Nâng Cao Khả Năng Viết Hội Thoại Giữa Các Nhân Vật
Duyệt qua nhiều truyện sáng tác, mình cảm thấy khả năng có khá nhiều tác giả đối với phương diện miêu tả đối thoại đều tồn tại một vài vấn đề. Dưới đây mình sẽ chia sẻ cùng mọi người một số vấn đề và phương pháp giải quyết vấn đề viết hội thoại. Hi vọng sẽ hữu ích với các bạn trong quá trình xây dựng hội thoại của các nhân vật.
Về cơ bản, miêu tả đối thoại có thể phân tích từ hai cái phương diện: Một là hình thức đối thoại, hai là nội dung đối thoại.
1.Hình Thức Đối Thoại
a.Năm loại hình thức đối thoại cơ bản:
❶ Hình thức thứ nhất: Miêu tả phía trước, nội dung đối thoại phía sau phía sau.
Ví dụ:
「 Trần Nhị Cẩu thấy được hắn, cười phất tay hô: “Đại minh tinh, ngươi làm sao rảnh rỗi như vậy, không cần đi đóng phim sao?” 」
❷ Hình thức thứ hai: Miêu tả ở giữa, nội dung đối thoại chia ra trước sau.
Ví dụ:
「 “ A?” Giang Hàn giật mình lên tiếng, cho là mình nghe lầm. “ Lão tiên sinh, ngài, ngài nói cái gì?”
」
❸ Hình thức thứ ba: Miêu tả ở phía sau, nội dung đối thoại ở phía trước.
Ví dụ:
「 “Nếu muốn lấy đi vật này, vậy phải hỏi thanh kiếm trong tay ta có đồng ý hay không!” Lạc Vũ lạnh giọng. 」
❹ Hình thức thứ tư: Miêu tả ở trước lẫn sau, nội dung đối thoại ở giữa.
「 Vương Mẫu trên mặt bắt đầu run rẩy. “Đưa cho hắn!”. Nàng nói. 」
❺ Hình thức thứ năm: Không có miêu tả, trực tiếp viết ra nội dung đối thoại.
Ví dụ:
「 “Đi ăn cơm cùng ta không?”
“Không, ta đang đau dạ dày!” 」
b.Phương pháp làm phong phú đối thoại
xx nói, xx hỏi, xx đáp... Nếu như trong truyện tất cả đoạn hội thoại đều viết như thế này sẽ làm cho nhịp điệu đối thoại vô cùng đơn điệu.
Thân là tác gia, chúng ta phải đem những kiểu đối thoại cơ bản này thêm mắm dặm muối, biến đổi sinh động gia tăng thêm các loại miêu tả biểu lộ nhân vật, động tác hình thể, cảnh vật lúc hội thoại, khí thế người nói người nghe… làm như vậy chẳng những gia tăng sinh động cho đối thoại mà càng làm cho câu chuyện uyển chuyển mượt mà hơn.
Ví dụ:
「 Chàng trai nói với cô gái: “Hôm nay em thật xinh đẹp!” 」
Biến đổi thú vị hơn:
「 Trong quán cà phê trang trí mộc mạc, một đôi nam nữ đang ngồi đối diện nhau dưới tiếng đàn du dương. Chàng trai tay phải chống cằm, ánh mắt thâm thúy tràn đầy tình yêu nhìn qua cô gái mặc váy hoa ngồi đối diện: “ Hôm nay em thật xinh đẹp!” 」
Cũng là một câu nói, cùng nội dung hội thoại, nhưng sử dụng thủ pháp miêu tả khác nhau, sẽ mang tới cảm thụ khác nhau.
Chúng ta thử áp dụng cho các hình thức đối thoại cơ bản xem nhé:
Hình thức 1: Chàng trai thâm tình nhìn qua cô gái đối diện, mỉm cười nói: “Hôm nay em thật xinh đẹp!” ( Miêu tả động tác nhân vật ( Biểu lộ ) + Nội dung đối thoại. )
Hình thức 2: “Hôm nay em thật xinh đẹp!” Chàng trai thâm tình nhìn qua cô gái đối diện, mỉm cười nói.( Nội dung đối thoại + Miêu tả động tác nhân vật ( Biểu lộ ) )
Hình thức 3: “Hôm nay em thật xinh đẹp!”. Chàng trai thâm tình nhìn qua cô gái đối diện, mỉm cười nói, “Gặp được em anh cảm thấy rất hạnh phúc.”.( Nội dung đối thoại + Miêu tả động tác nhân vật ( Biểu lộ ) + Nội dung đối thoại )
2.Nội Dung Hội Thoại
a.Những vấn đề hay xuất hiện khi miêu tả đối thoại
Phần hình thức bên trên cơ bản là như vậy, tiếp theo đến phần nội dung đối thoại mới là vấn đề nghiêm trọng mà rất nhiều tác giả mới gặp phải.
