Thuyền Đêm Bến Vắng

Họ hàng xa (1)




Lời nhắn: Phần bổ sung này chợt nảy ra trong đầu khi viết “sẽ”, có thể coi như thế giới song song của họ. Bên trong có tình tiết cưỡng hiếp, nói trước để tránh lôi. Tôi sẽ ghi chú trong chương, chị em nào không thể chấp nhận được thì đừng đọc. Bạn nào có tư tưởng tình dục thuần khiết, không thích không thể chấp nhận cũng đừng vào mắng tôi nha hu hu hu. (Ôm đầu)

------

Lần đầu tiên Vãn Chu gặp Giang Độ là ở chùa Liên Hoa.

Chùa Liên Hoa là ngôi chùa địa phương lớn nhất ở Bắc Thành, hàng năm hương khói đầy ắp, lượng người đến xin xăm nối liền không dứt, nghe nói rất linh nghiệm.

Khi đó, Vãn Chu mới chuẩn bị bước vào lớp mười, mười lăm tuổi, độ tuổi mà nụ hoa còn chưa hoàn toàn nở rộ.

Gia đình Vãn Chu sống tại một huyện nhỏ phía nam, cuộc sống cứ trôi qua bình bình. Nếu mọi chuyện cứ tiếp tục như thế này thì hẳn sẽ ổn.

Vào năm cô học lớp chín, cha cô, Nhậm Khang, bị bạn bè rủ rê đầu tư mở một nhà máy.

Nhậm Khang không biết nhiều về kinh doanh, nhưng ông rất tin tưởng vào cái bánh lớn do bạn bè vẽ ra, nên đã lấy một nửa số tiền tiết kiệm của gia đình để đầu tư vào đó, pháp nhân của công ty cũng do ông đứng tên.

Cuối cùng nhà máy phá sản và đóng cửa, công nhân đến tận cửa đòi lương nhưng bạn bè đều bỏ trốn, còn Nhậm Khang không chạy được vì ông là pháp nhân.

Ông bị đưa ra tòa, nợ đến tận sáu, bảy triệu tệ và hoàn toàn không có khả năng chi trả. Với gia đình họ, đây là một số tiền cực kỳ lớn.

Lúc ấy, gia đình giấu cô chuyện này cho đến ngày cô đi thi kỳ thi tuyển sinh cấp ba về nhà và nhìn thấy cửa nhà mình bị tạt sơn đỏ, hàng xóm chỉ trỏ. Khi cô bước vào thì thấy nhà đã bị đập phá tan tành.

Cuối cùng cô cũng biết, chỉ có điều cô không thể làm gì được.

Nhưng rồi Nhậm Khang cũng bỏ trốn. Thật ra ông không được xem là một người cha tốt. Ông chạy trốn, để lại một cục diện rối rắm.

Ông bỏ lại đôi mẹ con bơ vơ không nơi nương tựa.

Mùa hè năm ấy Vãn Chu không cảm nhận được sự thư thái sau khi kết thúc kỳ thi, bởi ngày nào cô cũng phải ra ngoài làm đủ thứ công việc bán thời gian: sáng sớm bốn giờ giao sữa, giữa trưa dưới cái nắng gay gắt bốn mươi độ phát tờ rơi ở vỉa hè, đêm khuya làm phục vụ tại các quầy hàng và quán đồ nướng ở ngã tư đường.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Tối đến, cô về nhà đếm xem hôm nay mình đã kiếm được bao nhiêu tiền, đã trả hết được bao nhiêu nợ. Hơn nữa, cô còn phải lo lắng đề phòng trước sự quấy rối thường xuyên của những nhân viên lừa đảo.

Dẫu vậy thì vẫn chỉ như muối bỏ biển.

Vãn Chu cứ sống như thế ngày qua ngày.

Cho đến một ngày nọ, Giang Yến, mẹ của Vãn Chu, đột nhiên dẹp bỏ vẻ mặt đau khổ thường ngày, ăn mặc đổi khác và nói với cô rằng họ sẽ cùng nhau đi một chuyến đến Bắc Thành.

Lúc đó Vãn Chu đang chuẩn bị ra ngoài phát tờ rơi, ông chủ nói hôm nay số lượng tờ rơi tương đối nhiều nên bảo cô ra ngoài phát sớm, nếu không làm xong sẽ không được trả công.

Vãn Chu lấy làm lạ tự hỏi tại sao gia đình họ phải đi.

Giang Yến chỉ đáp Đi rồi con sẽ biết cùng với một ánh mắt quyết tâm rằng con phải đi.

