Trở Về Thời Bắc Thuộc

Chương 41




Tình hình tại các nơi luôn được báo về, chưa có khu vực nào bị công phá cả nên Hãn suy đoán chúng đã ngừng tay ổn định lực lượng. Điều hắn tiếc là không thể biết tình hình ở con đường đến sông Nhị Hà. Tên tù binh lần trước đã sớm được chữa trị, nhưng là một tên rất cứng đầu, khi được chữa khỏi, đem đi thẩm vấn thì không nói một câu. Đúng là không thấy quan tài không đổ lệ mà. Không muốn bị thẩm vấn mà muốn bị tra khảo, Hãn đành “thẩm vẫn tăng cường” vậy, nếu ai có hứng thú về FBI và CIA thì cụm từ này rất quen, nói trắng là dùng cực hình thẩm vấn, cách thức thời hiện đại còn đơn giản và hiệu quả hơn rất nhiều.

-Cậu đến rồi à?

-Cháu đến rồi, còn tên phỉ kia đâu?

-Ở bên trong, Báo đang thẩm vấn.

Đứng từ bên ngoài hắn còn nghe có tiếng “Bốp” mạnh, xem bộ “thẩm vấn” cũng nặng tay quá chứ. Hãn bước vào thì thấy người lính này đang “mát xa” mặt cho tù nhân.

-Mẹ mày, có nói không hả?

Vừa chửi người lính này lại nắm tay đấm mạnh thẳng mặt tên tù binh. Tên phỉ bị trói vào cột nhà, máu chảy đầm đìa trên khuôn mặt, thấy Hãn vào người lính mới dừng tay. Đánh hắn nãy giờ tay cũng bị đau không ít. Mồ hôi lấm tấm trên mặt người thẩm vấn cũng biết cuộc thẩm vấn này kéo dài được bao lâu rồi

-Hắn vấn chưa chịu nói gì sao?

-Vẫn chưa.

-Kể cũng cứng đầu đấy. Nhưng ta xem người còn cứng được bao lâu.

Ngay lập tức Hãn yêu cầu mấy người lính gần đó trói chặt hắn trên một tấm phản, không cho nhúc nhích, sau đó đặt một tấm khăn ướt lên mặt rồi đổ nước liên tục. Tên tù nhân bất chợt giãy mạnh chân tay nhưng không thể làm gì được chỉ biết kêu lên những âm thanh yếu ớt vì nước đổ liên tục khiến hắn không thể la lên được. Nhìn cũng biết cảm giác này không dễ chịu gì.

Đây là phương pháp trấn nước của thời hiện đại, không làm chết ngạt nạn nhân nhưng gây cảm giác đau đớn, tổn thương đến phổi và não do thiếu oxy, đặc biệt ảnh hưởng đến thần kinh của nạn nhân. Các báo cáo của Mỹ cho thấy phương pháp này khiến cho nạn nhân bị trấn thương tâm lý nghiêm trọng, luôn trong trạng thái hoảng sợ, và phải điều trị trong nhiều năm liền.

Kể từ lần giết người đầu tiên, chưa kịp hoàn lại hồn thì Công Xương đã cho Hãn tham gia hơn 3 – 4 trận phục kích khác, giết cũng hơn 6 người rồi. Nhưng từ lần đó, hắn dường như chai sạn mất rồi, tự tay giết người không còn khiến hắn bị nôn mửa, sợ hãi. Trên mặt hắn bị máu bắn đỏ cả một mảng cũng không thèm quan tâm nữa. Hắn đã nhẫn tâm hơn. Trên chiến trường, sát khí của kẻ thù giống như lần hắn đối đầu với tên cốt đột của Bạch Lang, hắn lúc đó dù tâm hồn đã là hơn 20 tuổi nhưng vẫn bị hoảng sợ cùng cực, hắn sợ bị giết, nhưng khi giết người rồi hắn mới hiểu, thời đại này trên chiến trường không giết người sẽ bị người giết, không có pháp luật. Ở đất Việt lại càng không có, sinh mạng con người rẻ rúng lắm

Tên tù nhân mới này Hãn đích thân tra khảo, không khai thì tra tấn bắt khai thì thôi. Mấy thứ tuẫn tiết trung thành Hãn hắn vốn tin là dành cho mấy trung thần nghĩa sĩ chứ làm gì có ở cái tên thổ phỉ này. Vốn chúng theo Tưởng Kì vì có cái ăn, vì sự sung sướng không phải lao động. Quả nhiên phương pháp tra tấn có hiệu quả, sau 3 ngày chịu liên tục cũng chịu nói. Việc hắn có mặt trên tuyến đường đó là để chuẩn bị chuyển nô lệ bắt được cho thương nhân chuyển đi và chiêu nạp những người mới, Tưởng Kì muốn bọn chúng thông đường để phòng có cản trở. Còn nói sẽ có một tay thương nhân Hán đến làm ăn nhưng không biết khi nào.

