Tống Y

Chương 205: Ước hẹn một năm




Đỗ Văn Hạo hỏi: “Nó bắt đầu khóc từ bao giờ?’



Lý Lương vội nói: “Từ mấy ngày trước, một lão thái thái trong thôn có biết chút y thuật đã xem qua và nói nó bị hoảng sợ, đã dùng kim khâu đốt nóng châm (châm viêm) cho nó nhưng nó vẫn khóc như thế. Đỗ đại phu, có phải cháu tiểu nhân bị bệnh Kinh phong không?”



Đỗ Văn Hạo lắc đầu nói: “Hiển nhiên không phải là Kinh phong mà là đờm chứng. Lão thái thái đó y thuật không có gì đặc biệt nếu không đã biết đờm chứng dùng châm viêm chỉ làm bệnh của nó nặng thêm”.



Lý Hương, con trai nghe xong cực kỳ hoảng sợ. Tiểu Liên lại càng kinh sợ nàng không ngờ mình vừa khỏi bệnh thì hài tử lại mắc bệnh. Nàng luống cuống quỵ gối xuống trước mặt Đỗ Văn Hạo: “Đỗ đại phu, cầu xin ngài cứu hài tử của tiểu nữ”.



Đỗ Văn Hạo vội đưa hai tay ra nói: “Không cần gấp như vậy. Bệnh không nặng. Ngươi vội vàng như thế thì lại không tốt đâu”.



Trượng phu của Tiểu Liên vội đỡ thê tử của mình lên. Hắn hỏi Đỗ Văn Hạo: “Đỗ tiên sinh, tại sao hài nhi của chúng ta lại mắc đờm chứng?”



“Rất đơn giản. Có thể là tư thế lúc cho hài tử của mình bú không đúng. Có phải ngươi hay nằm cho hài tử bú không?”



Những lời này của Đỗ Văn Hạo tựa như hắn tận mắt nhìn thấy làm Tiểu Liên đỏ mặt nàng khẽ gật đầu, ngượng ngùng nói: “Sau khi tiểu nữ sinh hài tử, sức khỏe không tốt nên vẫn thường nằm nghiêng cho hài tử bú”.



Đỗ Văn Hạo gật đầu nói: “Thế đúng rồi. Tư thế cho bú như thế rất dễ khiến hài tử mắc đờm chứng. Chính xác là nằm nghiêng hẳn một bên cho bú. Không có vấn đề gì lớn. Ta kê cho một đơn thuốc là khỏi” Đỗ Văn Hạo lấy giấy bút trong hòm thuốc viết một đơn thuốc.



Cả nhà Lý Lương cảm tạ Đỗ Văn Hạo, năn nỉ hắn nhận một ít trái dưa và rau nhà tự trồng. Đỗ Văn Hạo cám ơn nhận lấy nhưng hắn lại lặng lẽ để một điếu đồng tiền trên bàn.



Ngày hôm sau Bàng Vũ Cầm nói Đỗ Văn Hạo tới khám lại hai mắt cho nãi nãi của nàng. Đỗ Văn Hạo đồng ý. Hai người tới trang viện của Khai Phong phủ Thôi quan. Từ khi Bàng mẫu uống thuốc của Đỗ Văn Hạo ánh mắt và thính lực cũng đã khôi phục hơn một nửa. Nhìn thấy hai người tới Bàng mẫu rất vui vẻ. Cả nhà mở tiệc sum họp, Đỗ Văn Hạo và nhạc phụ Bàng Cảnh Huy uống mấy chén rượu. Đến khi hắn và Bàng Vũ Cầm quay về thì trăng đã lên cao quá ngọn tre.



Hai người không vội quay về nhà, đi tản bộ dọc theo phố khi tới đầu phố nhà mình đã thấy Lâm Thanh Đại và Anh Tử xách đèn lồng đứng chờ.



Bàng Vũ Cầm dìu Đỗ Văn Hạo, nàng nhỏ nhẹ nói: “Thanh Đại tỷ cẩn thận quá. Chắc tỷ ấy biết chúng ta về muộn chàng lại say rượu nên ra đón”.



Đỗ Văn Hạo liếc nhìn dáng người yểu điệu của Lâm Thanh Đại ở đằng xa. Hắn nhớ tới cảnh ôm hôn nồng thắm của hai người trong giếng khô. Hắn không kiềm chế được đi nhanh tới gần, ra vẻ say rượu nói: “Thanh Đại tỷ, hai người làm gì ở đây vậy?”



