Chương 119: Siêu đại lục Giffon.
Sau khi nghe xong câu chuyện bịa đặt của kiến mối thì cả Tyrant cùng Ark đều không vội tin vào những lời nói vừa rồi của cô ta, thay vào đó bọn họ tự động ghi nhớ lại nhằm để khi ra ngoài hiện thực sẽ tự kiểm chứng thông qua chính nguồn tin mà mình có.
Còn về Noble thì hai mắt cô ta đã sớm sáng hết cả lên rồi, một chủng tộc chưa từng được biết tới với vẻ đẹp mà đến cả những quý cô đẹp nhất cũng không thể sánh bằng, một vùng đất nằm đâu đó ngoài kia chứa đựng những tri thức chưa từng được biết tới.
Tất cả những điều trên khiến Noble như bùng nổ vậy, đương nhiên cô ta có rất nhiều chuyện muốn hỏi kiến mối vào lúc này nhưng đồng thời cũng không muốn để lại ấn tượng xấu với "hậu bối" này nên cô ta đã chủ động nói về những thứ mà kiến mối muốn nghe một cách rất chuyên nghiệp.
Và đúng như kiến mối nghĩ, thứ mà Noble kể về căn bản chính là những thứ mà cô ta biết về thế giới này, từ địa lý như tại lục địa vĩnh hằng Giffon này có rất nhiều đất nước các kiểu, việc này khiến kiến mối có chút liên tưởng về châu Âu vào thời kỳ Trung cổ.
Nhưng có vẻ như nét văn hóa của siêu lục địa Giffon này được chia thành hai phần rõ rệt là phương Đông và phương Tây, phương Đông thì mãi tới tận 150 năm về trước thì vẫn chẳng khác gì Nam Á thời phong kiến là mấy.
Y hệt như tại bên kia vậy, khu vực Nam Á ban đầu cũng rất phát triển vào thời kỳ phong kiến nhưng sau khi phương Tây trải qua cơ số các cách mạng công nghiệp cùng một số cách mạng dân tộc với khởi đầu là cách mạng Pháp, thứ đã khiến các triều đại phong kiến bị đẩy vào thế chân tường.
Đó cũng là lý do mà phương Đông và phương Tây lại có sự chênh lệch lớn đến như vậy khi WWI hay c·hiến t·ranh thế giới lần thứ nhất của con người nổ ra mặc kệ cho phương Đông hay cụ thể hơn là Trung Quốc, Nam Á trước đó đã bỏ xa phương Tây kha khá.
Các thế lực phương Đông lúc bấy giờ như đại quân các bộ lạc du mục của Thiết Mộc Chân hay thậm chí là người Hung của Attila, phương Đông vào giai đoạn đó căn bản là không thể đùa được nhưng cuối cùng vẫn bị phương Tây bỏ lại với ngay sau khi cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên nổ ra.
Ở siêu đại lục Giffon cũng tương tự như vậy, phương Đông vẫn luôn thắng thế trước phương Tây trong hơn cả ngàn năm mãi cho tới tận khi 400 năm về trước đại đế đầu tiên, Ulto xuất hiện và dựng lên đại quốc đầu tiên trong lịch sử, Hunguji.
Kết hợp thêm sự ủng hộ của các nhà thờ đến từ giáo hội hơi nước và máy móc thì phương Tây bắt đầu khởi sắc hơn bao giờ hết, đương nhiên lý do cho sự khởi sắc này là chế độ chinh phạt do Ulto đề ra.
Hunguji trong tay Ulto căn bản là một đế quốc chinh phạt hệt như các nước phương Tây ngày xưa, đến mức độ Anh vào thời đó còn được mệnh danh đất nước nơi Mặt Trời không bao giờ lặn hay Pháp tại chế độ quân chủ chuyên chế hay thậm chí là quân chủ tuyệt đối dưới thời Napoleon chẳng hạn.
