Tiểu Túc Bảo Đáng Gờm

Chương 1175




Chương 1179

Khi hồn da bị đốt thành tro, người đàn ông đầu trọc dần dần sống lại, nhìn Túc Bảo với vẻ mặt kinh hãi.

Ngày hôm đó ở nhà ma, gã cảm thấy bé gái này không hề đơn giản!

Hóa ra là vì bé có một sư phụ lợi hại như vậy!

Vậy ra những linh hồn ác quỷ của bé cũng là do sư phụ của bé giao cho phải không?

Người đàn ông đầu trọc đã không còn dám giở trò nữa, phải biết rằng gã đề phòng cả sư phụ của mình nên cũng không kể chuyện về mấy ác quỷ của Túc Bảo cho sư phụ của mình biết.

Quả nhiên, vừa nãy sư phụ của gã đã ra tay với gã.

Đều là đồ đệ, tại sao lại có sự khác biệt lớn như vậy…

Người đàn ông đầu trọc có vẻ mặt chán nản, trước khi Mộc Quy Phàm và những người khác hỏi, gã đã tự mình khai ra hết đầu đuôi mọi chuyện.

“Tôi tên là Ôn Bảo Sơn… Là đệ tử của Trần Thương Vũ.”

“Tổ tiên của tôi là thợ làm người giấy, và kỹ thuật làm người giấy là một kỹ thuật độc môn chỉ truyền cho nam không truyền cho nữ. Tôi rất có năng khiếu và đã có thể tạo ra những hình nộm người bằng giấy giống như thật từ khi còn nhỏ.”

“Nhưng ba tôi nói với tôi rằng khi làm hình nộm giấy không được chấm mắt, nếu không sẽ gặp rắc rối lớn.”

Túc Bảo nhịn không được thấp giọng hỏi: “Tại sao chỉ truyền cho nam không truyền cho nữ chứ?”

Con gái thì làm sao mà có rất nhiều nghề lại không dạy cho con gái?

Không phải chỉ là làm hình nhân giấy thôi sao? Chỉ là dán những bộ phận lại với nhau thôi mà… Khó lắm sao? Vì sao lại là nghề phải truyền thụ?

Kỷ Trường giải thích: “Thợ làm người giấy là một phần trong bốn cánh cửa dẫn đến địa ngục. Bốn cánh cửa gồm: đồ tể, thợ làm người giấy, thợ giày và người khám nghiệm tử thi. Ở cổ đại người ta lo rằng người chết sẽ không tìm thấy đường xuống âm phủ rồi cứ lưỡng lự ở lại nhân gian không chịu đi… Cho nên họ mới cho người giấy theo dẫn đường để dẫn bọn họ xuống âm phủ.”

“Đốt người giấy, xe kiệu giấy, để người giấy chở người thân đã khuất xuống âm phủ cũng là một cách để ký thác tình cảm và sự không nỡ đối với người thân đã mất. Vì vậy tượng giấy rất quan trọng. Vậy nên nếu người giấy không được làm tốt thì thì linh hồn sẽ không linh hoạt, dễ dẫn sai đường.”

Mộc Quy Phàm nghĩ tới quá khứ.

Ở quê có tục lệ khi ba qua đời, con trai phải tự tay làm một con ngựa giấy để dẫn đường cho người đã khuất.

Lúc đó ông nội anh không có cơ hội được chôn cất công khai, nhưng anh cũng lén lút làm cho ông một con ngựa giấy.

Uốn cành tre làm bốn chân ngựa, bện dải tre làm đầu ngựa, cuối cùng dán giấy đỏ lên.

Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng thứ anh làm ra lại chẳng giống con ngựa chút nào. Lúc dán giấy đỏ lên rất khó khăn, cành tre bén nhọn rất dễ đâm thủng lớp giấy dán, dán lại xong cũng không định hình được, còn chưa lấy ra dùng thì cái đầu bằng tre đã rơi xuống…

Cho nên bộ môn này cũng cần có tài và cần có kỹ năng được truyền lại nữa.

“Sau đó thì sao?” Túc Bảo tiếp tục hỏi.

Ôn Bảo Sơn nói: “Người giấy có mắt sẽ nhìn chằm chằm vào mình, bởi vì khi vẽ, người đầu tiên nó nhìn thấy chính là người vẽ, cho nên theo truyền thống là không chấm mắt lên người giấy. Nhưng lúc đó tôi còn trẻ nên đã rất tò mò, rồi thử chấm mắt…”

Người đàn ông đầu trọc sẽ không bao giờ quên đêm đó, gã lén trốn trong phòng và chấm vào mắt cho người giấy.

Khi đôi mắt của người giấy hình thành, gã lập tức cảm thấy mình đang bị vật gì đó nhìn chằm chằm. Ngày hôm sau, gã bị sốt cao không ngớt nên bất đắc dĩ phải lên núi cùng ba mình, khi nên đó gã đột nhiên gặp một nữ quỷ đứng yên lặng trong rừng.