Anh Tử nói xen vào: “Thiếu gia hỏi rất kỳ quặc. Phu nhân cùng nô tỳ đương nhiên chờ hai người quay về. Trời tối, ngõ nhỏ tối đen, phu nhân lo lắng hai người bị vấp ngã nên mang đèn lồng ra soi đường cho hai người”.



Lâm Thanh Đại không nhìn hắn. Nàng chỉ nói đùa mấy câu với Bàng Vũ Cầm rồi cầm đèn lồng đi trước.



Đỗ Văn Hạo thấy nàng coi như hắn không tồn tại, cảm thấy buồn bực trong lòng. Trở lại phòng mình, không biết có phải do men rượu hay do dạo này lá gan của hắn đã lớn hơn, hắn nói với Bàng Vũ Cầm: “Ta đi tìm Thanh Đại tỷ thương lượng về chuyện bên khu điều trị, xem bước tiếp theo có thể mở rộng khu đó không?”



Bàng Vũ Cầm cúi đầu cười như sen nở: “Dạ, thiếp đi cùng chàng có được không?”



“Không cần, chỉ một lát thôi. Xong việc ta sẽ quay về”.



Nói xong tim Đỗ Văn Hạo nhảy loạn xạ, hắn mở cửa đi ra ngoài, dọc theo hành lang, qua một khúc quanh thì tới phòng của Lâm Thanh Đại.



Đỗ Văn Hạo cố gắng giữ bản thân bình tĩnh, hắn đưa tay gõ cửa.



“Vào đi. Cửa mở” Dường như Lâm Thanh Đại biết Đỗ Văn Hạo sẽ tới nhưng giọng nói của nàng rất bình thản.



Đỗ Văn Hạo đẩy cửa bước vào hắn thấy Lâm Thanh Đại đang ngồi cạnh bàn, tay chống cằm nhìn ngọn nến đỏ, không biết nàng đang nghĩ gì. Nhìn thấy Đỗ Văn Hạo nàng đứng dậy nói: “Ngươi tới tìm ta có việc gì?”



Đỗ Văn Hạo đẩy cửa lại, hắn khẽ hỏi: “Không có việc gì. Tới nhìn không được sao?”



“Có cái gì mà nhìn. Ngày nào chả nhìn thấy là gì”.



“Nhưng mấy ngày nay tỷ toàn tránh mặt ta giống như trốn kẻ cướp vậy. Muốn nói với tỷ một câu cũng không được” Tim Đỗ Văn Hạo đập thình thịch khi hắn đi tới trước mặt Lâm Thanh Đại.



Lâm Thanh Đại thoáng bối rối nàng lui lại sau nửa bước, cúi đầu nói: “Có gì để mà nói”.




Dưới ánh nến đỏ. Khuôn mặt xinh đẹp của lâm Thanh Đại đỏ bừng làm cho Đỗ Văn Hạo tràn ngập cảm giác yêu thương. Hắn nhìn bộ ngực cao vút của nàng nhớ lại cảm giác bàn tay hắn đã mang lại trước kia. Cảm xúc trào dâng hắn không nhịn được đưa tay ra kéo nàng lại gần.



Lâm Thanh đại càng thêm bối rối khi nàng lại nghe thấy hơi thở dồn dập, đam mê của Đỗ Văn Hạo. Nàng khẽ nói: “Văn Hạo, đừng như vậy”.



Sự khiếp đảm của Lâm Thanh Đại càng làm dũng khí trong người Đỗ Văn Hạo tăng gấp bội. Tay hắn ôm nàng vào lòng, hắn cúi đầu tìm làn môi mềm của nàng. Lâm Thanh Đại quay đầu đi. Hắn hôn tới tấp lên mặt nàng.



Đỗ Văn Hạo tiến tới miệng Lâm Thanh Đại nhưng nàng lại né tránh ở tích tắc cuối cùng. Đỗ Văn Hạo đưa tay vuốt ve bộ ngực sữa của nàng. Hắn thở hổn hển nói: “Tỷ muốn hành hạ ta tới chết à?”