Từ chốt của Công Xương đến đó phải đi đường vòng mất đến 2 ngày băng rừng với rắn rết đang độ sinh sản, đi khác nào tự sát, tuy có thuốc đuổi rắn nhưng trời mưa nhiều, thất thường nên mùi tỏi không còn tác dụng nữa. Những người bị bắt có thể không cứu được. Sau lần phục kích đó chắc chắn Tưởng Kì có chuẩn bị kĩ hơn, đón đánh hắn chắc chắn không đơn giản.

Từ lúc tên phi kia khai ra đến lúc này đã được 2 tháng. Trong 2 tháng đó trời mưa rả ríc, dày đặc khiến nước sông tăng mạnh, từ thượng nguồn, nước chảy về càng nhiều, cộng với độ dốc thì sức tàn phá của lũ không thể xem thường. Đáng tiếc người cổ đại chỉ biết rằng chia sông thành nhiều nhánh sẽ làm giảm lưu lượng nước mà không biết rằng nếu nắn dòng uốn éo một chút thì tốc độ chảy sẽ giảm hay tính lưu lượng ở thượng nguồn thì sẽ dự đoán được lũ, họ chỉ biết nhìn con nước mà đoán thôi. Nói thật Hãn cũng không biết mấy cái đó vì có hiểu gì đâu, nói chê người cũng phải xem lại mình trước.

-Mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát chứ? – Công Xương hỏi người lính bên cạnh

-Vẫn ổn thưa tộc trưởng, có điều lương thực sẽ phải dè xẻn rất nhiều.

-Ta biết rồi.

Người lính rời đi, Công Xương hướng ánh mắt mắt đến những tộc nhân đang theo hàng đi đến những nơi ở được chỉ định dưới trời mưa

-Tưởng Kì đã không hành động một thời gian rồi. Chúng ta thì lại đang mạnh hơn. Không biết nên mừng hay lo đây? – Hãn tiến lại bên cạnh Công Xương.

-Dù sao cũng nên chú ý một chút. Cho đến lúc thời cơ đến tốt nhất không nên động binh.

-Chú không sợ hắn sẽ phản kích sao?

-Vậy chứ theo cháu phải làm sao? Tiến vào bên trong sẽ bị chúng giết đến không còn một người, chi bằng tử thủ vòng ngoài, không cho chúng có cơ hội thoát.

-Chúng vẫn có cơ hội thoát nhưng tên Tưởng Kì sẽ liều một trận. Nơi này là một căn cứ không dễ tìm được, hắn đã có đường lui, nhưng trước khi lui cũng phải thử xem vận may giữ được nơi này của hắn còn hay không.

Lối thoát duy nhất Hãn biết chính là con đường tiến ra sông Hồng. Hắn một khi đã chạy thì tìm đằng trời. Muốn dồn chết hắn bằng mọi giá phải chặn còn đường thoát thân của hắn, nhưng cách này lại không khả thi vì đường xa, hơn nữa chắc chắn có đề phòng.

Thời gian này nước lũ dâng cao, mưa nhiều nên ắt hẳn trong đầm cũng không dễ chịu gì. Tưởng Kì lúc này không muốn sinh sự mà ổn định lại doanh của hắn trước rồi mới tính kế phá hoại. Bên trong quả đúng là không tốt lành gì nhưng an ủi là hắn đã kịp trao đổi xong với thương nhân. 300 nô lệ trẻ lấy số lương thực đủ nuôi toàn quân trong nửa năm, ngoài ra còn dư thêm vài hòm bạc. Số vật cướp lần trước của Hãn giá cũng không tệ, trâu bò, lợn gà giữ lại để dùng việc nặng và thực phẩm, sừng trâu một nửa đem bán, một nửa giữ lại dùng làm cung phức hợp. Hắn từng là Bách Trưởng quân Hán nên chắc chắn không lạ gì.