Thậm chí đến mức độ kể cả sau khi với mồi lửa đầu tiên được thắp lên là thất bại của Pháp tại chiến trường Đông Dương hay sau này là Mỹ tại c·hiến t·ranh Việt Nam thì Pháp vẫn sở hữu rất nhiều thuộc địa, chẳng qua là chuyển sang hình thức phụ thuộc kiểu mới mà thôi.
Đương nhiên đó là chuyện của những ngày trước khi tận thế ập tới vì sau đó thì Pháp cũng đã bị Drakan hỏi thăm và biến thành bình địa chỉ trong vài ngày ngắn ngủi rồi, về căn bản thì Pháp chẳng còn gì theo nghĩa đen ngay cả di sản.
Huyết mạch vẫn còn nhưng địa vị của người Pháp trong cộng đồng các thành bang đã sớm không còn được như trước kia nữa, nhất là khi nguyên nhân cho sự xuất hiện của Drakan và địa điểm xuất hiện của nó cũng được cho là do sự tác động của nước Pháp mà ra.
Sự xuất hiện của Drakan đã đẩy con người vào thế phải chịu nhẫn nhục quá lâu, thậm chí đáng lý ra bọn họ đã có cơ hội quét sạch đám quái vật và tránh đi những thiệt hại không đáng có do Drakan gây ra.
Trở lại với siêu lục địa Giffon như quả đúng như kiến mối đoán, đế quốc chinh phạt Hunguji đã thông qua việc nô dịch các nước lân cận và biến tất cả thành sân sau hay nói đúng hơn là những đồn điền với quy mô của cả một quốc gia để bơm thêm tài nguyên cho chúng.
Nhân tài từ khắp nơi cũng bị gom góp về lại đại quốc Hunguji để tiếp tục thúc đẩy sự phát triển về toàn diện của Hunguji, ngay cả sau khi đại đế Ulto đã được xác nhận là đ·ã c·hết thì giáo hội máy móc và hơi nước vẫn tiếp tục kiểm soát các hậu duệ dòng dõi của ông ta để tiếp tục đặt nặng sức ảnh hưởng của mình.
Đến mức độ sáu giáo hội còn lại tôn thờ thất đại thần cũng không ngồi yên được nữa và bắt đầu giật dây cho hàng loạt những cuộc nổi dậy vào 300 năm trước, đương nhiên không có chuyện bọn họ cứ can thiệp vào là sẽ có một kết quả ngon ăn đến như vậy.
Đại quốc Hunguji vào lúc đó như mặt trời ở ban trưa, tuy mất đi đại đế Ulto nhưng vẫn còn hàng loạt các đầu não được giáo hội hơi nước và máy móc cài cắm vào trong bộ máy chính trị nên chuyện chỉ dựa vào mấy nước bị nô dịch trong cả trăm năm qua để khởi nghĩa căn bản là không thể.
Đó còn là chưa kể đến chuyện giáo hội hơi nước và máy móc sau khi cải cách từ giáo hội công tượng cũ cũng đã trở thành quốc giáo độc nhất của đại quốc Hunguji rồi, sự sống còn của cả hai liên kết rất mật thiết với nhau.
Thật ra cũng không đến mức độ đó vì chỉ cần thần công tượng vẫn còn sống thì giáo hội hơi nước và máy móc sẽ chẳng sập nổi nhưng đại quốc Hunguji căn bản là đã trở thành căn cơ của giáo hội, thứ khiến bọn họ đặt chân tới một độ cao hoàn toàn mới so với 6 giáo hội chính thống còn lại.
Lý do dẫn tới sự thắng lợi sau cùng trong trận chiến kéo dài tận hơn 150 năm này là vì sự tác động của phương Đông, căn bản thì phương Đông cũng bắt đầu nhận thức được sự đe dọa phương Tây với đại biểu là đại quốc Hunguji vào lúc đó.
