Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Chương 43: Tìm Bạn Đồng Chí




Đã ba tháng trời ròng rã, Phạm Thái đi quyên giáo trong hai trấn Sơn Nam

thượng, Sơn Nam hạ. Lúc đi bộ, chàng rong ruổi khắp vùng Chương Đức, thăm

núi Tử Trầm cùng động Long Tiên. Khi đi thuỷ chàng cùng tiểu đồng lênh đênh

con thuyền trên giòng sông Đáy, qua bao nhiêu danh lam thắng cảnh từ Thanh

Oai, Ưng Hoà cho tới Lý Nhân, Ý Yên, Phong Doanh. Không một ngọn núi đá

nào Ở hai bên vệ sông mà chàng không trèo, không một cái động nào mà chàng

không vào xem. Khi hứng trí chàng đề thơ ngâm vịnh, khi gặp tri kỷ chàng lưu Ở

lại chơi dăm ba ngày.

Là vì, ngoài mục đích quyên giáo, chàng còn có mục đích khác: đi ngoạn cảnh

để di dưỡng tính tình, chờ dịp lại tận tụy theo đuổi việc lớn, nhưng nhất là đi chu

du thiên hạ để tìm nhân tài, tìm bạn đồng chí mà gây dựng chi đảng Tiêu Sơn Ở hai

trấn Sơn Nam.

Nghe nói Ở chùa Thiên Trù, gần động Hương Tích có Bảo Giám thiền sư là

một nhà đại văn hào về thời Lê, Mạt, chàng liền đến thăm. Hai người bàn đạo lý,

văn chương lấy làm hơp ý nhau lắm. Nhân Phạm Thái thuật chuyện biến loạn suýt

xảy ra Ở Bắc thành vào dịp kỳ thi cống sĩ, Bảo Giám thở dài nói:

- Tôi xem thiên văn biết vận nhà Lê đã hết. Mệnh trời đã định như thế, kéo sao

lại được nữa mà toan việc nọ kia? Cứ ngắm chòm sao Bắc đẩu mấy năm nay ánh

sáng lờ mờ, thì đủ biết nhân tài không Ở miền Bắc. Còn sao Nam cực thì sáng rực

lên, có lẽ Ở trong Nam sắp có sự lạ.

Phạm Thái nghe Bảo Giám khinh miệt người miền Bắc, thì không bằng lòng.

Nhưng chàng rất mừng thầm rằng thiền sư tỏ ý còn thương tiếc nhà Lê. Muốn biết

rõ tâm tính thiền sư đối với thời cục, Phạm Thái nói khích một câu:

- Cao tăng nghĩ cũng phải. Nhà Lê ngày nay đã như cái nhà đỗ nát, ai còn dại

gì mà chui đầu vào để mái nhà sụp cho chết uổng mạng. Còn nhà Nguyễn thì như

toà lâu đài nguy nga, đồ sộ, ai lại không muốn ở. Vả ngưòi xuẩn ngốc đứng đầu

việc toan khởi loạn Ở Bắc thành chỉ là một người đàn bà, một cô hàng trầu nước

tầm thường chứ bậc chí sĩ trong nước phải lấy nhàn làm quý, bạo động có ích gì?



Bảo Giám kinh ngạc hỏi:

- Một cô hàng trầu nước?

- Vâng, một cô hàng nước Ở phố Cầu gỗ.

- Thế bây giờ cô ta đâu?

- Bần tăng cũng không rõ cô ta trốn đi đâu, nhưng nghe đồn cô ta rất đẹp và

rất thông minh.

Bảo Giám lẩm bẩm:



- Thảo nào sao Chức nữ sáng trội lện, lại muốn thiên gần bộ phận Ngân hà.

Một kỳ nữ thực ?

Phạm Thái biết rằng Bảo Giám tuy có tiếng làm một nhà chí sĩ ẩn dật nhưng

kỳ thực chỉ là một lão hủ nho, mê tín các khoa thiên văn địa lý không đâu. Chàng

liền từ biệt ra đi.

