Tiêu Sơn Tráng Sĩ

Tiêu Sơn Tráng Sĩ - Chương 18: Sấm




Sáng sớm hôm sau, bốn người lên đường, Phạm Thái nhường hoàng phi cưỡi

con ngựa trắng giống ngựa thổ Bắc Kạn, thân nhỏ thấp và bốn chân tuy hơi thô,

nhưng rất thẳng và vững. Còn ba con kia sắc tía, bờm dài, đuôi dài, trong khi chạy,

cổ cất thẳng và những lúc người cưỡi kìm cương đứng lại, thì bốn vó nhỏ thon của

nó luôn luôn cuốc xuống đất và mũi nó hục hặc thở phì hơi. ĐÓ là hạng chiến mã,

giống Lạng Sơn ky sĩ phải có vẽ tốt, cương cứng mới trị nổi, tay non sẽ bị vật ngã

liền.

Song song đi hàng đôi và buớc một trên con đường đất đầy cỏ xanh ướt, bốn

con ngựa thỉnh thoảng gặp vũng nước động ngầm dưới cỏ sau trận mưa tối hôm

trước, làm cho nước vọt tung toé lên. Mưa bay đã tạnh hẳn. Nhưng tiết trời mỗi

lúc một thêm giá, nhất là gió bấc thổi lại càng mạnh khiến ai nấy chân tay lạnh

buốt. Nhị Nương bèn dừng lại Ở một cái quán bên đường để uống bát nước chè

tươi nóng và mở khăn gói lấy chiếc áo cà sa nâu dầy đưa hoàng phi mặc trùm ra

ngoài cho đỡ rét.

- Nam mô a di đà Phật? Hẳn nhà chùa đi đường xa.

- Sao cô hàng biết?

- Vì thấy nhà chùa cưỡi ngựa. Ở vùng này ít khi có các sư ông cưỡi ngựa đi

qua.

Hoàng phi lo lắng nhìn Nhị Nương. Phạm Thái thản nhiên đáp lại cô hàng:

- Phải, bần tăng nay đi ngựa cũng là một sự bất thường. Nguyên Phổ bác thiền

sư - vừa nói vừa trỏ hoàng phi - khi tới Kinh Bắc thì mỏi mệt quá, không đi được

nữa, may gặp công tử đây - chỉ Nhị Nương - là chỗ bạn tâm giao, công tử liền bỏ

tiền ra mua mấy con ngựa để cùng đi cho vui.

- Nam mô a di đà phật? Thật công tử có lòng quý hóa? Nhưng chư tăng đi tận

đâu?

Nghe cô hàng hỏi tỉ mỉ, Phạm Thái đưa mắt liếc Nhị Nương có ý bảo thầm

phải coi chừng, vì biết đâu cô hàng ta không là một tay thám tử. Chàng cho rằng

nếu đảng Tiêu Sơn biết dùng những hàng cơm, hàng nước làm nơi dọ thám, thì

triều đình cũng chẳng dại gì mà không biết dùng. Chàng tin sự phỏng đoán của

chàng là đúng, khi thoáng nghe có tiếng bẻ nứa Ở trong buồng bên đưa ra. Chàng

nghĩ thầm: "Thế nào cũng có thằng ghé mắt nhìn qua bức phên liếp kia?"

Tức thì chàng đứng dậy giục giã mọi người lên ngựa, và bảo ai nấy cùng ra roi

phóng nước đại, phi về phía Lạng Giang. Mãi khi vượt qua làng Bái một quãng xa

và sợ hoàng phi mệt nhọc, chàng mới kìm cương ngựa lại. Nhị Nương hỏi:

- CỚ sao hiền đệ vội vàng như thế?

Phạm Thái vẫn còn ngó lại phía sau:

- Hiền tỉ không ngờ vực điều gì?

- Ngờ vực thì có ngờ vực, nhưng cần gì phải quá hấp tấp đến thế?

Câu nói bình tĩnh của một người thiếu phụ khiến Phạm Thái lấy làm tự hổ thẹn

về cử chỉ của mình. Chàng nói chữa:

- Nhưng mà tế ngựa một lúc trong người cũng thêm ấm được một chút, có phải

thế không, tâu lệnh bà?



Hoàng phi mỉm cười an ủi:

- Phải đấy. Nhưng chị đã dặn các em chỉ nên gọi theo đạo hiệu của chị mà

thôi Các em nên biết tai vách, mạch rừng, ta phải phòng bị luôn mới được. Vậy từ

giờ trở đi bất cứ chỗ đông người, hay Ở chỗ vắng, chị là Phổ Bác thiền sư còn công

tử thưa công tử tên họ gì tôi quên bẵng mất rồi.

