Tổng Giám Đốc Siêu Cấp

Chương 401: Sản xuất VR




Buổi họp tuy kéo dài hơn dự kiến nhưng đã giải quyết được thêm nhiều vấn đề cấp thiết.

Sau khi chia tay mọi người, hắn nhanh chóng trở về căn cứ của mình. Khi nãy nói thì mạnh mẽ là vậy nhưng hắn vẫn có chút mạnh miệng, bởi vì các sản phẩm đó mới chỉ là ý tưởng trong đầu hắn, dù đã có bản vẽ sẵn từ Triệu Cơ rồi nhưng tạo ra nó cũng không phải đơn giản.

Đi qua sân huấn luyện quan sát tình hình một lát hắn cũng khá hài lòng về sự tăng tiến sức mạnh của những người này. 50 thành viên ban đầu chỉ xứng đáng làm mấy kẻ võ lòe thiên hạ, tới cấp độ Võ Sư còn chưa được.

Nhưng bây giờ đã khác, một đoàn 50 người đã vượt qua Võ Sư, đạt tới cấp độ Nam Tước, đặc biệt là hai đội trưởng dưới trướng của Walter và DG là Lê Toàn và Bá Kiên đã đột phá tới cấp độ Tử Tước. Tuy so với các lãnh đạo cấp cao thì chưa là gì, nhưng số lính này có thể tung hoành một vùng trời nếu rời núi rồi.

Sau lần phải tạo ra một lúc nhiều thứ trong thời gian ngắn lúc trước, hắn đã yêu cầu Vân Tú liên tục nhập các loại nguyên liệu về, để khi cần không phải đợi tìm nguồn hàng nữa.

Đóng cửa, bật lò rèn, cởi bớt quần áo chỉ còn chiếc áo ba lỗ đen cùng chiếc quần đùi, khởi động cho cơ thể thật thoải mái, hắn bắt đầu lấy giấy bút ra vẽ lại bản vẽ, sau đó treo chúng lên và bắt tay vào tinh luyện nguyên liệu, nung chảy, phối hợp theo một tỉ lệ hợp lý.

Dương Tuấn Vũ xưa đâu bằng nay, bây giờ hắn đã có thể tự tin phối tỉ lệ theo ý muốn. Việc am hiểu đặc tính các loại nguyên liệu đã giúp hắn chỉ cần nhìn qua một chút thông tin từ bản vẽ để xác định ý nghĩa của chi tiết đó rồi hắn sẽ tự phối nguyên liệu.

Mới đầu còn có chút sai sót, lãng phí nguyên liệu, nhưng càng ngày hắn càng làm chính xác, các tỷ lệ cũng không còn cần phải quá cứng nhắc như bản vẽ yêu cầu. Bởi vì hắn hiểu mỗi người đều có điểm khác biệt riêng, nếu sản xuất trang thiết bị, vũ khí đại trà thì cũng được thôi, nhưng ít nhiều vẫn sẽ ảnh hưởng đến mức độ thuận tay và khả năng chiến đấu của từng người.

Ví dụ đơn giản, nếu tay một người vừa ngắn vừa nhỏ, nếu họ cầm một thanh kiếm của người bình thường thì chỉ sợ cầm sẽ không vừa vặn, có chút quá cỡ, như thế khi chém lực đạo sẽ giảm mạnh, kèm với đó là việc điều khiển kiếm theo ý muốn cũng khó khăn hơn nhiều.

Nhưng nếu sản xuất một số lượng lớn đồ cho mọi người thì hắn cũng không đảm đương nổi, vì thời gian không có. Chính vì lẽ đó chỉ khi rèn vũ khí chủ chốt cho từng tướng lĩnh của mình, hắn mới tiến hành cách rèn “cá nhân hóa”.

Sản phẩm đầu tiên hắn làm chính là thiết bị VR.

Chiếc kính Gear VR đầu tiên được làm ra là của Samsung, và Apple, hình dạng có chút lớn, nhìn từ

ngoài vào chẳng khác gì mình đang đeo kính lặn, hay thô hơn là đeo một cái hộp lên mắt.

Đã vậy họ còn gắn smartphone của mình lên đó để làm màn hình. Làm như vậy sẽ khiến các luồng ánh sáng từ thiết bị di động tác động lên thị giác với khoảng cách gần và liên tục trong nhiều giờ, ít nhiều sẽ làm ảnh hưởng tới thị giác của họ.

Dương Tuấn Vũ không muốn điều đấy xảy ra.