Đã có rất nhiều cuộc đàm phán được nổi ra nhưng đến cuối cùng thì đã có một số giao kèo nhất định được tuyên bố ra bên ngoài, phần lớn được công bố hay nói đúng hơn là công bố với những tầng lớp như của Noble có thể tiếp cận được.
Tức dân thường sẽ không biết gì về những giao kèo này nhưng các quý tộc nổi bật, có sức ảnh hưởng lớn lại đủ tư cách để biết về chúng và đương nhiên vẫn có một vài giao kèo mà chỉ có các gia đình hoàng gia mới có tư cách để biết được.
Đương nhiên điều đó cũng có nghĩa là phương Đông thu được rất nhiều lợi ích trong cuộc chiến này, thậm chí có khi còn có thể áp đặt lên cả phương Tây và tiếp tục kéo dài tầm ảnh hưởng của mình khi đại quốc Hunguji đã quá kiệt quệ vì c·hiến t·ranh.
Và mọi thứ cứ như vậy trôi đi một cách quá có lợi với phương Đông khi ngay sau đó tiếp tục có thêm 3 đại quốc khác mọc lên tại phương Đông hệt như nấm sau cơn mưa, nhưng cực thịnh thì tất suy, cái gì tới cũng phải tới.
Đỉnh cao của chế độ phong kiến đã tới và thật không may khi ở cả 3 đại quốc đều diễn ra vấn đề vào 80 năm trước, tệ hơn nữa là hai trong số đó còn gặp phải hai cuộc cách mạng tiêu biểu nhất của lịch sử con người.
Một là cách mạng Pháp hay cách mạng tư sản, hai là cách mạng tháng 10 Nga hay cách mạng vô sản, tệ hơn nữa là xu thế của cả hai đều là không thể ngăn cản và diễn ra gần như đồng bộ khi chỉ cách nhau có chưa đầy một tháng trời.
Cả hai đều đã có thể thành công khi lực ảnh hưởng của các chủ nhà máy trong thời đại cách mạng công nghiệp là quá kinh khủng với toàn cấu trúc một đất nước còn những học thuyết vô sản lại đánh vào đúng điểm mấu chốt nhất của tầng lớp bị bóc lột.
Chỉ là vấn đề ở đây là nằm tại đại quốc thứ ba, bọn họ không diễn ra cách mạng mà là n·ội c·hiến giữa nhiều bên, một bên thì bị ảnh hưởng bởi các học thuyết vô sản, thứ khá giống cái mà Hồ Chí Minh đã đề ra tại c·hiến t·ranh Đông Dương.
Một bên thì bị ảnh hưởng bởi chính chế độ hà khắc khiến các chủ nhà máy không chịu được nổi nữa, một bên thì là đám tàn dư của cựu quốc nổi dậy, một bên thì các nước thuộc địa bắt đầu tiếp thu những tri thức từ phương Tây và đứng lên đấu tranh, v.v.
Căn bản là tại đại quốc thứ ba này mọi chuyện quá nát và có quá nhiều bên tham gia vào cuộc n·ội c·hiến khổng lồ này, cái gì tới cũng phải tới, một thế lực chẳng khác gì khăn vàng trong thời đại tam quốc của Trung Quốc đã xuất hiện.
Khăn vàng thực sự là một trong những điểm mấu chốt lớn nhất cho sự khởi đầu của tam quốc, chắc là chỉ sau tác động của Đổng Trác cùng các bên khác, đương nhiên đầu nguồn của tất cả cũng là vì sự thối nát của triều đại là chính.
Đó là bản chất của chế độ phong kiến rồi, nhưng thời gian sai lệch rất nhiều, không lý nào chỉ sau đâu đó gần một thế kỷ phát triển mà một đại quốc lại có thể bước tới nước đường này được? Thật ra có rất nhiều nguyên nhân.
