Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Chương 41: Hành Hình




Chung quan pháp trường, người ta đứng xem rất đông. HỌ đến ngay từ đầu giờ

Dần để nhận chỗ.

Vì xử tử mấy người phản quốc quan trọng - một viên quan và bốn viên đội -

nên pháp trường không lập Ở trong thành, mà dựng ngay Ở trước cửa chùa Liên Trì

trông ra hồ Hoàn Kiếm. Quang tổng trấn muốn nhân dân khắp Bắc thành đều được

mục kích mấy cái đầu phản quốc rơi dưới lưỡi gươm nặng của viên đao phủ.

Trong bọn đến xem, hai người nói chuyện:

- Sắc đẹp giết người?

- Thế con bé bán hàng nước hôm nay có bị hành hình không?

- NÓ trốn thoát rồi còn đâu. Ngay khi chưa bại lộ câu chuyện làm phản, chủ

quán Bạch Phương đã làm đơn vào dinh quan phân tri sở tại kiện ả kia về tội lừa

đảo Nghe đâu cô ả Ở trọ hơn một tháng, mà chẳng trả được một đồng một chữ.

Rồi một đêm bỏ trốn biệt.

- Thế quan không tróc nã ư?

- Chắc có chứ, nhưng vị tất nó còn lẩn lút trong Bắc thành.

Ở một chỗ khác, năm, sáu người học trò khúc khích cười, thì thầm bảo nhau:

- Sao ngày nay mà hãy còn những đứa cuồng xuẩn như thế nhỉ?

- Đại huynh bảo thế nào là cuồng xuẩn?

- Nghe theo một đứa con gái, một con hàng nước, để toan phục hưng nhà Lê,

đại huynh bảo chẳng gọi là cuồng xuẩn còn gọi là gì?

Một người thứ ba cười ha hả:

- Ý chừng chúng nó muốn bắt chước bọn Trịnh Kiểm đời xưa chứ gì?

- Nghe đâu con bé hàng nước ghê gớm lắm kia đấy. Đại huynh đã lại Quảng

Minh đường đọc tờ chiếu chỉ chưa?



- Chưa. CÓ gì lạ vậy?

- Trong chiếu chỉ có nhiều câu mạt sát bọn Lê thần. Chừng con bé hàng nước

cũng thuộc bọn ấy.

Một người thì thầm bàn chen:

- Dễ yêu tinh đấy, các bạn ạ. Các bạn có nhớ truyện con rắn hiện thành người

đẹp bán chiếu gon Ở phường khán Xuân không? NÓ xuống hoạ thơ với cụ Nguyễn

Trãi, rồi được cụ kén làm nàng hầu. Về sau nó lại hiện nguyên hình rắn, đương

đêm cắn chết hoàng thượng.



Một người từ nãy vẫn yên lặng, giữ vẽ mặt bực tức, bỗng thở dài phàn nàn:

- Một lũ khốn nạn? Chúng nó làm mình hụt cống sĩ khoa này. Mình bao công

đèn sách, những tưởng được chiếm bảng vàng. Ngờ đâu chúng nó làm phản để

triều đình bãi khoa thi. Chư đại huynh tính như thế thì có uổng không, như thế thì

có tức chết được không?

- Nhưng đại huynh đã chắc đâu chiếm bảng vàng?

Mọi người cười phá lên, khiến mấy chú lính mặc áo nâu, đội nón son vác dáo

đứng giữ trật tự Ở hàng đầu phải quay lại quát:

- Khẽ mồm chứ? Quan sắp đến đấy?

Những mẫu chuyện riêng kia đủ tỏ rằng Bắc thành vừa suýt có biến. Cuộc


biến loạn ấy, hoàn toàn là công trình của Nhị nương.