Vãn Chu thấy thế chỉ có thể bất lực xin ông chủ phát tờ rơi cho nghỉ phép, nói rằng hôm nay nhà có việc nên không thể đi làm, ngày mai cô sẽ phát gấp đôi tờ rơi.

Ông chủ còn đang hùng hổ chửi bới bên đầu kia điện thoại.

Cô không muốn nghe, bèn lập tức cúp điện thoại.

Khi lên tàu lửa, cô nhận ra Giang Yến đến Bắc Thành để vay tiền.

Trước khi kết hôn với Nhậm Khang, Giang Yến từng sống ở Bắc Thành.

Bà có đôi chút mối quan hệ với gia đình họ Giang ở Bắc Thành. Bà là họ hàng xa của người đứng đầu hiện tại của nhà họ Giang, Giang Học Chân.

Vài ngày trước, Giang Yến nhận được tin nhắn từ mẹ mình rằng nhà họ Giang đang định mở đàn cầu phúc ở chùa Liên Hoa trong mấy ngày tới và thông báo cho tất cả những người thân cùng đến tham gia nếu có thể, càng có nhiều người, càng chân thành thì sẽ càng hiệu nghiệm.

Giang Yến cũng muốn nhân cơ hội này để xem thử liệu có người thân tốt bụng nào có thể giúp đỡ họ không.

Khi nghe câu chuyện này, Vãn Chu khẽ nhếch môi như giễu cợt, quả là quá thật thà. Nếu một người khác họ như cô đến cầu phúc thì không biết Phật tổ mà nhà họ Giang khai đàn có thể chứng cho nguyện vọng của cô hay không.

Bạn đang đọc bản chuyển ngữ thuộc về allinvn.net

Sau khi tàu đến Bắc Thành, Giang Yến đưa cô đến thẳng chùa Liên Hoa.

Nhà họ Giang nói con cháu có thể vào thiền thất của chùa Liên Hoa ở tạm, họ đã sắp xếp ổn thoả, không cần lo lắng về vấn đề ăn ở.

Ngày đầu tiên, một số họ hàng xa vẫn chưa đến, nên nhà họ Giang không thông báo gì, chỉ bảo mọi người cứ nghỉ ngơi cho thật tốt.

Vãn Chu tuỳ ý đi dạo ở chùa Liên Hoa chốc lát.

Phải nói, chùa Liên Hoa xứng đáng là ngôi chùa cổ nghìn năm, cực kỳ cổ kính và bình dị. Sau này nghe nói có người đã tài trợ cho việc trùng tu chùa, giúp cho những người mộ đạo có thêm hàng chục tượng Phật để cúng bái.

Con đường trúc xuyên qua nơi tĩnh mịch, Vãn Chu vô tình rẽ vào đền Tam Thế Phật tại đây.

Cô đọc lời giới thiệu tóm tắt trên tấm bảng ở lối vào: “Tam Thế Phật, tượng trưng cho chư Phật của ba phương gồm Trung Tâm, Đông và Tây. Phương Đông là thế giới Tịnh Lưu Ly của Phật Dược Sư, ở giữa là thế giới Sa Bà của Phật Thích-ca Mâu-ni, phương Tây là thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà.

Cô nhìn vào trong điện và thấy một chàng trai trẻ đang ngồi xếp bằng trên tấm bồ đoàn bên dưới bức tượng Thích-ca Mâu-ni ở chính giữa.

Rõ ràng đã vào giữa hè nhưng anh lại mặc một chiếc áo sơ mi vải lanh dài tay theo kiểu Tôn Trung Sơn, cùng với chiếc quần ống rộng bằng cotton pha trộn vải lanh.

May mắn thay, ngôi chùa rất mát mẻ nên trông anh không có vẻ khác người khi mặc thế này.

Đôi mắt anh nhắm nghiền, lưng thẳng, hai tay buông thõng tự nhiên như đang thiền định.

Chỉ cần nhìn anh cũng có thể xoa dịu trái tim bồn chồn của cô.

Vãn Chu nghĩ anh không giống tăng nhân trong chùa, hơn nữa hiện tại chùa Liên Hoa về cơ bản đã đóng cửa, chỉ cho người nhà họ Giang ra vào.

Cô thầm nghĩ có lẽ anh cũng là một trong những họ hàng của nhà họ Giang.

Vãn Chu lặng lẽ đứng ngoài cửa nhìn một lúc, không muốn quấy nhiễu anh. Đang chuẩn bị quay người rời đi thì trong tiếng ve sầu mùa hạ vô tận, cô nghe thấy người đàn ông ấy mở lời.

“Nếu đã đi ngang qua Phật tổ, tại sao không bước vào vái lạy?”