Hắn muốn đem đến một loại kính bá đạo, theo đó người dùng sẽ sử dụng một thiết bị đúng với cái tên “kính”. Tất nhiên nhìn nó sẽ rất tương lai chứ không chỉ đơn giản như kính cận mà mọi người hay đeo.

Chiếc kính này sẽ được liên kết trực tiếp với dữ liệu trên TT Cloud, thông qua đó một loại ứng dụng có thể tải xuống, ví dụ như: App thời tiết, bản đồ, đặt xe, phân tích – giới thiệu sự vật trước mắt, mua sắm... và đặc biệt là nó sẽ kết nối với hệ thống TT Master Device, thông qua đó bạn sẽ sử dụng giọng nói để điều khiển mọi thiết bị trong căn nhà mình.

Điều này chẳng khác gì bạn sẽ đưa cái smartphone lên mắt mình. Vì bản thân chiếc kính cũng được tích hợp cả khả năng nghe, gọi, và đặc biệt là chơi game 3D.

Nhưng tất nhiên, cái gì cũng phải từ từ, nếu không các hãng điện thoại chẳng phải sẽ sụp đổ ầm ầm hay sao?

Mấu chốt của sản phẩm này chính là con chip và hai cái mắt kính.

Hai mắt kính này chính là hai màn hình ở dạng trong suốt, chỉ khi chủ nhân cần và gọi nó lên thì hai cái kính này mới trở thành màn hình. Nhưng ngay cả như vậy nó cũng sẽ không đen thui chắn tầm nhìn mà các dữ liệu (con số, hình ảnh) chạy trên đó cũng di chuyển trên một nền trong suốt.

Khi bạn muốn trải nghiệm game 3D kiểu thế giới thực, thì bạn sẽ thấy các con thú, các nhân vật chạy tung tăng khắp nơi. Còn nếu bạn muốn trải nghiệm những game phiêu lưu như RPG thì kính sẽ tự động bao trùm kín mắt để không cho ánh sáng bên ngoài tràn vào, và bạn sẽ được sống trọn vẹn trong một thế giới ảo tưởng.

Màn hình này sẽ được hắn sử dụng công nghệ tinh lọc ánh sáng, để đảm bảo nhưng tia có hại sẽ không truyền tới mắt người dùng.

Thậm chí, nếu bạn thấy trời quá nắng, ánh sáng quá gắt thì có thể ra lệnh cho nó chuyển thành

một chiếc kính râm vô cùng tiện lợi.

Đi kèm với chiếc kính chính là hệ thống tai nghe sống động như thực, khi bạn chơi game có thể gắn nó vào chiếc kính và trùm vào tai giống một chiếc headphone.

Và tất nhiên, thứ quan trọng nhất vẫn là con chip đủ mạnh, nó sẽ liên tục gửi các tín hiệu lên TT Cloud, và máy chủ của TT Cloud sẽ phản hồi lại ngay lập tức mà không có độ trễ.

Ngoài ra nó còn có chức năng quay phim, ghi âm để bạn có thể ghi lại bất cứ khoảnh khắc nào mà mình thích.

Vì những sự vượt trội kể trên, hắn hiểu con người sẽ gần như liên tục đeo chiếc kính này, như vậy nếu không đảm bảo tính an toàn nó sẽ gây ra hiện tượng mỏi mắt, đau mắt. Để tránh hiện tượng tiêu cực này, hắn sẽ thêm vào đó các hình ảnh có tính thư giãn, massage cho mắt, và kèm theo những âm thanh nhắc nhở khi nào mắt bạn cần nghỉ ngơi.

Và chính vì đeo liên tục nên thứ này sẽ cần phải có một ngoại hình đẹp, tinh tế, để người đeo sẽ coi nó là một món phụ kiện thời trang.

Nhìn quanh một hồi, không thấy có nhựa, hắn quyết định thử làm một chiếc kính kim loại, một chiếc kính dạng sứ chịu lực.

Đầu tiên là làm phần màn hình.

Các loại thủy tinh thông thường được làm ra từ 3 nguyên liệu chính. Đầu tiên là cát, chủ yếu chứa silicon dioxide (SiO2). Đó cũng là nguyên liệu mà hãng Corning dùng cho quá trình sản xuất kính Gorilla Glass. Hai loại nguyên liệu còn lại là đá vôi và natri cacbonat (Na2CO3).

Dương Tuấn Vũ đưa silicon dioxide vào trộn với các hợp chất khác trước khi nung chảy hỗn hợp đó thành thủy tinh. Sản phẩm thu được là sự kế hợp của Saphia (bản chất là oxit nhôm Al2O3, chẳng qua kết cấu không gian của nó khác với oxit nhôm thường) và Aluminosilicate – nghĩa là thủy tinh có chứa nhôm, silic và oxy.