❶ Nhân vật đối thoại miêu tả rất cứng nhắc, mất tự nhiên, rất buồn tẻ
Nguyên nhân dẫn đến đối thoại buồn tẻ hơn phân nữa là cốt truyện không có giấu giếm phục bút. Dẫn đến nhân vật nói chuyện cứ như thế thẳng thắn, không có chút bí ẩn giấu giếm trong lời nói.
Chẳng hạn như con gái bình thường đối với bạn trai ngoài miệng nói ‘Em ghét anh’ nhưng trong lòng nghĩ hơn phân nửa là ‘Em yêu anh c·hết đi được!’.
Bạn không thể viết:
「 - Nam: Anh yêu em, đừng bỏ anh.
-Nữ: Không, anh nghèo kiết xác, em muốn tìm bạn trai nhiều tiền để ăn chơi thỏa thích. 」
Mà có thể viết thành:
「 Nam: Ngày mai sinh nhật em, anh sẽ mua con gà nấu cháo, nấu cháo gà xé khoai mà em thích ăn nhất... Mai em đi làm về sớm chút được không?
Nữ: Ngày mai trưởng phòng mời em đi nhà hàng ăn rồi!
Nam: Vậy anh mua đồ về để trong tủ lạnh, ngày hôm sau làm cho em ăn, có được không?
Nữ: Ngày hôm sau em và trưởng phòng đi Maldives chơi rồi!
Nam: ......
Nữ: Từ nay về sau đừng liên hệ em nữa. 」
Hay ví dụ khác, bạn không thể viết là:
「 Quan viên: Đưa cho ta một tỷ, công trình này ngươi có thể bắt đầu làm bình thường.
Thương nhân: Tốt! 」
Theo mình sẽ viết là:
「 Quan viên: “Công trình này khó lắm! Triều đình đã có quy hoạch riêng, hoàng thượng cũng dặn dò các công trình liên quan nhất định phải tuân thủ nguyên tắc công khai, công chính. Ta mở miệng giúp cho ngươi chuyện này, lão bách tính sẽ chỉ thẳng mặt ta mà mắng. Ngươi trở về đi.”—Nói đoạn, tay mở bức tranh trong hộp gấm mà thương nhân đưa tới.— “ Nha, bức họa này không tệ.”
Thương nhân: “A, đây là tranh giá trị nhỏ, chỉ là hàng phỏng chế, không đáng giá bao nhiêu tiền. Ta sẽ cho người đóng khung giúp ngài chậm rãi thưởng thức.”
Quan viên: “Ừm, xem ra ngươi cũng là người có ánh mắt. Hẳn là thương nhân có tâm địa thiện lương, công trình kia ta sẽ cố gắng xem xét lại. Ngươi yên tâm về đi.” 」
Đem ý tứ chân thực giấu đi, để cho người ta nói chuyện bình thường, nói những điều mà trong thường ngày con người sẽ nói chuyện với nhau.Trong sinh hoạt sẽ rất ít khi có chuyện người ta nói thẳng ra ý nghĩ trong lòng, trong tiểu thuyết càng không thể như thế.
Khi mà ẩn tình kết hợp với đối thoại biểu hiện ra ngoài sẽ làm cho đoạn văn càng thêm màu sắc sinh động.
❷ Đối thoại luôn lặp lại, kịch bản có chút kéo dài
Tiểu thuyết đối thoại viết rất dài dòng, đối với tác giả mới thì ngoại trừ lý do câu chương kéo chữ thì ở mức độ rất lớn nguyên nhân là bởi vì tác giả không hiểu rõ đối thoại trong tiểu thuyết cùng đối thoại trong hiện thực khác nhau. Nhầm lẫn ở chỗ cứ coi là trong cuộc sống hiện thực mọi người đối thoại như thế nào thì trong tiểu thuyết liền viết như vậy.