Nhưng nguyên nhân hệ trọng nhất vẫn là kẻ cầm quyền ngu dốt, hai đại quốc còn lại đều có vấn đề của riêng mình, một cái là với các chủ nhà xưởng, một cái là với lao động tầng lớp thấp nhưng tại đại quốc này thì tất cả và thậm chí là hơn thế nữa đều hiện hữu rõ mồn một trước mắt.
Hai nguyên nhân kia đều có thể hiểu được vì đây là điều chắc chắn sẽ xảy ra trong các lần cách mạng công nghiệp, đó là quy mô mở rộng và nhiều thành phần xung đột với nhau để tiếp tục phát triển nhằm có thể bắt kịp với thời đại đang chạy nước rút cực kỳ nhanh này.
Chỉ là cả hai đại quốc kia đều ít nhiều mất đi quyền khống chế cục diện, nếu như không phải tại đại quốc thứ ba sinh ra một thế lực hệt như khăn vàng và tiếp tục lan rộng ra khắp phương Đông thì tại hai đại quốc kia cách mạng đã thành công từ trước đó rồi.
Giờ thì nhờ cái thế lực này mà thế đỉnh ba chân được thiết lập tại hai đại quốc này, đương nhiên có thể kiềm chế được cũng là vì phía cầm quyền thực sự có não để cân bằng được cục diện nhưng đến cuối cùng đây cũng chỉ là nước đi tạm thời đầy rủi ro.
Việc tin tưởng vào một loạn quân như vậy tiềm tàng quá nhiều rủi ro và đó mới chỉ là hai đại quốc kia mà thôi, tại đại quốc thứ ba thì mọi thứ quá loạn lạc, thật cũng chẳng có gì lạ khi chỉ sau 7 năm thì hoàng thất đã bị các bên mỗi người gặm một cái rồi dùng làm bù nhìn để củng cố cho quyền lực của mình.
Sự sụp đổ của một đại quốc quả đúng là trước nay chưa từng có bởi lẽ Hunguji năm xưa một mình chấp cả đại quân phương Đông, chấp luôn cả nội loạn từ các nước thuộc địa dưới sự củng cố của 6 giáo hội còn lại của thất đại thần lẫn các phe quý tộc muốn nhân cơ hội này bắt đầu táy máy.
Ấy vậy mà Hunguji vẫn tiếp tục tồn tại tới ngày nay và cái danh đại quốc vẫn còn ở đó, tuy tổn thất nhiều cũng như để thất lạc mất những thứ như quyển Temptation of Beyond hay huyết mạch hoàng thất do đại đế Ulto để lại biến mất nhưng bọn họ vẫn trụ vững lại sau tất cả.
Việc này cũng cho thấy phương Tây có quá nhiều căn cơ lẫn tầm nhìn để chuẩn bị cho các cuộc cách mạng mang tính chất thời đại, phương Tây trước có đại đế Ulto, sau có giáo hội hơi nước và máy móc.
Hiện tại bởi vì các nước thuộc địa năm xưa được giải phóng đều ít nhiều bị ảnh hưởng bởi đại quốc Hunguji với tiêu biểu là một đại quốc còn cực kỳ non trẻ như August cũng đã đủ căn cơ và tư liệu để hướng tới các cuộc cách mạng có tính chất quan trọng.
Phương Đông cuối cùng vẫn quá gấp và hình thái đại quốc này chưa tới trăm năm đã hoàn toàn biến mất khỏi phương Đông, thậm chí để lại sau đó là các n·ội c·hiến triền miên giữa các thế lực phe phái một cách không có hồi kết.
Tuy không hiểu vì sao nhưng có vẻ như thất đại thần của phương Tây lại không ảnh hưởng quá nhiều tại phương Đông, có thể một phần cũng là vì thần thực sự tồn tại nên thần phương Đông cùng thần phương Tây đã đạt được một hiệp định chung không bước vào chuyện của nhau chăng?