Khâu tiếp theo là đổ thủy tinh nóng chảy vào một máng hình chữ V cho tới khi nó tràn ra ngoài. Sau đó, hắn rút các tấm kính ra từ mép của máng, mỗi tấm kính sẽ chỉ dày 0,2 mm.

Loại kính này gần như trong tuyệt đối.

Nhưng nó vẫn chưa phải loại kính chịu lực như Gorilla Glass mà chỉ là kính aluminosilicate thông thường. Để làm cho kính Gorilla có khả năng chống xước và va đập, Dương Tuấn Vũ sẽ phải đem những tấm kính này đi… tắm.

Hỗn hợp Aluminosilicate ngay từ đầu đã chứa rất nhiều ion natri. Nhưng kích thước của Natri là rất nhỏ, sẽ khiến khả năng chịu lực kém. Vì vậy, hắn cần phải thay những ion Natri này bằng ion khác có kích thước lớn hơn nhưng lại vẫn phải nằm trong cùng một nhóm với Natri, thích hợp nhất chính là ion Kali.

Tại sao lại cần phải có sự thay đổi này, thực ra có thể hình dung đơn giản, chúng ta có một tấm lưới, mỗi một mắt lưới sẽ được gắn một viên bi. Khi đó tấm lưới vẫn chưa kín và còn khá linh hoạt. Giờ hãy tưởng tượng chúng ta thay toàn bộ số bi đó bằng một quả bóng tenis thì các mắt lưới này sẽ rất chắc chắn, và chắc chắn như vậy nó sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn.

Để quá trình trao đổi ion này được diễn ra, hắn đã đun sôi từ trước dung dịch ion Kali đậm đặc trong bồn chứa ở 420 độ C. Sau đấy nhúng những tấm kính này vào bồn chứa cực nóng.

Ở nhiệt độ này, các liên kết giữa Natri với kính aluminosilicate sẽ bị bẻ gãy hoàn toàn. Nhưng nhưng Kali có khối lượng nguyên tử nặng hơn Natri, nhiệt độ cần để phá vỡ liên kết của nó cao hơn 420 độ, do đó Kali vẫn có thể duy trì liên kết ion với tấm kính dù nhiệt độ cao.

Sau khi trải qua quá trình "tắm nóng", tấm kính aluminosilicate giờ đã chứa đầy ion kali.

Những tấm kính này sẽ được làm lạnh cực nhanh bằng một hệ thống khí lạnh trong vòng vài giây, để các liên kết giữa các phân tử các thêm bền chặt. Sau đó lại tiếp tục được cho vào lò đun nóng, rồi lại làm lạnh. Quá trình cứ tiếp tục diễn ra như thế khoảng 5 lần thì dừng. Khi đó, các chất đã liên kết với nhau vô cùng chắc chắn mà vẫn giữ được tính chất trong suốt.

Tấm kính thông thường dễ vỡ gấp 5 lần so với kính cường lực Gorilla Glass. Kính thông thường có thể chịu được tối đa 6000 psi (áp lực trên một inch vuông). Còn kính cường lực Gorilla Glass có thể chịu được gần 24000 psi.

Nhưng hàng mà Dương Tuấn Vũ làm còn khủng hơn thế, bởi sự pha trộn tỷ lệ hợp lý, khả năng tính toán thời gian chính xác, cùng một số phụ gia đặc biệt đã giúp khả năng chịu lực của nó gấp 10 lần kính Gorilla Glass thế hệ hiện tại.

Gorilla Glass có thể chịu được độ rơi 1,6m mà không bị vỡ, thì kính của hắn làm ra có thể rơi ở độ cao 16m mà không vỡ. Điều này có nghĩa nếu bạn đang đứng mà bị rơi kính xuống đất thì chẳng có vấn đề gì cần phải lo lắng cả.

Chưa hết, sự phụ gia thêm đá Saphia vào đã giúp cho chiếc kính này có khả năng vô cùng tuyệt vời đó là chống trầy xước. Điều này tất nhiên không có gì mới, bởi vì các loại kính đồng hồ đẳng cấp đều sử dụng mặt kính saphia, nhưng khác biệt ở chỗ, khả năng chịu lực của nó không quá cao. Và giờ, nhược điểm này đã được bù đắp hoàn toàn. Như vậy, một chiếc kính vừa chịu lực tốt, vừa chống trầy xước đã ra đời.

Dương Tuấn Vũ càng nhìn càng hài lòng.