Nhị Nương cười lớn, cố làm bộ dạng đàn ông thò tay vào bọc lấy tín bài mà

nó i răng :

- Bạch thiền sư tôi cũng quên bẵng mất, để còn phải tra cứu lại mới được.

Rồi nàng cầm tín bài đọc:

- Nguyễn Đức Minh, hăm nhăm tuổi, người làng Đông Phú, huyện Đông

Ngàn... CÓ thế mà mãi không thuộc.

Mọi người cười rộ.

CÓ tiếng đâu đó cười theo. Ai nấy kinh ngạc nhìn nhau. Một người tuy đầu râu



đã bạc, nhưng còn vẽ tráng kiện, da dẻ hồng hào, cười lừa từ bên sườn đồi đi

xuống, gọi:

- CÓ phải Chiêu đấy không?

Phạm Thái nhìn Nhị Nương, mà trong lòng lo sợ, bất giác thò tay vào bọc rút

dao. Người kia nói tiếp luôn?

- CÓ phải Chiêu Trung... Con quan Bạch Hạc Hầu... đó không?

Phạm Thái nghe giọng lè nhè thì đoán biết rằng ông già say rượn và lầm Nhị

Nương với ông Chiêu nào đó... Tức khắc chàng tra kiếm vào vỏ, vui mừng đáp lại:

- Dám xin lão trượng cho biết quý tính đại danh để lũ bần tăng được hầu

chuyện.

ông lão như không nghe rõ lời Phạm Thái, cho lừa bước lại gần bên Nhị

Nương mà nói rằng:

- Công tử đi chơi đâu với chư tăng thế?... lại rủ nhau lên Lạng giăng nhắm

rượn với thịt cầy chứ gì ? Cho lão phu đánh chén với nhé?

- A di đà phật?

Câu niệm phật của hoàng phi khiến ông già quay lại ngắm nghía, rồi nói:

- Chẳng hạn như sư ông đây vừa trẻ tuổi vừa đẹp trai... đẹp hơn con gái đấy,

mà bảo giới được tửu, giới được sắc thì lão phu... xin cam đoan chừa rượn... chừa

làm thơ... chừa tuốt... Chư tăng cùng công tử chắc cho lão già lắm rồi... Kỳ thực


lão mới năm mươi nhăm tuổi... Đầu lão bạc, râu lão bạc... là vì lão lo buồn nhiều

quá lo buồn về việc... việc nước...

Hoàng phi mỉm cười đáp:

- Lão trượng lo buồn việc nước mà rượn cứ chén tì tì được?

- ấy uống để quên. Nhưng về nhà lão chơi đã. Lão ra đón công tử từ sáng, vì

chắc thế nào công tử cũng qua đây.

Nhị Nương lễ phép xuống ngựa đáp:

- Thưa lão trượng, lão trượng nhầm rồi. Tôi có là ông chiêu ông ấm nào đâu.

Tôi là... là Nguyễn Đức Minh người huyện Đông Ngàn đây mà?



- Thế à? Thế ra công tử không phải ông Chiêu Trung, con quan Bạch Hạc Hầu

là bạn đồng khoa với lão phu. Nhưng không sao cứ về chơi đánh chén đã? Lâu nay

lão phu không có tri kỷ... uống rượn một mình buồn lắm?

Phạm Thái có vẻ ngẫm nghĩ Bỗng chàng hỏi ông lão:

- Dám hỏi tôn ông, tôn ông có phải là Phạm tiên sinh đâu tiến sĩ về đời Cảnh

Hưng không?

ông lão dương mắt đăm đăm nhìn Phạm Thái:

- Không, tôi họ Trần, chứ không phải họ Phạm, tuy tôi có đậu tiến sĩ, nhưng

thưa chư tăng cùng công tử, cái tiến sĩ ngày nay không quý bằng một bình rượn

ngon, hay một cái đùi chó thui vừa chín tới.

Dút lời, ông lão cất tiếng cười oang oang tỏ cho mọi người biết rằng mình còn

khỏe mạnh chẳng kém gì trai trẻ. Rồi ông ta nói tiếp:

- Ý chừng các ngài muốn hỏi thăm ông thầy số tướng thiên văn, địa lý Phạm

Quảng Văn người làng Hoàng Mai?

- Vâng.

- Còn tôi đây chỉ là Trần Lý người trấn Sơn Nam.

ông ta giơ tay trỏ lên một trái đồi:

- Nhưng không sao, xin mời chư tăng cùng công tử cứ đến chơi, nhà lão phu

kia rồi.

- Vậy xin vâng.