------------------

Mùa lũ cũng dần qua đi, nước sông Hồng rút xuống, những tộc nhân của Công Xương đang dần trở về quê cũ. Họ trở về vui mừng như đến mùa hội. Lũ đến khiến họ mất nhà cửa đất đai nhưng bù lại khi họ trở về, đất ruộng lại trở lên màu mỡ, lúa trồng xuống mọc nhanh tươi tốt, báo hiệu một mùa bội thu sắp tới. Quả thực Giao Chỉ có sản lượng lúa cao cũng chính nhờ mùa lũ này. Việc đắp đê phòng lũ cũng chính là một sự đánh đổi. Người xưa đắp đê không tính đến việc lâu dài vì họ cần lũ sông Hồng để làm màu đất. Nói thật phù sa sông Hồng tốt gấp 10 lần phân ủ của Hãn.

Lũ đến vừa là phúc cũng vừa là họa. Mỗi lần lũ đến thì người chết cũng nhiều. Thời hiện đại còn chết đến mấy trăm, mấy ngàn thì cổ đại chắc chắn chỉ có hơn chứ không kém, bét cũng thêm một số 0. “Dân chết vô số” chính là cụm từ dùng trong sử kí ghi lại. Chưa tính còn hiện tượng lũ về bất chợt, gây thiệt hại mùa màng nữa.

Trong thời gian vừa qua, việc gây dựng lực lượng luôn diễn ra rất trơn tru không có cản trở, quân lương và quân hưởng của binh sĩ vẫn được duy trì. Mọi việc đều thuận lợi đến mức khiến Hãn phải lo lắng, điều khiến Hãn lo nghĩ là các hành động của Tưởng Kì vẫn không có gì, đã được một thời gian rồi, các tộc trưởng cũng báo về, họ không đón được thêm bất kì đợt tấn công nào, cứ như chưa chúng chưa từng có mặt ở đó vậy. Lũ thổ phỉ này đã án binh bất động đến mấy tháng rồi, chẳng lẽ có ôn dịch, hay lũ tràn vào rồi. Không thể nào, lũ tràn vào đó thì binh lính hoàn toàn thấy được do Công Xương luôn cho người do thám bên trong, tuy không thể vượt đầm tiến vào nhưng nếu có lũ họ nhất định biết, ôn dịch cũng có khả năng nhưng Tưởng Kì ở bên trong chắc chắn đã có sắp xếp từ khi mới vào rồi bằng không thì đám thổ phỉ này sớm đã tự sinh tự diệt.

Công Xương dần có cảm giác không lành với động thái này này, nếu chúng tiếp tục tiến đánh thì cũng có phần yên tâm, đằng này lại không có gì khiến sự lo lắng ngày càng lớn, cả Hãn và Công Xương đều rõ, không nắm bắt được cử động của kẻ địch nguy hiểm cỡ nào.

Lũ rút đi, cô Trinh thay chồng hỗ trợ nạn dân trở về quê, họ phải xây lại các bản làng và tiến hành trồng cấy lại. Đất đai lúc này vẫn còn nhão do lượng nước tồn đọng còn nhiều nhưng ai cũng hiểu đất đã có rất nhiều phù sa. Thương hội cũng chịu ảnh hưởng bởi dòng lũ song do nằm ở vị trí trên cao lại được đê cao che chắn nên không đáng kể, chỉ là không thể đậu thuyền và cần rửa bùn tại khu buôn bán, sau một thời gian có thể hoạt động lại.

----------------------------

Mùa đông, năm 100, Thiên Hán thứ nhất,

Mùa hè thu ẩm ướt qua đi, trời Nam đã bắt đầu chuyển rét, cái thứ thời tiết lạnh, khô hanh này khiến người ta cảm thấy như bị cắt da cắt thịt. Trời lạnh nhưng không hề ẩm ướt, mặt đất khô cong, không còn thấy dấu hiệu của một mùa mưa dai dẳng. Tại một khu đất trống, nơi đó có gần hơn 900 người xếp hàng di chuyển chỉnh tề. Họ được mặc một tấm áo dày bằng vải tiêu cát được độn thêm sợi lanh, bên trong chứa đầy lông gia cầm cắt nhỏ và khâu thành những miếng vuông để kháng lạnh, bên ngoài còn có một lớp giáp mây, cùng khiên và rìu chiến đồng. Ngoài ra, còn có các cung thủ còn được trang bị cung phức hợp đầy đủ, nhân số tăng thêm 100 người, tổng cộng 400, và còn được một lưỡi rìu để cận chiến. Công sức tích cóp, trao đổi vật liệu cả năm của Hãn chính là đây. Những người lính được trang bị đầy đủ thế này hắn phải bán rẻ đồ để xoay cho kịp lúc.