Lâm Thanh Đại giữ tay hắn lại. Nàng nhỏ giọng nói: “Văn Hạo, sau này chúng ta không nên như thế này, Vũ Cầm biết thì không hay lắm”.



“Vũ Cầm biết thì đã sao. Ta muốn nói với tỷ ta muốn cưới tỷ”.



Lâm Thanh Đại run bắn cả người nàng ngẩng đầu hỏi: “Ngươi, ngươi nói cái gì?”



Đỗ Văn Hạo ôm chặt eo nàng. Hắn cúi đầu nhìn nàng gằn từng chữ: “Ta nói muốn cưới tỷ”.



Lâm Thanh Đại bình tĩnh nhìn hắn nói: “Ngươi đã có thê tử rồi”.



“Có hai thê hay một thê thì cũng như nhau”.



Mắt phượng của Lâm Thanh Đại đã rớm lệ: “Nhưng luật pháp Đại Tống không cho cưới nhiều thê. Nếu không sẽ bị phạt”.



“Ta mặc kệ!”.



“Ngươi không thể làm thế. Ta không thể hại ngươi”.




“Nếu vậy ta sẽ cưới tỷ làm thiếp. Nhưng thế thì thiệt thòi cho tỷ”.



“Ta không quan tâm nhưng ta không thể” Lâm Thanh Đại cương quyết gỡ tay Đỗ Văn Hạo ra nàng đi tới cái bàn cạnh cửa sổ lặng lẽ nhìn trời đêm.



Đỗ Văn Hạo tới sau nàng. Hắn nôn nóng hỏi: “Tại sao?”



“Bởi vì Vũ Cầm và người nhà của muội ấy sẽ không đồng ý”.



“Không cần bọn họ đồng ý. Chỉ cần tỷ đồng ý là được”.



Lâm Thanh Đại lắc đầu: “Ta thật sự không thể. Ta đã xuất giá, ta không thể làm thê tử cũng như thiếp thất của ngươi. Nếu bên ngoài biết ngươi cưới một quả phụ làm thiếp thì sẽ chê cười ngươi”.



“Ta không sợ người đời chê cười. Tại sao chúng ta phải sợ chứ? Thanh Đại tỷ, lời của ta là sự thật. Tỷ gả cho ta đi” Đôi tay hắn từ phía sau vòng ra ôm eo nàng.



Lâm Thanh Đại tựa vào người hắn, nhắm mắt lại thưởng thức cảm giác ấm áp thoáng qua này: “Văn Hạo, cám ơn ngươi không chê ta. Nhưng ta không thể gả cho ngươi ít nhất trong một năm”.



“Tại sao?” Đỗ Văn Hạo kinh ngạc hỏi: “Tại sao phải có hạn định một năm?”



“Bởi vì” Sắc mặt Lâm Thanh Đại ảm đạm. Nàng ngữa dầu tựa vào vai Đỗ Văn Hạo. “Ta muốn thủ hiếu ba năm”.



"Cái gì?”



Giọng nói của Lâm Thanh Đại đầy thương cảm: “Sau khi ta xuất giá được nửa năm thì phụ thân ta qua đời. Khi ta biết tin thì đã được nửa năm. Từ lúc phụ thân qua đời tới giờ mới được hai năm. Ta muốn thủ hiếu ba năm vì thế trong vòng một năm này ta không thể kết hôn. Theo đạo lý mà nói ta cũng không thể thân cận ngươi hết lần này tới lần khác. Ngươi chỉ biết khi dễ ta”.



Đỗ Văn Hạo cười hì hì. Hai tay hắn từ eo nàng tiến lên trên, ôm trọn bộ ngực của nàng.




Lâm Thanh Đại vội vàng cầm tay hắn. Nàng đỏ mặt, xấu hổ nói: “Chúng ta như vậy là đã bất hiếu rồi. Nếu chúng ta tiến thêm một bước nữa ta sợ cha ta ở trên trời có linh thiêng cũng không an bình được”.



Đỗ Văn Hạo tiếc nuối nói: “Thì ra là vậy. Thôi được, ta sẽ chờ tỷ một năm. Sau một năm ta sẽ cưới tỷ”.



Lâm Thanh Đại vừa mừng vừa sợ. Nàng xoay người ngẩng mặt nhìn hắn: “Ngươi nguyện ý chờ một quả phụ như ta trong một năm?”