Năm người cho ngựa và lừa đi buớc một leo lên đồi. Bỗng một đứa trẻ nằm

ngửa phơi nắng trên lưng trâu vỗ bụng mà hát rằng:

Mặt trời sắp lặn sau đèo

Hỡi người hếlm củi hãy theo vào rừng.

Đem dao, cùng búa, cùng thừng.

Chặt cây cao nhỏ, xin đừng cây to.


Nhị Nương hỏi Trần Lý:

- Thế nghĩa là gì, dám thưa lão tiên sinh?

Phạm Thái nói:

- Trẻ chăn trâu nó hát nghêu ngao còn tìm hiểu nghĩa làm gì cho mệt trí.

Trần Lý suy nghĩ đọc nhẩm lại bốn câu ca vừa lắng tai nghe được:

Mặt trời sắp lặn sau đèo

Hỡi người hếlm củi hãy theo vào rừng.

Đem dao, cùng búa, cùng thừng.

Chặt cây cao nhỏ, xin đừng cây to.

Bỗng ông ta cười phá lên, bảo mọi người:

- Sấm rồi? câu sấm rồi? Thôi lại anh nào trong đám trung thần nhà Lê đặt ra đó

thôi Mà biết đâu lại không chính anh Phạm Quảng Văn là tác giả câu hát ấy.

Bấy giờ bốn con ngựa và lừa của chủ nhân đã leo đến một nếp nhà tranh làm Ở

một nơi đất bằng, rộng độ hai sào, chung quanh trông thông cùng dương liễu, Trần



Lý xuống lừa mời:

- Rước chư tăng với công tử vào chơi...

Rồi quay sang tiểu đồng:

- Chú Thiện? pha nước uống nhé?

Một câu bé đầu đội trái đào, chừng mười bốn, mười lăm tuổi chạy ra, chắp tay

nol:

- Thưa thầy, có ông tú Mỹ Cầu đánh cá Ở đầm Phan Trì được hai con chép lớn,

đem đến biếu thầy.

Trần Lý cất tiếng cười ha hả:

- Hay? Hay lắm? Quý khách đến chơi, nhà lại có người cho cá ngon...

ông quay ra nói với Phạm Thái:

- Cá chép đầm Phan Trì có tiếng là ngon lắm đấy bạch hai sư ông.

Nghiễm nhiên Phạm Thái hỏi lại:

- Nhưng lão tiên sinh có rượn ngon không?

- Rượn ngon thì không thiếu, chỉ lo chư tăng cùng công tử không có sức uống.

Vậy chú Thiện, chú đi tìm cho thầy anh trò nào khéo làm gỏi đến giúp thầy một

tay nhé. Chả mấy khi có gỏi tươi như thế này để thết các vị thiền sư. Nhưng đun

nước pha trà ngay đã, các quý khách chắc hẳn rét lắm đấy.

Người nào người ấy tìm gốc thông buộc ngựa rồi đi vào trong nhà ngồi nghĩ

- Chú đừng quên lấy thóc cho ngựa các quý khách ăn nhé?

Một lát sau, thiểu đồng bưng nước lên. Bà hoàng phi uống luôn hai chén chè

tươi nóng và thơm, thấy trong người ấm áp dễ chịu, mỉm cười nhìn Nhị Nương.

Nhưng Nhị Nương giữ vẻ mặt tư lự, hỏi Trần Lý:


- Thưa lão tiên sinh, tôi vẫn không nghĩ ra được nghĩa huyền bí của câu sấm

lúc nãy?

Trần Lý cười lớn:

- Thì làm gì có sấm, sét kia chứ. Tôi đã bảo họ đặt ra đẻ xui giục lòng dân mà

thôi HỌ cố làm cho câu hát lờ mờ, huyền bí, khiến ai đọc đến cũng phải đoán ra

một nghĩa riêng. Thí dụ câu hát này chúng ta thử cùng nhau tán lấy một nghĩa mà

xem. Câu đầu:

"Mặt trời sắp lặn sau đèo "

Thì ta có thể cho là phương tây. Mặt trời sắp lặn chả là phương tây thì còn là gì.

Còn như đèo thì ta có thể cho là núi. Vậy câu đầu tức trỏ "Tây Sơn ". Hơn nữa, hai

chữ "sắp lặn " lại là sắp mất. Tóm lại sáu chữ ấy chỉ nghĩa "nhà Tây Sơn sắp

mất ". Kế đến hai câu sau:

"Hỡi người hếam củi hãy theo vào rừng

"Đem dao cùng búa cùng thừng "

thì có lẽ chẳng có nghĩa gì, mà chỉ là hai câu đưa đẩy. Nhưng ta có thể tán rằng

"người hếhm củi " đây là trung thần nghĩa sĩ, và "theo vào rừng " là theo nhà Lê.

