Trăng Tròn Vừa Lúc Hoa Đã Tàn

Chương 49: Chỉ dành tặng riêng nàng.




"Muội đây." Vừa nói nàng vừa bước ra sau tấm bình phong ấy cất từng bước tiến lại gần hắn.

Tim Sở Tuân vậy mà đã lệch một nhịp rồi, người trước mắt hắn giờ đây chẳng khác gì tiên tử trên trời hạ phàm xuống nhân gian. Nàng đi ngang qua khung cửa sổ để nắng vàng rọi từng tấc y phục trên người khiến người khác không khỏi say đắm.

"Khụ khu..." Sở Tuân ngượn ngùng đành ho khan vài tiếng.

"Đi theo ta." Nói rồi hắn nắm lấy bàn tay mềm mại ấy bước từng bước qua ngạch cửa.

Cái nắm tay này được đổi lấy bằng bảy năm xa cách bằng vạn buổi nhớ mong và cả thon mạng của người ấy nữa.

Cảnh tượng hệt như cảnh của bảy năm về trước chỉ tiếc là phải đánh đổi quá nhiều rồi.

Ba năm cuối cùng này hắn sẽ bù lại cho nàng tất cả.

Sở Tuân lấy tay che mắt của nàng rồi từng bước từng bước đưa nàng đến bên bờ hồ sen. Nơi đây có một mái hiên nhỏ bên trên được lót bởi mái ngói ngỏ đỏ cạnh thân liểu lớn.

Bước từng bước trên bật thầm rồi dừng lại, Sở Tuân cất chất giọng trầm ẩm của mình mà nói

"Nhiên nhi, nàng mở mắt ra đi."

Tay hắn đưa xuống, hàng long mi đen láy của người con gái mấp máy lay động rồi cũng dần mở mắt. Ngay trước mặt nàng là một cây đàn cổ cầm thượng hạn của tiền nhân đời trước. Nếu đoán không lầm nó chính là Thượng Ngân Cầm của Chu Chí Nghiêm từ đời vua Cao Thái Tông của tiền triều.

"Thượng Ngân Cầm? Sở Tuân, sao chàng có được nó? Dân gian từng có lời đồn năm đó sau khi Cao Thái Tông bị ép phải thoái vị thì Chu Chí Nghiêm cũng quay trở về quê nhà Giang Nam. Thượng Ngân Cầm này cũng từ đó mà mất tích."



Nàng vừa nói tay lại vừa sờ nhẹ lên thân đàn được làm bằng gỗ Cẩm Lai. Từng đường nét trên thân được chạm khắc tinh tế theo hoa tiết của tiếng triều ngày xưa đến cả thanh âm mà nó phát ra cũng như muốn đưa người khác trở về hơn một trăm năm trước.

Nếu luận về nhạc cụ trong thiên hạ thì Thương Ngân Cầm này có lẽ phải đứng đầu trong danh sách đó. Thanh âm sâu lắng đến não nề tâm can nhưng cũng có chút buông xuôi tục khó tả. Ẩm trầm cũng nót tùy buồn nhưng là vẻ buôn nhen nhàng từ từ thấm vào tận tâm can chứ không như cổ cầm nơi khác thanh âm thê lương ai oán.

"Ngày trước ta từng nghe nàng nhắc về nó nên vẫn còn nhớ. Lần trước khi ta sai Mặc Diệp đến Giang Nam tìm

Lương Bân thì vừa hay gặp một người tự xưng là cháu trai đời thứ tư của Chu Chí Nghiêm. Hắn bảo mẫu thân ở nhà bệnh nàng đành phải bán đi báo vật lưu truyền nhiều đời trong gia tộc. Khi ấy hắn chỉ bán với giá năm mươi lạng bạc nên có là giả ta cũng không sợ lỗ. Đến lúc mang nó về kinh thì quả thật bên dưới có ấn ký y như nhạc phổ của Chu Chí Nghiêm đề lại."

Vâng Nhiên ngước mặt lên nhìn hắn một chút rồi khẽ cười ngọt ngào như nắng sớm "'Sở Tuân, đa tạ chàng."

Sở Tuân khẽ cười lại chấp tay sau lưng mắt khóa chặt trên người khuê nữ trước mặt. Lọn tóc mai nhẹ rơi xuống trên mặt trọn của nàng lại bị cơn gió khẽ thôi qua làm tà áo bằng lụa mỏng lay động.