Trong hiện thực, chúng ta đối thoại thường là rất phức tạp. Nhất là khi muốn giải thích một vấn đề khó nói hoặc là phức tạp thì đều nói rất quanh co dài dòng. Đổi lại trong tiểu thuyết, nếu như tác giả chúng ta còn kiên trì để cho các nhân vật nói chuyện như vậy thì đoạn hội thoại sẽ rất lộn xộn, độc giả nhìn vào giống như lạc vào mê hồn trận, cực kỳ nhàm chán.
Ví dụ như một đoạn đối thoại trong sinh hoạt thường ngày:
A: Ngày mồng một tháng năm đi đâu chơi?
B: Không biết nữa, ngươi có ý tưởng gì không?
A: Không bằng đi Thâm Quyến đi! Chúng ta còn có thể thuận tiện đi Hong Kong, ta đã có giấy thông hành Hong Kong.
B: Hong Kong? Thế nhưng là ta không có giấy thông hành Hong Kong a!
A: A, vậy đi không được rồi. Muốn làm giấy thông hành Hong Kong còn phải về quê xác nhận hộ khẩu, thời gian đoán chừng hơn một tháng. Không bằng chuyển sang nơi khác đi!
B: Vậy quyết định đi Quảng Châu đi! Lần sau lại đi Thâm Quyến thuận tiện du lịch Hong Kong.
A: Quảng Châu? Quảng Châu có gì chơi vui sao? Không phải là chúng ta cứ vậy mà đi chứ!
B: Ta đã làm qua một chút, có xxx,xxx,xxx Có thể chơi.
A: Vậy được a! Vậy ngươi mua vé hay là ta?
Tiếp theo còn thảo luận chuyện ai mua vé, mua như thế nào, giá cả ra sao… nếu trong tiểu thuyết muốn tiếp tục viết như thế đoán chừng truyện này phải phế đi. Trong tiểu thuyết đối thoại nhất định phải làm ngắn gọn súc tích, mang đến những thông tin cốt yếu cho độc giả.
Đoạn văn này nếu là đặt ở trong tiểu thuyết, có thể sửa lại thành:
A: Ngày mồng một tháng năm đi đâu chơi?
B: Không biết nữa, ngươi có ý tưởng gì không?
A: Có thể đi Thâm Quyến, ngươi có giấy thông hành Hong Kong không?
B: Không có. Cho nên không bằng chúng ta đi Quảng Châu đi!
A: Có thể a! Nhớ tranh thủ đặt vé.
B: Không có vấn đề, mua vé xong ta nhắn ngươi! Đến lúc đó gặp!
❸ Đối thoại quá nhiều
Đối thoại quá nhiều, thậm chí hơn 60% nội dung truyện đều là đối thoại. Dùng đối thoại để thúc đẩy cốt truyện, được xưng là Đối thoại lưu.
Đối với tiểu thuyết viết theo phong cách Đối thoại lưu, chúng ta không thể hoàn toàn phủ định nó. Dù sao cũng có truyện viết hay, nhưng mà tiểu thuyết Đối thoại lưu yêu cầu công lực tác giả rất cao, rất nhiều độc giả cũng không phải rất thích đọc một truyện chỉ toàn là đối thoại, cho nên các bạn tác giả mới theo mình vẫn là không nên tùy tiện nếm thử.
Đối với tiểu thuyết Đối thoại lưu có mấy cái khuyết điểm như sau:
1. Lượng đối thoại khổng lồ dễ dàng dẫn đến độc giả đối với thân phận nhân vật hỗn loạn. Đọc quá nhiều dẫn đến không biết rõ câu nói này đến cùng ai nói, nhất là những câu tóm tắt hoặc hỏi đáp ngắn gọn.
2. Dấu ngoặc kép mở đầu đối thoại quá nhiều, làm cho chương truyện nhìn vào cực kỳ rối rắm, cho người ta một cảm giác hỗn loạn. Dấu ngoặc đơn, ngoặc kép, gạch đầu dòng quá nhiều để độc giả sinh ra cảm giác khó chịu, rất dễ dàng bỏ truyện chạy trốn.