Và trong chữ Lê cũng có chữ dao. Câu sau rốt:


"Chặt cây cao nhỏ, xin đừng cây to. "

Thì hẳng có nghĩa là diệt Tây Sơn. Vì "cao nhỏ " là tiểu, ngột: hai chữ tiểu, ngột

chắp lại thành chữ Quang, Quang đây không là Quang Trung, Quang Toản thì các

ngài còn bảo Quang gì? ĐÓ là tôi giảng theo ý riêng của tôi. Công tử cùng chư

tăng giảng theo một nghĩa khác. Cũng không ai cấm.

Dút lời, ông ta cười ha hả. Phạm Thái và Nhị Nương phục Trần Lý lắm. Chủ

nhân lại nói tiếp:

- Câu sấm ấy kể cũng tầm thường. Mà sấm như thế, một lúc tôi có thể đọc vài



chục câu, chẳng hạn:

"Ra đầm đánh cá về xơi,

"Béo thời là gỏi, gầy tới kho tương ".

Cả năm người cùng cất tiếng cười vang. Trần Lý nói:

- Biết đâu tán rộng ra, câu ấy lại không có nghĩa thế. Nhưng kìa ai đến chơi?

Một người chống gậy từ trên đồi đi lên.

Ai nấy nhìn xuống; Phạm Thái hỏi Trần Lý:

- CÓ phải Phạm Quảng Văn đấy không, thưa lão trượng?

- Không phải.

Vừa nói, ông lão vừa đứng dậy chạy vội ra sân:

- Xin kính chào quan Bạch Hạc Hầu? May mắn cho đệ biết bao, hâm nay lại

được đại nhân chiếu cố đến chơi.

Người mới tới tuổi đã cao lắm, vào khoảng gần bảy mươi, đứng lại thở rồi

mỉm cười bảo Trần Lý:

- Tôi đến đây xin hiền hữu tha lỗi cho cháu Trung. Sáng nay tôi có chút việc

cần phải nhờ đến cháu đi giúp, nên cháu không lại hầu hiền hữu được... Xin để khi

khác cháu đến tạ tội.

Bạch Hạc Hầu vái chào nói tiếp:

- Thôi, lại xin cáo từ hiền hữu tôi về.

Trần Lý giữ thế nào cũng không được, đành phải tiễn khách xuống chân đồi,

rồi trở lên lắc đầu phàn nàn:

- ông lã thật thà quá? Đi năm sáu dặm đường, trèo hai, ba quả đồi chỉ cốt báo

cho mình biết rằng ông Chiêu Trung không đến chơi được.

Hoàng Phi khen:

- Người thủ tín đến thế.

Nhị Nương nói:

- Nhưng bạch sư ông sao không sai người nhà đi?

Trần Lý cười:

- ấy, Bạch Hạc Hầu vẫn có tính quá cẩn tín như thế đấy. Một lần, chúng tôim

ấy anh em hẹn hôm sau lên họp nhau uống rượn làm thơ Ở trên ngọn đồi Phúc

Long. Chẳng may đêm hôm ấy, mưa như tầm tã, rồi sáng hôm sau vẫn chưa tạnh.

Tưởng chẳng còn ai đến họp nữa, mà tôi cũng không đến. CÓ ngờ đâu Bạch Hạc

Hầu sắn quần chống gậy mà tới nơi.hẹn. Sau về, cụ ốm mất gần nửa tháng, chúng

tôi phải cắt nhau đến phục dịch thuống thang cho cụ.

Phạm Thái phàn nàn:

- Thế thì câu nệ quá nhỉ?

Người nhà bưng mâm gỏi lên. Chủ bèn mời khách vào dự tiệc. Riên chú tiểu

giữ lễ không dám ngồi. Trần Lý cười nói:

- Bày vẽ, đời này không nên kể tôn ti trật tự gì nữa? Chỉ có hai hạng người:

Người anh hùng với người... không anh hùng. Vậy thì xin lỗi hai sư ông cứ gì là

tiểu mà không phải bực anh hùng.

Phạm Thái quên hẳn mình đương mặc bộ áo cà sa cả tiếng cười vang, nói lớn:

- Khảng khái thay lời của lão anh hùng Trần tiên sinh. Vậy chú Thận, sư ông

xá lỗi cho phép chú được hầu rượn lão tiên sinh cùng quý công cử đây.

Rồi năm người cùng ngồi lên giường uống rượn trò chuyện vui vẻ. Nhưng Nhị

Nương vẫn không quên đưa mắt ra bảo Phạm Thái phải giữ gìn, chớ nên quá chén.