, vì cơ bản là không có khả năng. Sách lược của anh là chọn một nội dung trong đó để "gặm" hết, chẳng hạn như thầy nói trong đề tuyển sinh đại học có rất nhiều câu hỏi về Hình, vậy thì ôn Hình đi. Hứa Đình Sinh lấy sách vở ra, sửa sang lại những kiến thức cơ bản nhất của hình học phẳng và hình học không gian, sau đó bảo Hoàng Á Minh và Phó Thành mỗi người phụ trách một phần... Cùng nhau liều mạng.

Cứ thế, Hứa Đình Sinh dành hết thời gian và nghị lực vào Hoàng Á Minh và Phó Thành.

Bản thân hai người đã học Toán khá tốt, vì cần phụ đạo cho Hứa Đình Sinh nên không tránh khỏi nghiên cứu sâu hơn một chút. Khi một học sinh chải chuốc lại tri thức, tìm kiếm quy luật và kỹ xảo từ góc độ của giáo viên, thật ra chính bản thân họ cũng đang tiến bộ.

Tổng lại về ba môn tổ hợp Xã Hội, Hứa Đình Sinh xen kẽ những kiến thức quan trọng để thi tuyển sinh vào trong những kiến thức phụ khác, một đưa vào năm, rồi một đưa vào mười, sau đó rất là "bình đẳng" mà giảng giải lại cho hai người Hoàng, Phó, đồng thời ép buộc họ phải cố gắng ghi nhớ.

Hai người Hoàng, Phó gần như mất gốc tiếng Anh, Hứa Đình Sinh lôi họ cùng nhau cày mấy đề, nhưng phát hiện hình như hai người họ không nhét vào nổi, vì thế không miễn cưỡng nữa, chỉ quy định ngày nào hai người cũng phải nhận biết một ít từ đơn, là "nhận biết", có thể nhìn ra nghĩa tiếng Trung đại khái là được, không cần biết viết.

Ngoài ra trong lúc nói chuyện phiếm, Hứa Đình Sinh sẽ cố ý đề cập đến một vài đề tài, ví dụ như tâm sự về Beckham, Barty, "thuận tiện" nhắc đến Maradona rằng súyt cầm cúp vô địch thế giới vào năm 1982, nhưng đến năm 1986 mới thật sự giành được... Đây là nội dung đọc hiểu liên quan dến Maradona của một đề thi đại học.

Vì thế người ngoài lại có thêm một chủ đề để bàn tán về ba người Hứa Đình Sinh:

"Bọn họ thật sự rất liều mạng" và "Bọn họ tạm thời ôm được chân Phật rồi".

Hoàng Á Minh và Phó Thành bị lăn qua lăn lại sắp chết, cảm tưởng của họ chính là:

"Đình Sinh, sao có cảm giác cậu... giống giáo viên vậy hả?"

Hứa Đình Sinh yên lặng nói trong lòng: "Ông đây vốn là giáo viên, không chỉ là giáo viên, mà còn là một trong hai át chủ bài của thành phố Tiệm Nam đấy."

......