Qua miền Kim Bảng, thấy nước non hùng vỹ, chàng lên bộ dạo chơi ngắm

cảnh Đến rẫy núi tục truyền là núi Con Voi, chàng cảm hứng đề một bài thơ lên

vách đá:

Núi Con Voi

Tạo hóa khen thay khéo vẽ vời,

Dạm nên một rặng núi Con Voi.


Tới chầu diện thẳm quỳ khom gối,

Nằm ngắm doành thanh vắt vẻo vòi.

Cây biế mc dưới trên che tán rơp,

Mây vàng cao thấp thẳng bành ngồi.

Cưa mây búa tuyết đầu dầu vậy,

Xương đá lòng rêu vẫn hẳn hoi.

Vừa đề dứt bài, chàng nghe có tiếng cười khúc khích sau lưng. Chàng quay

lại: Một văn nhân mặt đỏ gay, đầu đội nón sơn, chân vận giầy vải chẽn, đứng

sững, trân trân nhìn chàng:

- Sư mô quỷ gì mà văn thơ tục tỉu?

Phạm Thái mặt tái đi, toan cho chàng kia một bài học võ, nhưng chợt nhận

thấy hắn say rượn bí tỉ, nên lại thôi. Chàng mỉm cười hỏi lại:

- Ý chừng tôn ông là văn sĩ?

Văn nhân vẫn cười:

- Sao thiền sư biết?

- Chả là văn sĩ mà ngôn ngữ cử chỉ lại quá nhã nhặn đến thế?

Người kia càng cười to, rồi ứng khẩu đọc:

Nhà văn này với sư ông,

LỖ mãng nghe đâu cũng một tuồng,

Bá ngọ thằng nào mà nói dối:

Mồm ha hẳn chẳng nốc cà, tương.

Phạm Thái nghiêm nét mặt lại:

- Nam vô a di đà phật? ông này say rượn lắm rồi.

- Say gì mà say. Mới uống hết non nửa bình. Hay thế này: mời sư ông lại xơi


rượn với bỉ nho cho vui. Bỉ nho đương chén bỗng thoáng thấy bóng cái nón sư,

nên vội vàng leo xuống, ngờ đâu gặp ngay một văn sĩ thiền sư... Bạch thiền sư,

đạo hiệu thiền sư là gì xin cho biết, để bỉ nho được xưng hô.

- Thưa tôn ông bần tăng đạo hiệu Mộng Vân.

- Cao tăng trụ trì chùa nào?

- Thưa tôn ông, tại chùa Trấn Quốc.



- Ở Tây hồ?

Chàng đọc luôn:

"Em Ở Tây HỒ bán chiếu son.

"Chồng còn chưa có, hỏi chi con? "

Rồi nói tiếp:

- Ở miền ấy chừng nhiều gái đẹp?

- A di đà phật? Sao tôn ông biết?

- Vì cái tên Tây hồ đẹp lắm. Vả cứ một điều cao tăng tu Ở đấy, đủ tỏ rằng lời

phỏng đoán của bỉ nho không sai.

- A di đà phật? Tôn ông nên giữ gìn lời nói hơn một chút.

Văn nhân cười phá lên:

- Xin lỗi cao tăng. Nhưng cao tăng có giữ gìn lời thơ đâu? Cao tăng thử đọc lại

bài thơ đề trên vách đá mà xem.

Thấy nhà su bẽ lẽn ngượng nghịu, chàng nói tiếp, chữa thẹn hộ:

- Thôi, bỉ nho cũng biết thiền sư chỉ là một nhà văn hào thời nay, vì chẳng ưng


nhà Tây Sơn, nên tạm mặc áo cà sa lánh cuộc đời phiền toái. Vậy thì thiền sư còn

ngần ngại gì mà chẳng nhận lời bỉ nho lên kia, đôi ta cùng nhau uống rượn, ngâm

thơ

Dút lời, chàng cầm tay Phạm Thái dắt lên sườn non, và ngâm vang núi:

Đánh ba chén rươu, khoanh tay giấc,

Ngâm một câu thơ, vỡ bụng cười.