Đoàn quân này có một con voi đi giữa, được bảo vệ bởi các hàng lính tiến về đầm Dạ Trạch. Vài ngày trước các Công Xương đã gửi tin báo đến các tộc. Lần này họ sẽ kéo quân của 6 bộ lạc đánh vào trong. Nghe thì oai nhưng thử thách lúc này mới bắt đầu thôi. Rắn rết không còn là vấn đề nhưng cá xấu dưới đầm chính là thứ đáng ngại.

Cá sấu hiện đại so với thời cổ đại còn bé hơn rất nhiều, tính ra cũng to gần gấp đôi rồi, và đặc biệt độ hung hãn thì đời con cháu như cá sấu hiện đại không bằng một góc. Chúng ngang nhiên tấn công người trên bờ, dù đã cách bờ cả mét chúng cũng bò lao đến. Những tốp do thám phải đi 10 người, trang bị tận răng mới dám tiến lại gần đầm. Đi phải hết sức cảnh giác, bị ngoạm thì chắc tàn tật suốt đời.

-Chúng dám để mặc cho chúng ta phát triển thế này, tên Tưởng Kì chắc chắn phải trả giá đắt. – Công Xương nói lớn.

Hãn đi bên cạnh không nói gì, chỉ lặng lẽ cùng đám Sóc tiến về đầm Dạ Trạch. Hắn đang mải lo nghĩ những thứ xảy ra gần đây. Chính xác là không có gì xảy ra cả. Cảm thấy như có gì đó không lành nhưng không biết đó là gì. Có gì đó rất mờ ám trong hành động của quân Tưởng Kì

-Mày đi hỏi lại những người do thám xem họ có thấy gì lạ không? – Hãn nói với Trâu

-Chẳng phải lúc ở làng mày đã hỏi rồi sao, sao còn bắt tao đi?

-Cứ đi đi, không được bỏ sót bất kì một chi tiết nào.

Hãn nói khó khiến Trâu cũng đành phải lùi về phía sau rồi mất hút trong đoàn người. Quân của Công Xương tiếp tục hành quân đến một bãi rừng thưa, rộng bên ngoài đầm Dạ Trạch. Đây là nơi mà các Công Xương đã tìm thấy, và là nơi gần nhất tiến vào bên trong. Các cửa ải phía sau cũng đã có một ải hơn 100 người canh giữ, nhân số cũng phải giảm để có được số người thủ một ải, hiện giờ Công Xương còn lại hơn 600 lính

Khi đến chỗ đóng trại. Binh lính được phân chia canh gác. Trong lúc chờ đợi đến mùa đông, nơi này đã được xây thêm một đồn bằng gỗ tạm. Chỗ này lại nằm trong tầm kiểm soát của binh lính nên việc xây dựng có thể vô lo, không bị đánh úp. Diện tích đủ để cho quân của Công Xương đóng trại và nghỉ ngơi thoải mái.

Liên quân tiến vào đầm có ít nhất 3000 người. Tuy đang phân rẽ rải rác nhưng một khi tìm được lối vào thì lập tức tụ lại đánh vào trong. Nhân số rải rác nhưng họ chỉ cần cố thủ vị trí của mình thì không cần sợ gì cả, chỉ việc tung các nhóm do thám, việc tìm được đường vào sẽ chỉ là thời gian.

Buổi tối, trên mặt đồn nơi đóng quân của Công Xương

Ban đêm trong đầm Dạ Trạch quả là không dễ chịu gì, cái rét mùa đông cùng màn đêm tối như mực quả khiến người ta dễ buồn ngủ. Trời không trăng, thứ chiếu sáng chỉ là những ngọn đuốc được cắm trên bậc trại. Trại này kết cấu đơn giản, cao khoảng 3 m, làm gỗ cây, bên trong chất đầy đất đá. Đơn giản nhưng vững trãi.

Trên tường trại có 2-3 người lính làm nhiệm vụ canh gác. Họ khoác thêm một tấm áo bào để giữ ấm. Cái rét khiến họ rất mệt mỏi, hai mắt díu lại. Hơi thở nóng thả ra ngoài thành một màu sương trắng.

-Lạnh thật.

-Sau lần này nhất định phải kiếm một bát rượu ấm mới được.

-Muốn uống thì đến đây.

Từ đằng sau, một dáng người cao lớn, tay cầm 2-3 bình rượu giơ lên.