Còn về phía phương Tây thì trong khi phương Đông đang loạn lạc thì mọi chuyện cũng dần ổn định và đi vào quỹ đạo hơn, nhất là khi đại quốc August xuất hiện nhằm cân bằng lại lực ảnh hưởng của đại quốc Hunguji.
Hiểu đơn giản thì đại quốc Hunguji chính là lạc đà gầy hơn ngựa béo, dù sao Hunguji vẫn lại đại quốc nên không có chuyện các nước từng là thuộc địa của nó có thể làm gì nên trò cả, nhất là khi lực ảnh hưởng của phương Đông đã hoàn toàn biến mất khiến rất nhiều quyền hạn chế bị áp đặt lên Hunguji đã biến mất hoàn toàn.
Sự ra đời của đại quốc August căn bản là đúng lúc và hoàn toàn cần thiết, giờ tuy thái độ của hai đại quốc vẫn còn đang hòa hoãn nhưng đó là vì Hunguji cần một khoảng lặng sau khi bị giải trừ những hạn chế để lấy hơi lại.
Còn August tuy là đại quốc nhưng căn cơ chưa đủ vững nên cũng cần thời gian để tiếp tục đuổi theo nhằm thiết lập thế cân bằng với Hunguji tại phương Tây, hơn cả August tuy là đại quốc nhưng những chính sách của nó với các thuộc địa có vẻ hòa hoãn hơn khá nhiều.
Căn bản là gần giống với khái niệm đặc khu tự trị rồi nên quyền tự quyết của các thuộc địa dưới trướng August cũng cao hơn nhiều và hoàn toàn không bị phụ thuộc vào August một cách quá quyết liệt.
Thậm chí những chính sách của August cũng liên tục được sửa đổi nhằm điều hòa tất cả, điểm này cũng cho thấy hoàng thất của August lẫn các quan đại thần cũng không phải trò đùa đâu, gia đình của Noble cũng là một trong số đó khi mẹ của cô ta thậm chí còn trở thành một trong những First Lady đầu tiên.
Tức gia tộc hay cụ thể hơn là cha của Noble chắc hẳn là đã nằm hoàn toàn bên trận doanh của phía hoàng thất rồi, thậm chí có khi còn là cánh tay phải đắc lực như chức vụ tể tướng hay quan chấp chính các kiểu.
Kiến mối thực sự rất ấn tượng với những gì August đã làm, về quan hệ với các thuộc địa thì chắc bọn họ chỉ còn thiếu một nước nữa là đã đạt tới được trạng thái lợi ích cân bằng lý tưởng rồi, chỉ là bởi vì chênh lệch quá lớn nên mới không hoàn toàn trở thành liên minh được.
Nhưng điểm ấn tượng nhất chắc hẳn là về việc đại quốc August đã sản xuất ra hai mẫu t·àu c·hiến bằng kim loại đầu tiên trên toàn siêu lục địa Giffon, tức thủy chiến của bọn họ hiện tại đã bỏ sang so với phần còn lại hàng chục con phố rồi.
Hèn gì giáo hội bão tát và cuồng phong lại có lực ảnh hưởng lớn đến như vậy tại August, tất cả là bởi vì hải quân tham gia thủy chiến quá mạnh, chỉ là muốn cân bằng với Hunguji, một đất nước được coi là đầu nguồn của những ý tưởng thì vẫn còn kém lắm.
Đương nhiên Noble không nói câu này, thậm chí cô ta còn chẳng nhận thức được chuyện này, bởi vì giọng điệu của cô ta tràn đầy sự tự hào, tức cô ta vẫn chưa thực sự chạm tới mặt kia như Tyrant nên kiến mối nhìn sơ qua cả hai là đã đủ hiểu rồi.
Theo như những lời chêm vào khi giới thiệu về lực lượng hải quân hoàng gia, niềm tự hào của đại quốc August thì Noble cũng đã đá qua chuyện Tyrant có chức vụ kha khá rồi, nhìn phản ứng của hắn là quá đủ.