Tối hôm từ biệt Quang Ngọc Ở Bạch Phượng, nàng cải nam trang đi tìm Phạm

Thái, vì buổi sáng vào đền Ngọc Sơn, nàng đã để ý tới một bài thơ của một văn

nhân đến vãn cảnh. Bài thơ ấy chỉ là một bài thơ đề vịnh, nhưng đối với đảng viên

đảng Tiêu Sơn lại là một dấu hiếu để báo cho nhau biết mà đi tìm nhau. Tức thì



Nhị nương họa lại nguyên vận. Trong bài hoạ, nàng không cần lời thơ hay, nàng

chỉ cốt chen được câu: "Phượng trắng soi bên dịp mộc hều. "

Câu thơ ấy ai chẳng cho là tả đền Ngọc sơn đứng bên cầu Thê Húc. "Nhưng

Phạm Thái tất hiểu. Phải, làm gì mà không hiểu, vì ta ký tên là nàng Hai".

Nhị nương vui sướng đọc lại câu thơ.

Nhưng suốt ngày vẫn không thấy Phạm Thái đến quán Bạch Phượng. Nhị

nương dồ rằng chàng chưa trở lại Ngọc Sơn. Vì thế, đêm ấy, chàng cải nam trang

la cà trong các tửu điếm để tìm Phạm Thái. Trước hết, nàng đến một hàng thịt cầy

Ở phố hàng Hòm. Nàng chắc rằng anh chàng LỖ Trí Thâm kia đã về Bắc thành thì

khi nào lại chịu kiêng khem cái thú nhắm rượn chả chó.

Ở đó không gặp Phạm Thái, nàng lại đến các hàng cơm chứa trọ phố Thợ

Nhuộm gần tràng thi, vì nàng chắc Phạm Thái chỉ quanh quẩn Ở khu ấy. Vả biết

đâu Phạm Thái không đội tên để đi thi.

Mãi gần sáng, Nhị nương mới trở về quán Bạch Phượng nhủ, mà Phạm Thá,

nàng vẫn chưa biết tin tức ra sao. Cuối giờ Mão, nàng thức dậy. Dậy không phải

để bán hàng. Nàng vừa nghĩ ra một cách nữa đễ tìm kiếm Phạm Thá: là sắm sửa


vàng hương đi lễ các chùa. Vì nàng đoán chắc rằng nếu Phạm Thái không có trong

các ỉru quán, thì chỉ ẩn núp Ở chùa nào đó.

Quả không sai. Khi đến cổng chùa Trấn Quốc, và nhận được tính cách Phạm

Thái trong một bài thơ vịnh Tây Hồ, Nhị nương vui mừng tiến vào chùa và gặp

chàng đương ngồi nói chuyện với sư cụ. Nàng cố giữ mặt thản nhiên, đi qua hành

lang lên chùa trên.



Một lát sau, Phạm Thái theo lên thắp hương, vì ngày ấy là ngày thường, nên

chú tiểu xin phép đi chơi phố, và nhân tiện mua các thức ăn.

Hai người kể qua loa cho nhau biết tình thế và công việc của đảng. Rồi Nhị

nương hẹn Phạm Thái tối hôm ấyu lại quán Bạch Phượng phố Cầu gỗ bàn việc

lớn

Công việc vây phá trường thi và xui giục quân lính dấy loạn tiến hành càng

mau khi đã có Phạm Thái giúp Nhị nương một tay.

Bỗng xảy ra một việc chẳng ngờ, đến nỗi vỡ lở: Một người trong bọn đứng

đầu việc gây ra bỏ thi đến lễ đền Ngọc Sơn xin quẻ thẻ. Chẳng may cho Nhị

nương, quẻ thẻ ấy rất xấu. Người kia sinh ra nghi ngại, lo lắng. Đọc đi đọc lại quẻ

thẻ, người ấy nhậ thấy một câu thơ có nghĩa ẩn hiện rằng nếu đi phát giác việc làm

phản với quan trên, thì thế nào cũng được hưởng phú quý.