“Ừ! Ta nguyện ý” Đỗ Văn Hạo chăm chú nhìn vào hai mắt sáng ngời của nàng.



Lâm Thanh Đại yên lặng nhìn hắn. Đột nhiên nàng đưa tay ôm cổ hắn, chủ động hôn môi hắn. Hai người hôn thắm thiết một lúc lâu mời rời khỏi nhau.



Lâm Thanh Đại nói: “Vậy phải đáp ứng ta một việc”.



"Chuyện gì?”



“Không được kể chuyện này với bất kỳ ai. Không được thân mật với ta nữa?”



"Tại sao?"



“Giúp ta hoàn thành thủ hiếu”.



Đỗ Văn Hạo đã hiểu. Hắn nói: “Nhưng khi ta nghĩ tới tỷ thì phải làm sao?”



“Ngươi cứ chờ ta một năm. Đến lúc đó thì tùy vào ngươi”.



Ý nghĩ và động cơ của Lâm Thanh Đại rất chân thật, thuần phác, Đỗ Văn Hạo không nỡ cự tuyệt. Hắn khẽ nói: “Được! Ta đồng ý”.



Đêm đã khuya Bàng Vũ Cầm đã ngủ say nhưng Đỗ Văn Hạo không ngủ được, trong đầu hắn toàn cảnh tình ý với Lâm Thanh Đại. Hắn chỉ ước mơ sau một năm nữa được vui vầy với nàng như cá nước thì thật hạnh phúc. Một lúc lâu sau hắn mới ngủ thiếp đi.



Hôm sau.



Sáng sớm Anh Tử đã gọi Đỗ Văn Hạo dậy nàng chảy nước mắt nói con hổ Tiểu Khả hình như bị bệnh. Nó cứ nằm trong ổ, không ăn, không uống, không gầm gừ.



Đỗ Văn Hạo vội mặc quần áo đi theo Anh Tử vào trong phòng nàng, quả nhiên nằm trong ổ, đầu cụp xuống, dáng vẻ ủ ê. Nó nhìn thấy Đỗ Văn Hạo tới mà không nhỏm dậy vui mừng đón chào như mọi ngày.



Đỗ Văn Hạo ngồi xổm quan sát Tiểu Khả. Trong tình huống này hắn không thể đưa Tiểu Khả tới cho những người chuyên chữa bệnh cho động vật, họ sẽ sợ hãi. Tiểu Khả là một con hổ, đưa đi xem bệnh bên ngoài, người ngoài biết được sẽ bị hù dọa chạy hết, không ai dám tới Ngũ Vị đường xem bệnh nữa. Chính vì vậy hắn phải tự mình chữa trị.



Đỗ Văn Hạo viết một đơn thuốc, Ngô Thông đi lấy thuốc sắc cho con hổ uống.



Lúc này Ngốc béo tiến vào nói: “Tiên sinh, có người tên Lý Xuyên, con của Lý Lương mà lúc trước tiên sinh xem bệnh tới tìm tiên sinh”.



Đỗ Văn Hạo giao Tiểu Khả cho Anh Tử rồi đi ra ngoài dược đường.



* Bệnh kinh phong là lấy chứng trạng phong rút làm chủ yếu mà gọi chung. Trẻ em từ 3-5 tuổi thường mắc phải. Bệnh có 2 loại: cấp kinh phong và mạn kinh phong. Cấp kinh là do nhiệt cực sinh phong. Mạn kinh là do tỳ hư mà can mộc khắc, hại. Tâm chủ kinh, phong thuộc can mộc.



Cấp kinh phong: Nguyên nhân: Cơ thể da dẻ của trẻ còn non yếu nên dễ cảm nhiễm tà khí phong hàn từ ngoài theo kinh mạch vào trong mà hóa nhiệt hóa hỏa, nhiễu động can đởm phát ra chứng kinh.



Do ăn uống, bú mớm không thận trọng; sữa, thức ăn kết tụ lại ở dạ dày, đường ruột, làm khí cơ bị tắc nghẽn, khí biến thành hỏa, hỏa hóa ra phong đờm gây thành bệnh kinh.



Trẻ em thần khí còn yếu ớt hay kinh sợ bỗng đột nhiên gặp phải sự kích thích mạnh dữ ở bên ngoài hoặc bị té ngã, kinh sợ đều có thể gây phát sinh chứng kinh phong.