Tuy không biết rõ Tyrant hoạt động trên biển như thế nào nhưng chắc hẳn là đại quốc Hunguji cũng chẳng ngu ngốc đến mức độ xảy ra xung đột trên biển với một nước đã sản xuất được cả thuyền thép chiến như August.
Nhưng kiến mối lại hiểu khá rõ về những rắc rối bất cập trên biển, đó chính là các hải tuyến hay thậm chí là lộ trình trên biển, thời đại nào cũng như vậy, hết t·hiên t·ai rồi đến hải tặc, nhất là hải tặc.
Nếu August vẫn chưa dọn xong được đám hải tặc này để thiết lập các trạm trung chuyển, bộ chỉ huy ngoài đó để tăng thêm quyền kiểm soát trên biển, nơi mà bọn họ chiếm được nhiều ưu thế nhất thì lợi thế sản xuất được thuyền thép cơ hồ là biến mất hoàn toàn trong cuộc xung đột giữa hai đại quốc rồi.
Nhìn qua phản ứng của Tyrant thì chắc là hải quân hoàng gia đang gặp vấn đề với đám c·ướp biển thật, nếu xét về phương diện August là một đại quốc còn non trẻ và ít kinh nghiệm chiến đấu do các nước thuộc địa chủ yếu đều tới được do đàm phán các kiểu thì chưa chắc khoảng kinh nghiệm c·hiến t·ranh bọn họ đã thực sự tốt.
Nhất là tại thủy chiến, tuy đây là điểm mạnh của August nhưng đám hải tặc lại khôn lỏi hơn nhiều, thậm chí cũng chẳng ngạc nhiên lắm nếu như August bị chịu nhiều tổn thất do thiếu đi sự linh động cần thiết.
Nhưng kiến mối tin rằng nếu cử ra một hạm đội với số lượng áp đảo được hộ tống bởi hai con thuyền thép kia thì kết quả căn bản là quá hiển nhiên, thậm chí nếu như August mà đạt tới ngưỡng của đế quốc Nhật Bản về vấn đề thuyền chiến thì khả năng cao là đại quốc Hunguji cũng chẳng đỡ nổi và sẽ nhanh chóng mất đi các bến cảng trọng yếu trong dưới một tuần.
Chỉ là thái độ của Tyrant cũng cho thấy mọi chuyện không được lý tưởng đến như vậy, khả năng cao là đội thuyền thép kia vẫn chưa hoàn tất quá trình huấn luyện để đẩy ra thực chiến được, ít nhất là trong năm nay.
Dù sao nếu bây giờ mà để tổn thất mất hai chiếc này thì thứ nhất là August sẽ phải chịu tổn thất nặng nề, thứ hai là bọn họ sẽ trở thành trò cười của toàn Giffon, thứ ba là tự làm khó chính mình trong những cuộc chiến đang tức với hải tặc và sẽ tức với đại quốc Hunguji.
Thậm chí khi nói về vấn đề tôn giáo cũng như các ngoại giáo khác rồi cả vụ xung đột tôn giáo thì tim của Ark cũng tăng nhịp đôi chút, có vẻ như hắn đang có chút buồn phiền với chuyện này nên khả năng cao là hắn là một con dân của August hoặc ít nhất là thân phận hiện tại là như vậy.
Và quan trọng hơn cả là bản thân Ark đang trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến những cuộc xung đột này, chưa chắc đã là thủ đô vì theo như Noble nói thì ở các vùng ngoại ô mới là vấn đề đáng nói nên phạm vi của hắn cũng từ đó dần bị thu hẹp lại.
Bản thân kiến mối cũng không ngờ chỉ với một câu chuyện đơn giản như thế này mà cô ta lại có thể thu thập được nhiều thông tin đến như vậy, thậm chí là đến cả thân phận của cả ba thành viên còn lại của hội Thánh Tự này cô ta cũng đã mường tượng được đại khái rồi.