3. Đối thoại quá nhiều mà lại chứa nội dung vô dụng sẽ bị xem là cố tình câu chương vô nghĩa, nhẹ thì bị độc giả ném đá mắng chửi, nặng thì bị khóa truyện cũng không phải là không có.
Ngoài ra, rất nhiều tác giả viết đối thoại không tốt là bởi vì không hiểu rõ đối thoại tác dụng đến tột cùng ở đâu. Nếu không hiểu rõ đối thoại tại trong tiểu thuyết có tác dụng gì liền dễ dàng viết ra đối thoại vô nghĩa, thậm chí làm sai lệch nội dung truyện.
b.Tác dụng cơ bản của nội dung đối thoại
❶ Biểu hiện tính cách cùng cảm xúc của nhân vật
Đối thoại giữa nhân vật với nhau chủ yếu là miêu tả chuyện gì xảy ra ở giữa các nhân vật, bởi vậy nội dung lời thoại cần phải biểu hiện được tính cách và cảm xúc của người nói.
Bạn không thể cho một cái nhân vật trầm ổn an bài một vài lời kịch vô sỉ khoác lác, cũng không thể cho một người thô tục an bài lời thoại trang nhã văn vẻ. Lời thoại phải phục vụ cho xây dựng nhân vật, là vì tạo nên tính cách nhân vật rõ ràng hơn mà chế tạo.
Đồng thời đối thoại cũng là một loại phương pháp tốt để truyền lại cảm xúc nhân vật. Giả sử như lúc nhân vật đang ở vào trạng thái phẫn nộ, nói chuyện sẽ phi thường ngắn gọn hữu lực. Ví dụ như: “Cút đi!” “Ngươi câm miệng cho ta!” Biểu đạt ra cảm xúc mãnh liệt của nhân vật.
❷ Thúc đẩy tình tiết
Tiểu thuyết suy cho cùng nội dung chính là viết phản ứng của nhân vật đối với xung đột sẽ như thế nào. Người và người sẽ bởi vì giao lưu đối thoại giải quyết xung đột, nhưng cũng sẽ bởi vì giao lưu đối thoại dẫn phát xung đột. Xung đột liền có thể gây nên nhân vật tiến thêm một bước hành động, từ đó thúc đẩy tình tiết phát triển.
Ví dụ như bên trong《 Toàn Chức Cao Thủ 》 nhân vật chính Diệp Tu cùng câu lạc bộ giải ước tình tiết chính là lấy đối thoại hình thức hiện ra.
…
“Ha ha.” Nhận vũ nhục như vậy, Diệp Thu thế mà còn cười được, quay người trở lại nhìn về phía quản lý: “Bồi luyện? Ta thấy không cần, giải ước đi!”
“Giải ước? Ngươi là muốn chủ động đưa ra giải ước sao?” Quản lý thần sắc nhìn có vẻ rất nghiền ngẫm.
“Không sai, ta yêu cầu giải ước.”
...
Ngoài ra, nếu muốn đối thoại có lợi cho việc phát triển tình tiết, tốt nhất bạn có thể thêm vào một chút bí mật hoặc phục bút.
❸ Cung cấp tin tức
Nội dung một bộ tiểu thuyết chủ yếu cấu thành từ ba yếu tố: Tường thuật, miêu tả cùng đối thoại. Trong đó đối thoại chiếm vị trí vô cùng quan trọng. Ở trong tiểu thuyết, tác giả sẽ thông qua đối thoại giữa các nhân vật hướng tới độc giả lộ ra rất nhiều tin tức.
Tường thuật cùng miêu tả đương nhiên cũng có thể truyền lại tin tức, nhưng có đôi khi sử dụng hội thoại đúng cách đến truyền lại tin tức càng thêm hiệu quả.
Đương nhiên, ngoại trừ ba loại công dụng bên trên, đối thoại tại trong tiểu thuyết còn có rất nhiều tác dụng khác. Ví dụ như nhân vật nói vài câu đáng yêu dễ thương một chút, hòa hoãn hạ bầu không khí… Văn học mạng bên trong mọi người còn cho rằng, đối thoại nhiều một chút có thể tăng thêm số lượng từ, nói thẳng ra là câu chương.
Chốt lại, một đoạn hội thoại tốt phải mang theo mục đích và nội dung cụ thể, nếu không sẽ hoàn toàn vô nghĩa và phản tác dụng.