Thế là thầy khóa sinh lòng tráo trở. Vả tráo trở lại có lợi lắm cơ: Mười năm


đèn sách, mà ra thi vị tất đã ăn thua, đằng này chỉ nói một câu là nhảy một bước

tới cao quan.

Kể ra, thầy khóa cũng rất siêu lòng vì cô hàng trầu nước xinh đẹp, nhất lại

được cô ta tâng bốc luôn luôn, và luôn luôn hứa lulung lời đường mật.

Nhị nương cũng ngờ rằng nhan sắc, và đức hạnh mình có lẽ khó đánh dổ được

lòng ham muốn công danh của những anh đồ đã thề sống chết với cái chí xuất

chinh. Nhưng nàng cho rằng dẫu việc có thất bại thì nàng cũng chỉ đến đi trốn

tránh một nơi, mà nếu chẳng trốn thoát thì lấy cái chết đền ơn đảng là cùng. Vì

việc làm phản này, nàng riêng chịu trách nhiệm. Phạm Thái có giúp nàng cũng chỉ

đứng ngoài cuộc mà thôi.

Tối hôm ấy, anh khóa phản phúc kia lần mò vào dinh quan tổng trấn xin nói

riêng với ngài một câu truyện rất quan trọng. Tức thì ngay giờ sau, viên quản và


bốn viên dội định làm phản bị bỏ ngục một cách rất yên lặng, bí mật.

Nhưng dù bí mật đến đâu cũng có thám tử ra báo với Nhị nương.



Sáng sớm hôm sau, chủ quán Bạch Phượng làm đơn thân mang đến huyện sở

tại kiện cô hàng nước vô danh đã bỏ trốn đi mà chưa trả tiền trọ, tiền ăn. giữa lúc

ấy, viên phân tri Thọ Xương đương sắp binh lính để ra khám quán Bạch Phượng

và bắt bỏ ngục cô hàng nước.

Nhị nương phỏng đoán không sai. Quang Ngọc và Phạm Thái không bị ngờ

vực, khi nàng đã trốn thoát ra ngoại ô. Chỉ riêng các thầy khóa đang hí hửng lên

ông cống là bị thất vọng, vì ngay trưa hôm ấy, có yết thị bãi thi cống sĩ và truyền

cho các thí sinh nội nhật ai Ở đâu phải về đó.

Năm hôm sau, viên quản và bốn viên đội làm phản bị điệu ra pháp trường xử

tử

Cho hay trờ đời vẫn thế, con người chỉ thích có sự biến đổi để mà xem. Sự

biến đổi ấy, họ coi như một tấn tuồng làm cho họ vui mắt, vui tai trong chốc lát.

Chẳng rứa mà trong số người đứng chờ xem hành hình, mấy ông đồ bàn tán nói

trên kia lại vui sướng được? ấy là họ thuộc phái phản đối lối thi cử của nhà Tây

Sơn đấy

Người Bắc thành Ở gần vua chúa lâu đời đã hầu hoàn toàn có tính cách phục

tòng, nên khi bọn binh lính quát mắng thì họ im ngay.

Một lát sau, tiếng loa, tiếng trống lớn, trống con từ phía đền Ngọc Sơn tiến

đến. Rồi quan tổng trấn VÕ Văn Dũng rời võng điều bước xuống. Đi dưới bốn cái

lọng xanh. Bốn vệ binh cầm bốn thanh kiếm trần đi dàn trước mặt.

Quan tổng trấn tính nóng như lửa và rất ư sự mau chóng. Vì thế, ngài vừa ngồi

xuống xập là chiêng trống nổi lên ngay.

Trong khoảnh khắc, năm cái đầu rơi trên chiếu cạp điều. Máy chảy lai láng,

chiến như nhuộm phẩm hồng. Rồi người ta bỏ năm cái đầu lâu vào năm cái giỏ tre

và treo lên cành cây Ở bên tháp Báo Thiên. Người đi xem vui cười bàn tán trên

đường về.