Cho quách người đời danh với lơi.

Núi sông ta giữ để ta chơi.

Phạm Thái không giữ nổi vẻ trang nghiêm nữa, cũng phá lên cười:

- Tôn ông văn chương mẫn tiệp lắm. Xuất khẩu là thành thi.

- ấy cũng đọc lếu đọc láo cho có thơ. Chẳng lẽ có tửu lại không có thơ.

Hai người vừa leo giốc vừa nói chuyện. Một lát tới một nơi bằng phẳng rộng

hơn một gian nhà dựa vào bên sườn núi dưới bóng mát một cây tùng già cỗi.


Phạm Thái hỏi:

- Tôn ông có một mình?

- Với cao tăng nữa là hai. Vậy xin mời cao tăng chiếu cố.

Trên tảng đá, một bình rượn lớn và một cái chén vại đặt bên cạnh một tàu lá

chuối đầy thịt nướng. Thấy Phạm Thái trù trừ nhìn tiệc rượn, văn nhân cười nói

tiếp:



- Xin mời thiền sư cứ chiếu cố cho. ĐÓ là thịt lợn, chứ không phải thịt cầy đâu

mà thiền sư e sợ.

Phạm Thái cũng cười đáp :

- Thịt gì chả là thịt. Nhưng trước khi nhận lời tôn ông, xin tôn ông cho biết

quý tính cao danh.

- Thưa cao tăng, tên bỉ nho thì hà tất thiền sư phải biết. Gặp nhau, chén một

bữa rượn, rồi kẻ Ở người đi nhớ nhau làm gì thêm bận lòng. Nhưng thiền sư đã yêu

mà hỏi, thì bỉ nho cũng xin thưa: bỉ nho họ Phạm tên Lư - Lư là cửa chứ không

phải Lư là lừa, xin thiền sư chớ lẩn biểu hiệu Thanh Sơn.

- Tôn ông họ Phạm thì ra cũng...

Phạm Thái bỗng ngừng bặt nói lảng:

- Vậy xin cất chén rượn chúc Phạm Thanh Sơn tiên sinh vạn phúc.

- CÓ mỗi một chiếc chén? Thôi ta uống chung.

Một lát sau Phạm Thái chán nản ra đi bỏ Phạm Lư say bứ nằm ngủ trên tảng

đá Chàng cau có lẩm bẩm nói một mình:

- Hay vận nhà Lê đến lúc cùng rồi, nên ta chỉ gặp toàn hạng mê tín với hạng

điên cuồng. Hay trấn Sơn Nam không có nhân tài?

Nửa tháng sau chàng lại chán nản hơn, khi chàng đã dựa tiếng quyên giáo đến

thăm các làng nổi tiếng văn vật nhất vùng. Ở đó cũng toàn một loại hủ nho, toàn

một phường ham phú quý. Đem nhà Lê ra nói với họ, họ chẳng hề cảm động. Khi

xưa ông cha họ có ăn lộc nhà Lê bao giờ? HỌ chỉ biết có chúa Trịnh. Khi chúa

Trịnh mất ngôi báu thì họ cũng có thương tiếc. Nhưng ngày nay vắng nhà Trịnh đã

có nhà Nguyễn. Còn vua Lê, cái ông bụt mục, cái ông tượng nát ấy, họ có kể chi?

Buồn rầu, chàng quay về Thanh Nê, chàng chợt nghĩ ròng rã hơn ba tháng

trời, đi gần khắp hạt Sơn Nam, chàng chưa tìm được một bậc chí sĩ nào có thể

khiến chàng kính phục bằng Kiến Xuyên hầu và Trương Quỳnh Như.