Trọng Sinh Chi Sủng Tra Nam Hóa Thê Nô

Chương 30: 30: Hóa Ra Là Bị Câm







Lâm Nghị nhìn Tiêu Dạ Nguyệt, "Đã sẵn sàng chưa."

Tiêu Dạ Nguyệt kiên định gật đầu.

Tống Cảnh Nghi vội nói: "Lâm lão sư! Lâm lão sư, tôi có thể vào ngồi cùng với Dạ Dạ một buổi hôm nay được không? Dạ Dạ đã rất lâu không đến trường, tôi có chút không yên tâm."

Lâm Nghị suy nghĩ một chút, nghĩ đến đây là học trò mà mình thu nhận, còn có chút thích, liền gật đầu.

Tống Cảnh Nghi hào hứng dắt tay Tiêu Dạ Nguyệt đi vào dưới con mắt trợn tròn của rất nhiều người.

Phải biết rằng Lâm lão sư vô cùng nghiêm khắc, vậy mà....

Lâm Nghị bước lên bục đứng cạnh cây đàn, ánh mắt quét qua từng người bên dưới.

"Tôi xin làm phiền lớp một chỗ ngồi cho học trò của tôi, không biết ý các bạn thế nào?"

Các bạn đưa mắt nhìn nhau, tuy là kinh ngạc nhưng dù sao cũng là những người yêu thích nghệ thuật, cùng chung sở thích với nhau, họ đều vui vẻ gật đầu đồng ý.

Phòng học lớn như vậy, có bốn mươi học viên, mỗi học viên có một cây đàn dương cầm tủ riêng, ngồi cách nhau những khoảng cách quy định mà phòng học vẫn vô cùng thoáng và rộng.

Chỉ là ngạc nhiên ở đây là, thầy Lâm là nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, về đây dạy học nhưng cũng chỉ dạy ở năm ba, luyện tập và chỉ lỗi sai cho học viên chứ không có ý truyền đạt kinh nghiệm cũng như chỉ chuyên sâu.

Vì vậy rất nhiều người muốn đến bái sư, nhưng thầy đều không chấp nhận.

Hôm nay lại giới thiệu học trò của thầy đến mọi người, cũng không biết tài năng như thế nào mà có thể khiến thầy nhận trò.

Lâm Nghị ra hiệu cho Tiêu Dạ Nguyệt ngồi vào cây đàn dương cầm cánh ở góc phòng học.

"Học trò của tôi sẽ học khác với các bạn.

Chúng ta đã cùng ngồi chung một lớp, học hỏi nhau là chuyện rất bình thường, nhưng...." Nói đến đây đôi mắt nghiêm nghị của Lâm Nghị liếc nhìn tất cả các học viên, "Nhưng nghiêm cấm sao chép.


Tuy ngồi chung một lớp học nhưng các bạn phải luôn nhớ kỹ, mỗi người sẽ có cách cảm nhận và thể hiện riêng, làm việc của mình và mặc kệ tiếng nhạc của những người xung quanh, đừng cố học cách thể hiện của người khác, đừng có trộm cắp công sức của người khác.

Đây là lần thứ hai tôi nhắc lại vấn đề này với các bạn."

Đây cũng có thể nói là một lời cảnh cáo của Lâm Nghị.

Ông biết rằng việc mình nhận học trò là làm phật ý rất nhiều người, những người không thể thành công làm học trò của ông sẽ có người ganh ghét với Tiêu Dạ Nguyệt.

Chơi dương cầm, nói dễ hiểu là nhận học trò, nhưng thực ra cũng chỉ là tìm một người để bàn thân truyền thừa lại những điều mình biết, những kinh nghiệm mình có cho họ.


Nếu họ tài năng, họ sẽ nố tiếp mình phát triền nền âm nhạc nước nhà, thậm chí họ có thể giỏi hơn rất nhiều, còn nếu như không có tài thì coi như bỏ mất một cơ hội truyền thừa tinh hoa.

Ông nghĩ, ông đã tìm được người có thể thay mình làm vẻ vang nước nhà rồi.

Cậu ấy có đôi mắt to tròn sinh động, lúc đàn tạo cho người nghe cảm giác cuốn theo giai điệu và bất giác muốn đi theo phím đàn của cậu ấy mà rất khó ai làm được.

Trong đôi mắt sinh động ấy, có sự vui tươi của tuổi trẻ, nhưng cũng có nét trầm tư đặc biệt của những người sắp đi xa, sự mâu thuẫn ấy khiến cậu ấy dễ dàng cảm nhận được vui, buồn, hạnh phúc, đau khổ, mất mát, tiếc nuối mà hòa vào giai điệu của bài hát, bản nhạc.

Ông có thể chắc chắn, sau này Tiêu Dạ Nguyệt sẽ không chỉ sáng giống như ông của hiện tại.

Buổi học hôm nay nhanh chóng bắt đầu.