-Tộc trưởng, ngài chưa ngủ - Đám lính liền cúi đầu hành lễ

-Nào nào, đến uống cho tỉnh, đừng say quá mà quên nhiệm vụ

-Đa tạ

Một người đỡ lấy bình rượu từ trên tay Công Xương. Hắn không ngủ được, không hiểu sao luôn có một nỗi bất an thường trực trong lòng. Nhưng nó đến từ đâu cũng không thể lí giải được. Đầm Dạ Trạch yên ắng, ngỡ yên bình nhưng lại có cảm giác như sắp có dị biến khiến nỗi bất an càng lớn hơn.

Đứng trên mặt tường đồn nhìn xuống, một không gian tối tăm không nhìn rõ nổi bất kì thứ gì. Bất chợt Công Xương quay mắt sang phải thấy Hãn đang lên cầu thang tiến đến mặt tường đồn. Mắt nhìn xa xăm về bóng tối.

-Cháu vẫn chưa ngủ sao? – Công Xương tiến lại

-Dạ không, chỉ là gặp ác mộng không thể ngủ được.

Hình ảnh về ngôi làng bị cháy rụi trong lửa, cùng các thi thể nằm gối lên nhau, máu thẫm đẫm mặt đất vẫn luôn đeo bám hắn. Rút thanh đao sáng bóng khỏi vỏ. Thanh đao được mài sắc lẹm dưới ánh lửa có thể soi rõ mặt Hãn. Hắn dùng tai xoa trên mặt đao lạnh nói

-Sẽ có một ngày cháu sẽ dùng nó chém rụng đầu tên Bạch Lang đó

-Sớm thôi. Với khả năng của cháu thì hoàn toàn có thể. Sau chuyện này, ta sẽ giúp cháu một tay.

Cả hai đứng trên mặt tường đồn cùng nói chuyện

“Soạt”

-Hửm??

-Chuyện gì?? – Công Xương hỏi

-Chú có nghe thấy tiếng vừa nãy không?

-Tiếng gì chứ?

“Soạt”

-Nữa đó.

-Có thể là thú hoang thôi – Một người lính tuần tra đứng gần Công Xương nói.

Những người lính vẫn thản nhiên trong khi Hãn và Công Xương vẻ mặt đã bắt đàu nghiêm trọng. Công Xương nhìn về tứ phía, bóng tối khiến mọi thứ không thể nhìn ra hình. Trong phạm vi 5m còn lờ mờ thấy được. Có gì đó không đúng ở đây.

-Gọi mọi người dậy. Lấy vũ khí nhưng giữ trật tự – Công Xương ra lệnh

-Dạ - Người lính tuần tra đáp rồi lui xuống

Hãn, tay nắm chặt chuôi đao, cũng nhanh chóng lui xuống phía dưới đánh thức đám Sóc dậy, cả tên Trâu nữa. Cả đám lúc này còn đang nằm chết giấc trong lều với chăn ấm. Hãn phải đạp mỗi đứa một cái mới chịu dậy

-Mày làm cái gì vậy. Tao đang ngủ mà

-Dậy đi, lấy vũ khí nhanh lên

Cả đám nghe đến đây là biết có chuyện không lành liền vội chuẩn bị theo Hãn ra khỏi lều, tay cầm cương đao. Trong đồn binh sĩ tất bật mặc lại áo giáp tiến đến giá để trang bị, nhanh chóng di chuyển các chướng ngại vật nhưng vẫn giữ im lặng, nhiều binh sĩ vẫn còn ngái ngủ, mắt không thể mở tỉnh táo mà di chuyển. Trong chốc lát tường đồn đã được các binh sĩ dần chám vào, tay cầm khiên nhưng không hề trong tư thế phòng bị.

-Có chuyện gì vậy tộc trưởng, tại sao lại gọi anh em dậy? Một người lính hỏi

-Ta cảm thấy chúng đang đến.

Công Xương nói xong liền di chuyển từng bước dọc tường đồn, không quên nhắc nhở quân lính mở mắt mà chú ý xung quanh. Những tiếng ồn ào đã biến mất kéo theo là một không gian yên tĩnh, chỉ nghe thấy tiếng kêu của ếch nhái và những động vật nhỏ khác.

Không có chuyện gì xảy ra cả. Mới đầu binh sĩ còn có chút đề phòng song khi đợi một lúc lâu thì bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, cơn buồn ngủ lại kéo đến, một số đã bắt đầu ngủ gật không phòng bị. Công Xương đứng trên mặt tường khuôn mặt vẫn giữ vẻ nghiêm trọng nhưng cũng đã giãn dần ra. Không còn nghe thấy những tiếng kêu đó nữa. Phải chăng chúng thấy đồn đã được canh gác trở lại nên rút lui?