Sở Tuân từ nhỏ đã ở cạnh nàng, những điều náng thích hắn đều lưu tâm từng chút một. Dù có tốn bao nhiên ngân lượng chỉ cần đổi lấy nụ cười nàng thì hắn sẽ đều nguyện ý cả.

Vân Nhiên vừa ngồi xuống cạnh cây đàn gãy nhẹ vài lần đã có thể nghe được thanh âm trầm lắng ấy. Nếu so với cổ cầm trong cung mà nàng từng đánh thì thanh âm này còn hay gấp trăm lần.

"Vân Nhiên nàng biết đàn khúc Trường Tương Tư không?" Sở Tuân kang chất giịng trầm ấm đó say mê nhìn nàng mà hỏi.

"Ta không biết, chỉ biết đánh sơ qua ở đoạn đầu màu thôi."

"Vậy để ta dạy cho nàng." Nói rồi hắn tiến đến sau lưng nàng đưa gương mặt thật gần lại rồi thở nhẹ khiến vành tai nhi nữ có chút ửng đỏ. Đôi bàn tay dài gân guốc của vị đại tướng sa trường giữ lấu bàn tay ngọn ngà trắng nõn của nàng mà khẽ lay động từng ngón tay. Thanh âm trầm lắng ấy cứ vậy mà phát truyền khắp bên hồ sen.

"Nửa kiếp hồng trần nửa kiếp thương



Người suy ta lụy khúc đoạn trường

Tương tư hữu ý vô cùng tận

Cay nhoè đáy mắt lệ còn vương."

"Bẩm bệ hạ...Bạch Thái y hồm nay cáo bệnh ở Thái y viện... không đến ạ." Di công công rón rén bước vào truyền lại lời cho hoàng đề. Gần cả tháng nay không ngày nào là bệ hạ không triều người gọi Bạch thái y đến nhưng chẳng lần nào hắn đến cả. Mấy ngày đầu là tiễn biệt phụ mẫu về quê, rồi có hôm bệnh luyên đan dược suốt mấy ngày lại có hôm cứ thế mà cáo bệnh. Đây rõ là tránh mặt hoàng đế nhưng bệ hạ ngài ấy vẫn chẳng hề xử tội. Bây giờ khắp lục cung người truyền lời ra ý vào cũng đã không ít nữa rồi.

Ngay sau khi về đến kinh thành Hoàng Vi đã hạ chỉ xử phạt loạn thần trong đó có cả Bạch Hàn Chi. Không quá mười ngày sau ả đã theo đoàn lau dịch mà bị đày ra biên ải phía bắc. Một nữ nhân đi giữa những năm nhân đó lại là con đường dài như vậy với người bình thường đã khó mà sống nổi huống hồ chi vị quận chúa cành vàng lá ngọc kia.

Nếu không phải hồm đã ả ta dùng thuốc mê với Lạc Anh còn nhốt y lại trong kho củi ẩm thấp bẩn thỉu trên ngự thuyền đó thì có lẽ hắn còn sẽ niềm tình chừa cho con đường sống nhưng chỉ trách ả chạm ngay vào hai giới hạn duy nhất tối kị của hắn rồi.

Một là sự thịnh thế của Yến quốc dưới tay hắn trị vì còn hai chính là người hắn thương!

Bạch thái y và phu nhân của ông ấy vì tội danh dạy con không nghiêm bên cũng bị bãi bỏ chức quan giáng làm dân thường về quê Hàn Châu sinh sống.

Chỉ riêng Bạch Lạc Anh là huynh trưởng không biết dạy dỗ muội muội của mình mà phạt bộc lộc một năm còn lại gia sản chức tước đều nguyên vẹn như cũ.

Nhưng sau lần thổ lộ đó trên ngự thuyền có lần y tránh mặt hắn rồi. Nếu cương không được vậy thì đành phải dùng nhu kế mà thôi.

"Thái Di, ngày mai à không là về sau không cần gọi Bạch Thái y đến nữa." Hắn vừa nói vừa đặt bản tấu sớ xuống nhìn ra sắc trời hoàng hôn ngoài của mà câu lên nụ cười ta mị mưu mô.

"Bạch Lạc Anh, dáng vẻ của ngươi hôm đó trẩm không tin ngươi không có chút tư tình nào với trắm"